Virus Đậu mùa – Phân loại, chẩn đoán, điều trị

Giới Thiệu

Virus đậu mùa (virus Pox) là những virus lớn và có cấu trúc phức tạp nhất. Họ virus đậu mùa gồm một nhóm lớn những tác nhân có hình thái giống nhau và có chủng kháng nguyên nucleoprotein. Phần lớn virus đậu mùa đều gây tổn thương đặc trưng là phát ban, dù mức độ có thể khác nhau. Trong nhóm virus Pox có virus đậu mùa (variola virus) gây bệnh đậu mùa – một bệnh nhiễm virus chủ yếu ở người đã được ghi nhận từ rất lâu cho đến khi thanh toán được bệnh vào năm 1977.

Hiện nay vẫn cần tiếp tục chích ngừa vaccin virus đậu mùa ngay cả khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố đã loại trừ được bệnh đậu mùa và vaccin có thể gây biến chứng cho người. Cần lưu ý rằng các bệnh do virus đậu mùa khác có thể gây triệu chứng giống bệnh đậu mùa và phân biệt được các bệnh này nhờ xét nghiệm. Virus đậu mùa vaccin còn là một công cụ nghiên cứu mạnh mẽ, được dùng làm vectơ để đưa các gen có tính miễn dịch cao vào vaccin virus sống cho nhiều bệnh virus ở người và động vật nuôi.

Phân Loại

Người ta chia các virus đậu mùa thành hai phân họ dựa vào tiêu chuẩn có gây nhiễm cho côn trùng hoặc động vật có xương sống hay không. Virus đậu mùa của động vật có xương sống gồm tám giống, khác nhau về hình thái, loại ký chủ và tính kháng nguyên.

Phần lớn virus đậu mùa gây bệnh cho người thuộc giống virus Orthopox (virus đậu mùa) và virus Parapox (virus á đậu), một số thuộc giống virus Yatapox và virus Moiluscipox .

Phân Loại Virus đậu mùa
Phân Loại Virus đậu mùa

Các virus Orthopox có nhiều ký chủ, gây bệnh cho một số động vật có xương sống. Đó là các virus đậu mùa chuột, virus đậu mùa lạc đà, virus đậu mùa bò, virus đậu mùa khỉ, virus đậu mùa vaccin và virus đậu mùa. Bốn loại virus sau gây bệnh cho người. Hình thái virus đậu mùa vaccin chỉ khác biệt ít so với virus đậu mùa và virus đậu mùa bò. Các virus đậu mùa vaccin có cấu trúc và sự nhân lên giống như virus đậu mùa. Virus đậu mùa khỉ có thể gây bệnh cho cà khi và người, biêu hiện lâm sàng giống như bệnh đậu mùa. Một số virus đậu mùa có ít ký chủ, chi nhiễm cho thỏ (gây u xơ và u nhầy) hoặc chim. Các virus khác nhiễm chủ yếu cho cừu, dê (gây bệnh đậu cừu, đậu dê) hoặc trâu bò (gây bệnh giả đậu bò).

Các Parapox (virus á đậu)  khác nhau về hình thể. So với virus đậu mùa thì đây là những tiểu thể nhỏ hơn (260 X 160nm), bộ gen nhò hơn (135kbp) và có G+C cao hơn (63%) (các virus đậu mùa: khoảng 185kbp; G + C: 30-40 %).

Các virus đậu mùa của động vật có xương sống đều chung kháng nguyên lõi nucleoprotein. Giữa các virus trong cùng giống có phản ứng huyết thanh chéo nhưng giữa các giống không có phản ứng chéo. Vì vậy, miễn dịch với virus đậu mùa không có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh do các virus á đậu hoặc virus đậu mùa khác.

Tính chất virus

Cấu trúc và thành phần 

Virus đậu mùa khá lớn nên có thể quan sát được dưới kính hiển vi quang học như những tiểu thể không có điểm đặc biệt. Dưới kính hiển vi điện từ, virus đậu mùa là những tiểu thể hình elip hoặc hình viên gạch với kích thước khoảng 400 X 230 X 150nm, câu trúc phức tạp, không đối xứng hai mươi mặt và cũng không đối xứng xoắn ốc. Có màng lipoprotein bên ngoài (màng bọc) bao quanh lõi và hai cấu trúc đối diện nhau gọi là thê bên, chưa rõ chức năng. Mặt ngoài virus có các cấu trúc hình ống nhô lên (nhung mao virus).

Lõi chứa bộ gen virus lớn, thẳng, chuồi đôi DNA (130-375kbp). Người ta đâ xác định được toàn bộ trình tự bộ gen cùa một so virus đậu mùa, kể cả virus đậu mùa vaccin và virus đậu mùa. Bộ gen virus đậu mùa vaccin có khoảng 185 khung đọc mờ. DNA có các sợi liên kết với nhau tại đầu tận bởi những vòng quanh co, nhiều base adenine và thymine.

Virus đậu mùa
Mặt cắt ngang của virus đậu mùa

Thành phần hóa học của virus đậu mùa giống như thanh phần hóa học của vi khuẩn. Thành phần chủ yếu của virus đậu mùa vaccin là protein (90%), lipid (5%) và DNA (3%). Có hơn 100 polypeptide cấu trúc. Nhiều protein được glycosil hóa hoặc phosphoryl hóa. Lipid là cholesterol và phospholipid.

Trong virion có nhiều enzym, bao gồm hệ enzyme sao chép, polyadenylate, cap và methyl hóa mRNA của virus.

Sức đề kháng

Virus đậu mùa không nhạy cảm với ether, khác với những virus có màng bọc (chứa lipid) khác. Virus cũng khá bền với nhiệt độ: tồn tại được ở 56°c trong 2 giờ, bị bất hoạt ở 60°c sau 15 phút, ở 70°c sau 5 phút. Virus đông khô trong vầy cứng từ các tổn thương da có thể tồn tại được rất lâu trên quần áo hoặc vật liệu khác và gây nhiễm. Ở trạng thái đóng băng và đông khô virus cũng được bảo tồn rất lâu.

Tính chất nuôi cấy

  • Có thể nuôi cấy virus đậu mùa trên màng niệu đệm phôi gà và một số loại tế bào khác như tể bào linh trưởng, tế bào người.

Sự nhân lên của virus

  • Trong số các virus có nhân DNA chi có virus đậu mùa có toàn bộ chu kỳ nhân lên diễn ra trong bào tương tế bào ký chủ. Tuy nhiên, có thể các yếu tố nhân liên quan đến sự sao chép và sự lắp ghép Các virus đậu mùa khác với các virus DNA khác ở chỗ cần mộtprotein mã hóa virus mới được tổng hợp ừong giai đoạn cời bò màng bọc.

Khả năng gây bệnh

Nhiễm virus đậu mùa gây bệnh đậu vaccin và bệnh đậu mùa cho người.

Kiểm soát và loại trừ bệnh đậu mùa

Kiểm soát bệnh đậu mùa bằng cách gây nhiễm chủ động tạo bệnh thể nhẹ đã được thực hiện từ hàng trăm năm nay. Quá trình này gọi là chủng đậu, nguy hiểm nhưng làm giảm hâu quả thảm khốc của các trận dịch lớn, giảm ti lệ từ vong từ 25% xuống 1%. Edward Jenner (người Anh) là người đầu tiên đưa ra biện pháp chích ngừa với virus đậu mùa bò sống vào năm 1798.

Năm 1967, Tổ chức Y tế Thế giới đà đưa ra một chiến dịch toàn cầu nhằm thanh toán bệnh đậu mùa. Đặc điểm dịch tề cùa bệnh đậu mùa (sẽ được mô tà ở phần dưới) là yếu tố giúp thanh toán hoàn toàn bệnh. Vào thời điểm đó, 33 quốc gia trên the giói có dịch đậu mùa địa phương với 10-15 triệu ca mắc mỗi năm. Trường hợp bệnh đậu mùa cuối cùng trên thế giới xảy ra vào năm 1977 tại Somalia. Năm 1979, WHO chính thức thông báo đã thanh toán được bệnh đậu mùa trên toàn thế giới. Sự thành công đáng kể này là do ba lý do chính sau đây: sớm sản xuất được vaccin ổn định và an toàn, thao tác đơn giản và cuối cùng là không cần phải chích ngừa với qui mô lớn trên toàn cầu. Các trường họp đậu mùa và những người tiếp xúc với bệnh nhân đã được theo dõi và chích ngừa ngay.

Từ năm 1979 đến 1984, ngay cả khi không có bằng chứng về sự lây truyền bệnh đậu mùa ở bất cứ nơi nào trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giói vẫn phối hợp giám sát 173 trường hợp nghi ngờ đậu mùa. Kết quả cho thấy, tất cả các trường hợp trên đều không phải là bệnh đậu mùa, phần lớn là bệnh thủy đậu hoặc những bệnh có phát ban khác. Tuy vậy, phải coi việc xuất hiện một trường hợp nghi ngờ đậu mùa là một vấn đề khẩn cấp trong sức khỏe cộng đồng và phải giám sát chặt che qua đánh giá lâm sàng, thu thập bệnh phẩm và chẩn đoán sơ bộ tại phòng thí nghiệm.

Nguồn virus đậu mùa độc lực còn tồn tại trong các phòng thí nghiệm vẫn là mối quan tâm lớn vì nó là nguồn lây nhiễm nguy hiểm trong phòng thí nghiệm, từ đây virus có thể phát tán vào cộng đồng. Hiện nay trên thế giới chi còn hai trung tâm họp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (một ờ Atlanta và một ờ Moscow) vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu và chẩn đoán virus đậu mùa. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là có thực sự cần thiết phải duy trì nguồn virus này nữa hay không.

So sánh virus đậu mùa vaccin và virus đậu mùa

Vaccin virus đậu mùa  dùng để chích ngừa bệnh đậu mùa, đây là một loài khác của virus Orthopox. Bản đồ endonuclease giới hạn của bộ gen virus đậu mùa vaccin khác với virus đậu mùa bò (nguồn gốc của virus đậu mùa vaccin). Vào một thời điềm nào đó sau khi Jenner dùng virus “đậu bò” lần đầu tiên, virus đậu mùa vaccin đã biến đổi thành “virus đậu mùa vaccin”; hiện người ta vẫn chưa rõ thời gian và lý do của sự biến đổi này. Virus đậu mùa vaccin cỏ thể đã tái tổ họp di truyền, tạo một loài mới xuất phát từ virus đậu mùa bò hoặc virus đậu mùa, hoặc chúng là con cháu của một giống virus hiện nay đã tuyệt chủng.

Virus đậu mùa có ít ký chủ (người và khi) trong khi virus đậu mùa vaccin có nhiều ký chủ, kể cả thỏ và chuột. Một số dòng virus đậu mùa vaccin có thể gây bệnh nặng cho thỏ trong phòng thí nghiệm, gọi là bệnh đậu thỏ. Virus đậu mùa vaccin còn nhiễm cho trâu bò đã tồn tại từ lâu tại Án Độ. Cả virus đậu mùa vaccin và virus đậu mùa đều tăng trường ữong màng niệu đệm của phôi gà ấp 10-12 ngày, sau đó tạo nhiều nốt đậu mùa nhỏ. Cả hai loại đều tăng trường được trong một số dòng tế bào linh trưởng và gà con.

Phần lớn trinh tự nucleotide của virus đậu mùa (186kb) và virus đậu mùa vaccin (192kb) giống nhau, chi có một số khác biệt nhỏ ở những đầu tận bộ gen. 150 trong số 187 protein có trình tự giống nhau giữa hai virus; 37 protein còn lại không giống nhau hoặc đặc hiệu cho virus đậu mùa, biểu hiện cho tính độc. Không thể dựa vào trình tự bộ gen để phát hiện nguồn gốc virus đậu mùa hoặc giải thích số ký chủ hạn chế ở người hoặc độc tính riêng biệt của nó.

Sinh học bệnh và bệnh đậu mùa

Tuy bệnh đậu mùa đã được thanh toán nhưng việc tìm hiểu sinh bệnh học của bệnh giúp giải thích quá trình nhiễm các virus đậu mùa khác.

Virus đậu mùa xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc đường hô hấp trên. Sau đó virus (1) nhân lên ờ mô lympho; (2) gây nhiễm virus huyết thoáng qua và nhiễm vào tế bào lưới nội mô khắp cơ thể; (3) nhân lên trong những tế bào này, dẫn đến (4) nhiễm virus huyết thứ phát mạnh hơn; và (5) có triệu chứng lâm sàng.

Trong giai đoạn tái bùng phát, bệnh biểu hiện nhẹ. Trong 6-9 ngày, tổn thương ớ miệng bị loét và có thải loại virus. Như vậy, trong giai đoạn sớm; virus nhiễm bắt nguồn từ tổn thương ở miệng và đường hô hấp trên. Sau đó, nốt mụn vỡ ra và virus phát tán vào môi trường xung quanh.

Virus theo dòng máu tới khu trú ờ biểu mô và gây tổn thương da. Có thể phân lập được virus từ máu trong vài ngày đầu của bệnh. Các dấu hiệu lâm sàng giảm bớt sau khi có phát ban do xuất hiện kháng thế trong cơ thể.

Nốt mụn da có thể bị bội nhiễm vi khuẩn, thường là Staphylococci, đôi khi gây du khuẩn huyết hoặc nhiễm khuẩn huyết.

Khảo sát mô học da cho thấy có tăng sinh lớp tế bào gai. Các tế bào tăng sinh chứa nhiều thể vùi bào tương, cỏ tẩm nhuận tế bào đơn nhân, đặc biệt quanh tĩnh mạch lớp mô mạch liên kết. Tế bào biểu mô của lớp malpighi phồng lên, bào tương căng phồng và bị “thoái hóa dạng bóng” (“ballooning degeneration”). Các không bào trong bào tương lớn lên. Màng tê bào vỡ ra và kết thành một khối với các tế bào xung quanh, tạo mụn nước. Mụn nước lớn dần, chứa đầy bạch cầu và mảnh mô. Các lớp da đều bị tôn thương, lóp mô mạch liên kêt bị hoại tử tạo thành vết sẹo sau khi nhiễm virus đậu mùa. Với virus đậu mùa vaccin mô bệnh học cũng cho hình ảnh tương tự nhưng tổn thương mụn mù thường chi khu trú ở nơi chích.

Dấu hiệu lâm sàng

Thời kỳ ủ bệnh của bệnh đậu mùa kéo dài khoảng 12 ngày. Bệnh thường khời phát đột ngột. Sốt và mệt mòi 1-5 ngày trước khi xuất hiện các nốt ban. Nốt phát ban là những nốt sần (tồn tại trong 1-4 ngày), mụn nước (1-4 ngày), mụn mủ (2-6 ngày). Khi hình thành vây cứng, các nốt ban mất đi trong 2-4 tuần sau dấu hiệu tổn thương đầu tiên, các vết sẹo màu hồng nhạt dần. Khác với bệnh thủy đậu, tổn thương của bệnh đậu mùa trong từng vùng có cùng giai đoạn phát triền.

Tổ chức Y tế Thế giới đã chuẩn bị một “Thẻ nhận biết bệnh đậu mùa” cho chứng phát ban điên hình. Tôn thương ờ mặt nhiều hơn ở thân mình. Trong trường hợp nặng, nốt phát ban có xuất huyết. Ti lệ tử vong thay đôi từ 5-40%. Trong thê bệnh đậu mùa nhẹ hoặc ở những người được chích ngừa, ti lệ tử vong dưới 1%.

Miễn dịch

Các virus thuộc giống Orthopox đều có kháng nguyên giống nhau, không thể phân biệt dễ dàng băng huyêt thanh học. Khi nhiễm một loại virus cơ thể sẽ tạo một đáp ứng miễn dịch với tất cà các thành viên khác của nhóm.

Sự xâm nhập của virus đậu mùa tạo ra một đáp ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể chống tái nhiễm hoàn toàn. Chích ngừa virus đậu mùa vaccin tạo ra miền dịch chống lại virus đậu mùa trong thời gian tối thiểu là 5 năm. Các kháng thể đơn thuần không đủ để bảo vệ cơ thể nhiễm bệnh đậu mùa tiên phát, ơ người nhiễm virus, kháng thể trung hòa xuất hiện ít ngày sau khởi bệnh nhưng không ngăn được diễn tiến tổn thương và bệnh nhân có thể chết trong giai đoạn mụn mủ với mức kháng thê cao. Đáp ứng miền dịch qua trung gian tế bào có vai trò quan trọng hơn kháng thê tuân hoàn. Những bệnh nhân có ít gamma-globulin trong máu thường phán ứng bình thường sau chích ngừa và không bị nhiễm bệnh dù không có kháng thể, trong khi các bệnh nhân bị khiếm khuyết cả đáp ứng miễn dịch tế bào và đáp ứng kháng thể vẫn mắc bệnh và thường tử vong dù đã chích ngừa.

Chẩn đoán

Chẩn đoán phòng thí nghiệm

Một số thử nghiệm có khả nãng xác định chẩn đoán bệnh đậu mùa. Hiện nay đã thanh toán được bệnh đậu mùa nhưng điêu quan trọng là phải chân đoán được bất cứ trường hợp nào có triệu chứng ẹiông bệnh đậu mùa. cần khảo sát trực tiếp dưới kính hiển vi bệnh phẩm từ tổn thương da để tìm virus, xác định kháng nguyên virus từ tồn thương và phát hiện kháng thể trong máu dù đây không phải là tiêu chuẩn chẩn đoán chính

Phân lập và định danh virus:

Bệnh phẩm: Để phân lập virus Ịà các tổn thương da. Virus đậu mùa bền vững và tồn tại được hàng tuần, ngay cả khi không để bệnh phẩm trong tủ lạnh.

Khảo sát trực tiếp bệnh phẩm dưới kính hiển vi điện tử: Giúp định danh nhanh các tiểu thể virus (trong khoảng 1 giờ) và cỏ thê phân biệt nhanh chóng bệnh đậu mùa và bệnh thủy đậu do virus Herpes gây ra. Không thê phân biệt được các virus Orthopox với nhau bằng kính hiển vi điện tử vì chúng giống nhau về kích thước và hình dạng. Tuy vậy, có thể dễ dàng phân biệt các virus Orthopox với virus Tanapox và Parapox.

PHÂN LẬP VIRUS

Cấy dịch mụn nước lên màng niệu đệm phôi gà: Đây là thử nghiệm đáng tin cậy nhất trong phòng thí nghiệm, là phương pháp dễ dàng nhất để phân biệt bệnh đậu mùa với bệnh đậu bò lan tỏa (generalized vaccinia), vì hai loại virus trên gây các tổn thương khác nhau rõ rệt trên màng niệu đệm. Trong 2-3 ngày, nốt đậu do vaccin cỏ kích thước lớn, hoại tử ở trung tâm, trong khi nôt đậu mùa có kích thước nhỏ hơn nhiêu. Đậu bò và đậu khi gây những tổn thương xuất huyết khác nhau. Các virus á đậu, virus Molluscum contagiosum và Tanapox chưa tăng trưởng được trên màng niệu đệm.

Phân lập virus trên nuôi cấy tế bào: Các tế bào nhạy cảm nhất là tế bào linh trường và tế bào người. Virus Orthopox tăng trưởng tôt; virus Tanapox và Parapox tăng trưởng kém hon, virus Molluscum contagiosum vẫn chưa tăng trưởng được ưên nuôi cấy tế bào.

Phát hiện kháng nguyên virus: Từ bệnh phẩm ờ tổn thương da bằng phản ứng kết tủa trên thạch. Thử nghiệm này giúp định danh được nhóm virus Lý tường là khảo sát băng kính hiển vi điện tử nhưng điều này không dễ dàng thực hiện được.

Phàn ứng PCR đặc hiệu: Có thể dùng để phát hiện và định danh các virus đậu mùa khác nhau.

Phản ứng huyết thanh học

Để định danh nhanh và chính xác bệnh đậu mùa cần phân lập virus. Các thử nghiệm huyết thanh họcnhưHI, trung hòa, ELISA, RIA hoặc miễn dịch huỳnh quang giúp phát hiện kháng thể để xác định chẩn đoán nhưng không phân biệt được các virus Orthopox với nhau. Kháng thể xuất hiện sau tuần đầu.

Chẩn đoán phân biệt

về mặt lâm sàng bệnh đậu mùa có thể bị chẩn đoán nhầm với bệnh thủy đậu, trứng cá mụn mủ, nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu, giang mai thứ phát, phát ban do thuôc và những bệnh khác có phát ban da. Tuy nhiên những bệnh kê trên đều không cho xét nghiệm đậu mùa dương tính.Dùng PCR hoặc men cắt giới hạn DNA virus hoặc phân tích polypeptide trong các tế bào nhiễm virus có thể phân biệt được bệnh đậu mùa, đậu vaccin, đậu khi và đậu bò. Điều này rất quan trọng vì phải xác định được các bệnh giống đậu mùa để biết chắc chắn rằng bệnh đậu mùa thực sự đã được thanh toán hay chưa.

Dịch tễ học

Bệnh đậu mùa được truyền qua sự tiếp xúc với các trường hợp mắc bệnh, bệnh có tính lây nhiễm cao. Virus bền vững trong môi trường ngoại bào nhưng cách lây truyền phô biến nhât là qua đường hô hấp.Nguồn lây nhiễm có thể là bệnh nhân trong thời kỳ ủ bệnh. Phân lập được virus từ phết cổ họng của những người tiếp xúc với bệnh nhân đậu mùa trong gia đình. Các giọt nước nhỏ trong không khí là nguồn lây nhiễm sớm hơn các tổn thương da.Những đặc điểm dịch tề học sau đây giúp thanh toán triệt để bệnh đậu mùa: không có ổ chứa ở loài vật, có một týp huyết thanh ổn định, có vaccin hiệu quà, không có các trường hợp nhiễm không triệu chứng lâm sàng, không nhiễm virus mãn.Tổ chức Y tế Thế giới đã thành công trong việc thanh toán bệnh đậu mùa bằng cách áp dụng chương trình ngăn chặn-giám sát. WHO đã xác định được nguồn gốc mỗi trận dịch, định danh và chích ngừa cho tất cả những người tiếp xúc nhạy cảm.

Phòng bệnh

Chích ngừa với virus đậu mùa: vaccin virus đậu mùa để chích ngừa chế từ những tổn thương mụn nước (“lymph”) ờ da bò cái hoặc da cừu, hoặc từ virus tăng trưởng trong phôi gà. Sau khi điều chế, vaccin chứa 40% glycerol để ồn định virus và 0,4% phenol để phá hủy vi khuẩn. Theo tiêu chuẩn của Tô chức Y tê Thê giới, vaccin đậu mùa phải có khà năng tạo được từ 108 đơn vị tạo nốt đậu mùa trong một milliliter trở lên mới đạt yêu cầu.Việc thanh toán thành công bệnh đậu mùa rất có ý nghĩa vi từ đây không cần phải chích ngừa bắt buộc vaccin lâu dài mà chi cần chích ngừa khi xảy ra dịch bệnh hay trong trường hợp chông khả năng bị khủng bô tân công băng vũ khí sinh học. Virus vaccin còn được xem như một vectơ để chèn vào các gen ngoại lai nhằm mục đích gây miễn dịch. Dưới đây là những đặc điểm tóm tắt về virus đậu mùa vaccin.

Thời gian chích ngừa: Nên chích ngừa khi trẻ được 1—2 tuổi vì biến chứng do chích ngừa (xem phần dưới) thường gặp nhât ở trẻ dưới 1 tuổi. Sau 3 năm sẽ chích ngừa nhắc lại.

Các phán ứng và giải thích:

Chích ngừa lần đầu (primary take): Ở người nhạy cảm hoàn toàn, vào ngày thứ ba hoặc thứ tư sẽ xuất hiện một nốt sần có sung huyết xung quanh vết chích. Kích thước nốt sần tăng lên cho đến khi xuất hiện mụn nước (vào ngày thứ năm hoặc thứ sáu). Mụn nước lớn dần, có kích thước tối đa vào ngày thứ chín rồi trở thành mụn mủ. Sau đó mụn mủ khô dần và khô hoàn toàn trong hai tuần, để lại sẹo lõm màu hồng rồi chuyển thành trắng. Đọc kết quả phản ứng vào ngày thứ bảy. Neu không quan sát thấy phản ứng nêu trên thì phải chích ngừa lại.

Tái chích ngừa: Tái chích ngừa thành công khi thấy có một tổn thương mụn nước hoặc mụn mủ xuât hiện trong vòng 6-8 ngày hoặc một vùng chai cứng rõ rệt bao quanh tổn thương sẹo hoặc loét ờ trung tâm. Chi cỏ phản ứng này mới chứng tỏ được virus đã nhân lên tại chồ. Các phản ứng không rỗ rệt (equivocal) có thể biểu hiện cho tính miễn dịch nhưng cũng có thể là biêu hiện cho các phản ứng dị ứng đơn thuần do vaccin đã bị bất hoạt. Khi có một phản ứng không rõ rệt, phải tái chích ngừa lại băng một vaccin từ lô mới.

Các biến chứng của chích ngừa

Nguy cơ tử vong do tất cả biến chứng là 1 phần triệu cho những người chích ngừa lần đàu và 0,1 phần triệu cho những người tái chích ngừa. Đối với trẻ em dưới 1 tuôi, nguy cơ tử vong là 5 phân triệu cho chích ngừa lần đầu, tỉ lệ viêm não saụ chích ngừa và hoại tử do vaccin là 3,8 phần triệu ở mọi lứa tuổi. Trong tái chích ngừa, hai biến chứng này xảy ra với mức độ 0,7 phần triệu. Biến chứng nặng do chích ngừa là do suy yêu miễn dịch, ức chê miễn dịch, bệnh vê máu hoặc nhừng bệnh ác tính khác và thai kỳ.

Bệnh đậu bò lan tỏa (generalized vaccin): Xuất hiện nhóm tổn thương do vaccin trên khắp bề mặt cơ thể. Sau khi chích ngừa, trẻ đang bị chàm có thể có các tổn thương do vaccin trên những vùng bị chàm. Do đó, không được chích vaccin cho trẻ bị bệnh chàm. Ti lệ tử vong của những trường hợp không được điều trị là 30-40%. Người chích ngừa không bị chàm ít khi mắc bệnh đậu bò lan tỏa.

Viêm não sau chích ngừa: Ti lệ tử vong của biến chứng nặng này có thể lên tới 40%. Tỉ lệ mắc bệnh ờ Mỹ vào khoảng 3 phần triệu ở những người chích ngừa vaccin lần đầu thuộc mọi lứa tuổi. Bệnh khởi phát đột ngột khoảng 12 ngày sau chích ngừa. Nguyên nhân chưa rõ.

Hoại tử do virus đậu mùa vaccin hoặc bệnh đậu vaccin tiến triển: Do mất khả năng tạo kháng thể hoặc có đề kháng tế bào, có thể tử vong. Có thể điều trị bằng globulin miễn dịch đậu mùa hoặc chống chỉ định chích ngừa vaccin cho các trường hợp khiếm khuyết miễn dịch, ức chế miễn dịch mắc phải hoặc bẩm sinh.

Bệnh đậu mùa do vaccin gây từ vong: Rất hiếm gặp. Đã ghi nhận một trường hợp phụ nữ có thai được chích ngừa vào giai đoạn cuôi thai kỳ, virus đậu mùa vaccin truyền cho thai nhi và trẻ bị chết ngay sau sinh (stillbirth). Do đó, phải tránh chích ngừa cho phụ nữ có thai.

Nhiễm trùng do tai nạn: Là tình trạng một bộ phận cơ thể ở xa nơi chích bị nhiễm trùng. Biến chứng thường gặp nhất là bệnh đậu mùa thị giác và đôi khi gây khiếm thị.

Điều trị

Điều chế globulin miễn dịch đậu vaccin từ máu những người được tái chủng. Dùng globulin miễn dịch để điều trị các biến chứng sau chích ngừa, trừ trường hợp viêm não.

Các chất kháng sinh và Sulfamides không tác động trên virus. Methisazone tác động lên sự hình thành các protein muộn và sự lắp ghép các hạt virus đậu mùa nên có hiệu quả phòng ngừa nhưng không tác dụng trong điều trị khi đã mắc bệnh đậu mùa. Methisazone có thề hừu ích trong những trường hợp chích ngừa bị chàm nặng vì không đáp ứng nhanh với globulin miễn dịch đậu vaccin.Điều trị triệu chứng và chống nhiễm khuẩn da bằng kháng sinh. Tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân.

thuốc kháng sinh dùng cho phụ nữ có thai
Cần sử dụng kháng sinh cho phụ nữ có thai một cách hợp lý

Copy ghi nguồn: https://tapchiyhocvietnam.com/

Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.