4 kháng sinh lâu đời vẫn giữ hoạt tính tác dụng mạnh

Isoniazid

Được tổng hợp lần đầu vào năm 1912 nhưng tới năm 1945 isoniazid mới được phát hiện có tác động kháng vi khuẩn lao. Hơn 100 năm sau, dù sự xuất hiện đề kháng thuốc ngày càng tăng, isoniazid vẫn là một yếu tố không thể thiếu trong các phác đồ điều trị đa thuốc cho cả bệnh thể phổi và thể ngoài phổi. Tuy nhiên, cần tiến hành các xét nghiệm thử độ nhạy cảm với thuốc trước khi khởi đầu điều trị ở bệnh nhân.1

Penicillin

Penicillin được phát hiện vào năm 1928 khi Alexander Fleming quan sát thấy nấm sợi Penicillium notatum phá hủy các khuẩn lạc của Staphylococcus aureus và được sử dụng như một kháng sinh từ những năm 1940. Ngày nay, penicillin vẫn tác động chống lại nhiều vi khuẩn và được khuyến cáo là liệu pháp đầu tay đối với viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết ß nhóm A (beta-hemolytic streptococcal) (GABHS).2 Phế cầu khuẩn đề kháng penicillin thay đổi theo từng khu vực, nhưng cho đến nay vẫn chưa có báo cáo về phân loại lâm sàng cho GABHS đề kháng penicillin.4 Trên thực tế, điều được quan tâm hơn nhiều đó là những báo cáo về việc chẩn đoán quá mức dị ứng penicillin, đặc biệt là ở trẻ em.5,6

Sulfamid

Năm 1932, một nhà nghiên cứu bệnh lý học người Đức đã phát hiện ra rằng prontosil, một dẫn chất hóa học từ nhóm thuốc nhuộm azo, có hoạt tính kháng khuẩn và sau này được chuyển hóa thành sulfanilamid.7 Trong tay của chế độ Đức Quốc xã, các thí nghiệm sử dụng sulfanilamid đã được thực hiện tại trại tập trung nữ Ravensbrück8 – một thử thách mà gần đây đã được ghi chép trong tiểu thuyết Lilac Girls.

Sulfonamid hiệu quả trong việc chống lại vi khuẩn gram dương, gram âm và động vật nguyên sinh. Mặc dù sulfamid vẫn là xương sống trong trị liệu kháng sinh, nhưng tính hữu dụng của những thuốc này đã giảm do các tác động bất lợi, dị ứng thuốc, những kháng sinh mới hơn ra đời và việc đề kháng.9 Sự đề kháng với một sulfonamid có nghĩa là đề kháng với tất cả các sulfamid còn lại.10
Trimethoprim/sulfamethoxazol đã được hồi sinh vì đây là liệu pháp đầu tay cho vấn đề ngày càng gia tăng của S. aureus đề kháng methicillin (MRSA) trong cộng đồng.11 Tuy nhiên, thuốc này cần phải được sử dụng cẩn thận, đặc biệt ở người cao tuổi, vì nguy cơ tăng kali máu.

Kháng sinh nhóm tetracyclin

Tetracyclin đã được cấp bằng sáng chế vào năm 1955 và trong vòng 3 năm, đây là kháng sinh phổ rộng được kê đơn nhiều nhất ở Hoa Kỳ.12 Mặc dù tetracyclin vẫn tiếp tục được sử dụng để điều trị Chlamydia, bệnh nhiễm xoắn khuẩn, bệnh than, dịch hạch, bệnh sốt thỏ và các bệnh nhiễm khuẩn khác,13 việc sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trong ngành thú y đã dẫn đến việc gia tăng tỷ lệ đề kháng.14 Đặc biệt, một số chủng phế cầu phổi và nhiều GABHS, các vi khuẩn gây bệnh đường niệu gram âm và các Gonococci sản xuất penicillinase thì đề kháng với tetracyclin.13 Tuy nhiên, hầu hết các chủng vi khuẩn MRSA trong cộng đồng đều nhạy cảm với cả doxycyclin và minocyclin15 và hai loại thuốc này cũng được sử dụng để điều trị mụn trứng cá.

Các nghiên cứu gần đây tập trung vào tính kháng viêm của các tetracyclin, đặc biệt là minocyclin và khả năng bảo vệ thần kinh chống lại bệnh Alzheimer,16 đột quỵ,17 và các rối loạn thần kinh cơ.18

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. Treatment of tuberculosis. Guidelines for treatment of drug-susceptible tuberculosis and patient care. 2017 update. http://apps.who.int/iris/bitstream/10665/255052/1/9789241550000-eng.pdf. Truy cập 03/11/ 2017.

2. Shulman ST, Bisno AL, Clegg HW, et al. Clinical practice guideline for the diagnosis and management of group A streptococcal pharyngitis: 2012 update by the Infectious Diseases Society of America. Clin Infect Dis. 2012;55:1279-1282.

3. Andam CP, Worby CJ, Gierke R, McGee L, Pilishvili T, Hanage WP. Penicillin resistance of nonvaccine type pneumococcus before and after PCV13 introduction, United States. Emerg Infect Dis. 2017;23:1012-1015.

4. Centers for Disease Control and Prevention. Group A streptococcal (GAS) disease. September 16, 2016. https://www.cdc.gov/groupastrep/diseases-hcp/strep-throat.html. Truy cập 03/11/2017.

5. Chen JR, Tarver SA, Alvarez KS, Tran T, Khan DA. A proactive approach to penicillin allergy testing in hospitalized patients. J Allergy Clin Immunol Pract. 2017;5:686-693.

6. Vyles D, Chiu A, Simpson P, Nimmer M, Adams J, Brousseau DC. Parent-reported penicillin allergy symptoms in the pediatric emergency department. Acad Pediatr.2017;17:251-255.

7. Gaynes R. The discovery of penicillin—new insights after more than 75 years of clinical use. Emerg Infect Dis. 2017;23:849-853. https://wwwnc.cdc.gov/eid/article/23/5/16-1556_article. Truy cập 03/11/2017.
8. López-Muñoz F, García-García P, Alamo C. The pharmaceutical industry and the German National Socialist Regime: I.G. Farben and pharmacological research. J Clin Pharm Ther. 2009;34:67-77.
9. Hammoudeh DI, Zhao Y, White SW, Lee RE. Replacing sulfa drugs with novel DHPS inhibitors. Future Med Chem. 2013;5:1331-1340.
10. Schlecht HP, Bruno C. Sulfonamides. Merck Manual. January 2015. http://www.merckmanuals.com/professional/infectious-diseases/bacteria-and-antibacterial-drugs/sulfonamides. Truy cập 03/11/2017.
11. Liu C, Bayer A, Cosgrove SE, et al; Infectious Diseases Society of America. Clinical practice guidelines by the Infectious Diseases Society of America for the treatment of methicillin-resistant Staphylococcus aureus infections in adults and children. Clin Infect Dis. 2011;52:e18-e55.
12. Lemelson-MIT Inventor of the Week archive. Lloyd Conover: tetracycline. 2002. http://lemelson.mit.edu/resources/lloyd-conover. Truy cập 03/11/2017.
13. Schlecht HP, Bruno C. Tetracyclines. Merck Manual. January 2015. http://www.merckmanuals.com/professional/infectious-diseases/bacteria-and-antibacterial-drugs/tetracyclines. Truy cập 03/11/2017.
14. Marosevic D, Kaevska M, Jaglic Z. Resistance to the tetracyclines and macrolide-lincosamide-streptogramin group of antibiotics and its genetic linkage—a review. Ann Agric Environ Med. 2017;24:338-344.
15. Cunha BA. Minocycline, often forgotten but preferred to trimethoprim-sulfamethoxazole or doxycycline for the treatment of community-acquired methicillin-resistant  Staphylococcus aureus skin and soft-tissue infections. Int J Antimicrob Agents. 2013;42:497-499.
16. Budni J, Garcez ML, de Medeiros J, et al. The anti-inflammatory role of minocycline in Alzheimer’s disease. Curr Alzheimer Res. 2016;13:1319-1329.
17. Chen Y, Cai Z, Ke Z. Antineuroinflammation of minocycline in stroke. Neurologist. 2017;22:120-126.
18. Orsucci D, Mancuso M, Filosto M, Siciliano G. Tetracyclines and neuromuscular disorders. Curr Neuropharmacol. 2012;10:134-138.

 

 

 

Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.