Virus Rubella, tính chất, chẩn đoán và biện pháp phòng ngừa

Virus Rubella là gì?

Virus Rubella gây bệnh rubella. Bệnh rubella được hai bác sĩ người Đức đã mô tả lần đầu vào giữa thế kỷ 18 và có thể bị nhầm lẫn với bệnh sởi nên còn có tên là bệnh sởi Đức, hoặc bệnh sởi trong ba ngày. Đầu tiên, rubella được xem như một bệnh ngoại ban nhẹ, rất thường gặp ờ trẻ em và thanh niên với đặc điểm kèm theo là sốt cấp tính, sưng hạch lympho dưới chẩm và tai sau. Năm 1941 một bác sĩ nhãn khoa người Australia là Sir Norman Gregg đã phát hiện ra các ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh đối với thai nhi khi bà mẹ bị nhiễm virus lúc mang thai, đó là các dị dạng bẩm sinh và những biểu hiện chậm phát triển tâm thần. Virus được phân lập vào năm 1962, từ đó đã có những hiểu biết ngày càng sâu sắc về virus và bệnh rubella.

Virus Rubella
Virus Rubella

Phân loại

Virus Rubella thuộc họ Togaviridae, là thành viên duy nhất của giống virus Rubi. Virus Rubella được xếp vào nhóm virus Toga dựa trên đặc điểm hình thái học, sinh lý và hóa học nhưng rubella không được truyền qua loài côn trùng tiết túc. Có thể coi virus Rubella là một virus Paramyxo trên cơ sở dịch tễ học, do cách truyền bệnh qua niêm mạc đường hô hấp.

Tính chất virus

Cấu trúc

Virus Rubella có đặc điểm của các virus thuộc họ Togaviridae, cấu trúc nucleocapsid đối xứng hình khối 20 mặt, đường kính 40-70nm với 32 capsomer. Virus có màng bọc lipoprotein với các gai bề mặt dài 5-8nm. Bộ gen virus là một sợi RNA đơn mang cực tính dương. Các virion không có men polymerase.

Tính kháng nguyên

Virus Rubella chi có một týp kháng nguyên. Kháng nguyện ngưng kết hồng cầu nằm trong các gai bề mặt. Virus gây ngưng kết được một số loại hồng cầu như hồng cầu gà con một ngày tuổi hoặc hồng cầu người nhóm o đã được xử lý bằng trypsin.

Tính đề kháng

Vì có màng bọc lipid nên virus Rubella bị bất hoạt bời các chất tẩy, dung môi hữu cơ (ether), tia cực tím và nhiệt độ lớn hơn 60°c. Virus bền vững hơn trong huyên dịch protein và MgSC>4, được bảo quản tốt ở -70°c.

Nuôi cấy

Từ năm 1962 người ta đã nuôi cấy được virus Rubella trên tế bào thận khỉ xanh Châu Phi nguyên phát và trong màng niệu đệm. Ngày nay virus còn được nuôi cấy trên các dòng tế bào nuôi cấy mô nguyên phát từ các loài động vật khác nhau như tế bào khỉ (BSC-1, Vero) hoặc tế bào thỏ (RK-13, SIRC).

Khả năng gây bệnh

Bệnh rubella có hai dạng lâm sàng: bệnh rubella mắc phảihội chứng rubella bẩm sinh.

Bệnh rubella mắc phải

Sinh bệnh học và bệnh học

Virus Rubella nhiễm vào người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh qua niêm mạc đường hô hấp trên. Virus nhân lên ở biểu mô hô hấp và ở hạch cổ. Sau 5-7 ngày bệnh nhân bị nhiễm virus huyết và tình trạng này kéo dài đến khi xuất hiện kháng thể (khoảng ngày 13-15 sau nhiễm). Virus theo dòng máu đến các vị trí xa như mô lympho, da và những cơ quan khác. Sự xuất hiện kháng thể cùng lúc phát ban chứng tỏ phát ban là hệ quả của phản ứng kháng nguyên – kháng thể diễn ra ở thành mạch. Sau phát ban, vẫn phát hiện được virus ở mũi hầu trong vài tuần (xem hình dưới). Khoảng 25% số ca nhiễm lần đầu không có triệu chứng lâm sàng.

bệnh Rubella tiên phát
Sự thay đổi lượng kháng thể trong cơ thể theo thời gian bệnh

 

Diễn tiến tự nhiên của bệnh rubella tiên phát: sự xuất hiện virus và đáp ứng kháng thể.

Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ phụ nữ mang thai có đáp ứng miễn dịch với Rubella là khoảng hơn 70%, rất hiếm gặp hội chứng Rubella bẩm sinh.

Lâm sàng

Sau thời kỳ ù bệnh từ 14 -21 ngày, bệnh rubella thường khởi phát với triệu chứng mệt mỏi, sốt nhẹ và cùng ngày xuất hiện phát ban dạng sởi. Ban đầu có mụn nước xuất hiện đầu tiên ở mặt rồi lan ra khắp thân mình và tứ chi. Điểm đặc biệt của bệnh rubella là có hạch dưới chẩm và sau tai, cơn phát ban rất ít khi kéo dài hơn ba ngày và không có nốt phát ban đặc hiệu. Trừ khi đang có dịch, khó chẩn đoán được bệnh trên lâm sàng vì nốt phát ban do bệnh rubella giống như nốt phát ban do các virus đường ruột khác.

Người lớn, đặc biệt là phụ nữ thường bị đau cơ thoáng qua và viêm khớp do phức hợp kháng nguyên-kháng thể. Viêm khớp do bệnh rubella không phải là căn nguyên của bệnh viêm khớp dạng thấp dù có một số điểm tương đồng (đều là hệ quả của phản ứng kháng nguyên-kháng thể). Các biến chứng ít gặp là xuất huyết giảm tiểu cầu và viêm não.

Miễn dịch

Kháng thể rubella xuất hiện trong huyết thanh bệnh nhân khi nốt ban mờ dần, hiệu giá kháng thể tăng nhanh vào 1-3 tuần tiếp theo. Kháng thể IgM xuất hiện trước và không tồn tại quá 6 tuần sau khi mắc bệnh. Việc phát hiện được kháng thể rubella IgM trong một mẫu huyết thanh duy nhất lấy vào thời điểm hai tuần sau phát ban chứng tỏ mới nhiễm virus Rubella. Kháng thể rubella lớp IgG thường tồn tại suốt đời.

Bệnh nhiễm tự nhiên gây miễn dịch suốt đời vì virus chỉ có một typ kháng nguyên duy nhất. Người mẹ có đáp ứng miễn dịch sẽ truyền kháng thể rubella cho con lúc mang thai, trẻ sơ sinh được kháng thể mẹ bảo vệ trong 4-6 tháng đầu tiên.

Chẩn đoán phòng thí nghiệm

Chẩn đoán lâm sàng bệnh rubella ít có giá trị vì nhiều bệnh nhiễm virus có triệu chứng tương tự như triệu chứng bệnh rubella. Phòng thí nghiệm giúp xác định chẩn đoán bằng cách phân lập virus hoặc dựa vào dấu hiệu chuyển đổi huyết thanh (seroconversion).

Phân lập và định danh virus

Bệnh phẩm tốt nhất là  họng hoặc mũi hầu trong vòng 3-4 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng. Rubella tạo CPE không rõ trong hầu hết các dòng tế bào cảm thụ. Có thể phát hiện kháng nguyên virus trên tế bào sau khi cây trong ống nghiệm 3-4 ngày bằng kháng thể huỳnh quang. Trên thực tế ít dùng phương pháp phân lập virus trong chẩn đoán thường quy của phòng thí nghiệm vì giá thành cao, tốn kém nhiều công sức và thời gian (mất hai tuần).

Huyết thanh học

Phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu (HI) là một thử nghiệm huyết thanh chuẩn để chẩn đoán bệnh rubella. Tuy nhiên, phải xử lý huyết thanh trước khi tiến hành phản ứng để loại bỏ chất ức chế không đặc hiệu. Thử nghiệm ELISA có ưu điểm hơn vì không cần xử lý huyết thanh trước và có thể phát hiện được cả kháng thê IgM đặc hiệu.

Sự phát hiện kháng thể IgG chứng tỏ có miễn dịch với virus Rubella vì virus chỉ có một týp huyết thanh duy nhất. Việc xác định chính xác tình trạng nhiễm rubella mới xảy ra có tầm quan trọng đặc biệt đối với phụ nữ có thai. Chẩn đoán xác định dựa trên sự gia tăng hiệu giá kháng thể IgG giữa hai mẫu huyết thanh lấy cách nhau 10 ngày, hoặc phải phát hiện được kháng thể IgM đặc hiệu trong một mẫu huyết thanh duy nhất.

Thử nghiệm huyết thanh học xác định kháng thể rubella rất quan trọng để chẩn đoán bệnh rubella, do đó đã xuất hiện một loạt bộ kít chẩn đoán khác nhau được thương mại hóa. Ngay chính người bệnh cũng khó có thể xác định một cách chắc chắn là đã từng bị nhiễm virus Rubella hay chưa vì bệnh thường không có triệu chứng lâm sàng hoặc nốt phát ban có dạng giống nốt phát ban do nhiễm các virus khác.

Dịch tễ học

Bệnh rubella lưu hành khắp thế giới. Người là ký chủ duy nhất của virus Rubella. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng cao điểm vào mùa xuân. Dịch xảy ra mỗi 6-10 năm, đại dịch bùng phát mỗi 20-25 năm. Bệnh được truyền qua đường hô hấp nhưng rubella không có tính lây nhiễm cao như bệnh sởi. Việc sử dụng vaccin rubella đã thanh toán được dịch bệnh ở một số quốc gia trên thế giới.

Điều trị

Rubella là một bệnh nhẹ tự giới hạn và không có điều trị đặc hiệu.Bệnh rubella được chẩn đoán từ phòng thí nghiệm ở những phụ nữ mang thai 3-4 tháng hầu như chắc chắn gây nhiễm cho thai nhi. Chích tĩnh mạch globulin miễn dịch cho mẹ không bảo vệ được thai khỏi nhiễm rubella vì thường không kịp dùng globulin trước khi có nhiễm virus huyết.

 Phòng ngừa và kiểm soát

Đã có vaccin rubella sống giảm độc lực từ năm 1969. Vaccin ở dạng đơn lẻ hoặc liên kết với vaccin sởi và quai bị. Virus trong vaccin nhân lên trong cơ thể và phát tán với số lượng nhỏ nhưng không truyền cho những người tiếp xúc. Trẻ đã được chích ngừa không còn là nguy cơ cho người mẹ, những người cảm thụ và phụ nữ mang thai. Trái lại, trẻ chưa được chích ngừa có thể mang virus hoang dại (gây bệnh) về nhà và lây cho những người khác trong gia đình nếu họ chưa có kháng thể rubella. Chích ngừa tạo đáp ứng miễn dịch suốt đời ờ 95% số người được dùng vaccin.

Vaccin an toàn nhưng đôi khi gây một số tác dụng phụ. Tré em có thể sốt nhẹ, sưng hạch và phát ban thoáng qua nhưng không có tác dụng phụ kéo dài. Ờ người lớn, chi có một tác dụng phụ có ý nghĩa là đau khớp. Đổi với những phụ nữ sau tuổi dậy thì, 1/3 số người được chích ngừa bị đau cơ và viêm khớp tự giói hạn.

Ở Hoa kỳ bệnh rubella được kiểm soát bằng cách chích ngừa bắt buộc cho trẻ từ 1-12 tuổi, chích ngừa chọn lọc cho thanh niên và phụ nữ trong tuổi sinh đẻ. Việc chích ngừa làm giảm tần suất mắc bệnh rubella từ khoảng 70.000 ca trong năm 1969 xuống chi còn vài trăm ca vào thời điểm hiện nay.

Vaccin rubella có thể qua nhau và nhiễm cho thai nhi nhưng không gây quái thai. Theo một nghiên cứu, trong số hơn 200 trẻ sinh ra từ những bà mẹ được chích ngừa vaccin rubella lúc mang thai chỉ có 2% trẻ nhiễm không triệu chứng và không có trường hợp nào bị bệnh rubella bẩm sinh.

Chống chỉ định dùng vaccin rubella cho những người bị suy giảm miễn dịch vì đây là vaccin sống.

Hội chứng Rubella bẩm sinh

Hội chứng rubella bẩm sinh là hậu quả của tình trạng nhiễm rubella từ trong bụng mẹ. Đây là một hội chứng lâm sàng với đặc điểm là có dị dạng và dị tật ờ nhiều cơ quan của thai nhi do virus nhiễm từ mẹ tồn tại dai dẳng trong thai nhi.

Sinh bệnh học và bệnh học

Người mẹ mang thai mắc bệnh rubella bị nhiễm virus huyết, virus qua nhau và nhiễm vào một số tế bào thai nhi; hiện tượng này xảy ra ở người mẹ mắc bệnh khoảng một tuần trước khi nổi ban và kéo dài vài ngày sau khi phát ban. Virus không hủy hoại tế bào nhưng ức chế khả năng phân chia tế bào, làm chậm mức độ tăng trưởng và làm giảm số lượng tế bào trong các cơ quan của thai nhi, làm giảm tính đàn hồi, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cơ quan, dẫn đến nhiều bất thường về cấu trúc, gây dị dạng cho thai nhi.

Thời điểm phôi thai bị nhiễm quyết định mức độ quái thai: nhiễm càng sớm càng nguy hiểm cho thai nhi, nhiễm vào tam cá nguyệt đầu tiên sẽ nguy hiểm hơn cả. Nhiễm vào tháng đầu tiên của thai kỳ gây dị dạng cho 50% số trường hợp trong khi chỉ có khiếm khuyết ở khoảng 20% số trẻ bị nhiễm vào tháng thứ hai và 4% số trẻ bị nhiễm vào tháng thứ ba của thai kỳ. Trẻ ít bị dị dạng nếu mẹ bị nhiễm virus Rubella sau tuần thứ 18 của thai kỳ. Những người mẹ nhiễm virus Rubella không triệu chứng cũng có thể gây dị dạng cho trẻ. Ngoài ra, nhiễm rubella còn có thể gây sẩy thai tự nhiên hoặc làm thai chết lưu.

Nhiễm rubella trong tử cung làm cho virus tồn tại dai dẳng ở trẻ sơ sinh. Ngay sau khi trẻ ra đời đã có thể dễ dàng phát hiện virus trong chất tiết họng, các cơ quan, dịch não tủy, nước tiểu và phết âm đạo của trẻ. 80-90% số trẻ sơ sinh mắc bệnh có virus dương tính. Sự xuất tiết virus có thể kéo dài 12-18 tháng sau sinh nhưng mức độ phát tán giảm dần theo thời gian.

Lâm sàng

Các thể lâm sàng của hội chứng rubella bẩm sinh có thể xếp thành ba nhóm chính:

  • Ảnh hưởng thoáng qua cho trẻ.
  • Biểu hiện lâu dài có thể nhận biết được ngay từ lúc mới sinh hoặc trong năm đầu tiên của cuộc sống.
  • Phát triển tâm thần bất thường vào lúc nhỏ tuổi hoặc thời thanh niên.

Những khiếm khuyết lâu dài thường gặp nhất là bệnh tim bẩm sinh (hẹp động mạch chủ và động mạch phối, hẹp van phổi và thiếu vách nhĩ thất), mù hoàn toàn hoặc một phần (do đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, viêm võng mạc màng đệm) và điếc do thần kinh cảm giác. Trẻ cũng có thể bị các triệu chứng thoáng qua như chậm tăng trưởng, chậm lớn, gan lách to, xuất huyết giảm tiểu cầu, thiếu máu, viêm xương, viêm não và màng não.

Các triệu chứng của hội chứng rubella bẩm sinh thường liên quan đến hệ thần kinh trung ương. Biểu hiện thường gặp nhất là chậm phát triển tâm thần từ mức độ nhẹ đến trung bình. Các dấu hiệu về kỹ năng vận động và thăng bằng xuất hiện ở trẻ trước tuổi đến trường. Rối loạn tâm thần và hành vi có thể gặp ờ trẻ trước tuổi đến trường hoặc ở tuổi học trò. Viêm não do hội chứng rubella có biểu hiện dai dẳng và rất khác nhau, nhất là ở trẻ từ 9-12 tuổi, đó là mất thăng bằng, yếu cơ và kém xúc giác.

20% trẻ nhiễm rubella bẩm sinh có triệu chứng bị tử vong. Đặc biệt, một số trẻ nhiễm virus có biểu hiện bình thường lúc mới sinh nhưng sau đó xuất hiện các bất thường. Những trẻ này có thể là nguồn nhiễm ở bệnh viện và ở nhà. Nếu ở mức độ nặng, mọi cơ quan trong cơ thể trẻ đều nhiễm virus.

Một biến chứng hiếm gặp ở trẻ nhiễm rubella bẩm sinh là viêm toàn não tiến triển xuất hiện khi trẻ đã hơn 10 tuổi. Đây là hậu quả của sự thoái hóa thần kinh và Chắc chắn sẽ dẫn đến tử vong. Biến chứng này là do nhiễm virus Rubella mãn vì nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân có hiệu giá kháng thể rubella cao và phân lập được virus từ mô não. Bệnh nhân có các triệu chứng của viêm toàn não bán cấp xơ cứng giống như bệnh do virus sởi, chỉ khác là không có những hạt vùi ở tế bào thần kinh.

Chẩn đoán phòng thí nghiệm

Trẻ nhiễm rubella bẩm sinh có nhiều virus trong chất tiết họng và các dịch thể khác đến 18 tháng tuổi. Virus được phát hiện ở nhiều mô khác nhau khi khám nghiệm tử thi.

Sự hiện diện kháng thể rubella lớp IgM ở trẻ sơ sinh giúp chẩn đoán bệnh rubella bẩm sinh. Kháng thể lớp IgM không qua nhau thai, như vậy sự hiện diện của nó là do hệ miễn dịch tổng hợp được từ khi trẻ chưa ra đời. Trẻ nhiễm rubella bẩm sinh có đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào kém đối với virus Rubella.

Điều trị, phòng ngừa và kiểm soát

Không có điều trị đặc hiệu cho hội chứng rubella bẩm sinh.

Cũng có thể điều chỉnh nhiều bất thường do hội chứng rubella bẩm sinh bằng phẫu thuật hoặc bằng điều trị nội khoa. Vaccin rubella có hiệu quả ngăn ngừa được hội chứng rubella bẩm sinh. Để loại trừ bệnh rubella và hội chứng rubella bẩm sinh, cần chích ngừa cho phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ em trong lứa tuổi đến trường.

Copy ghi nguồn: https://tapchiyhocvietnam.com

 

 

 

Kim Chi Nguyễn Thị

Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.