Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối: Nguyên nhân, Tác hại, Cách chữa trị

Thời kỳ mang thai là thời kỳ rất nhạy cảm, nhất là trong các tháng cuối của thai kỳ. Trong thời gian này, mất ngủ chính là nỗi ám ảnh đối với thai phụ. Mất ngủ kéo dài gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe. Vì thế, cải thiện triệu chứng mất ngủ khi mang thai là việc vô cùng cần thiết giúp đảm bảo sức khỏe trong suốt thời gian thai kỳ. Cùng tìm hiểu thêm các thông tin về chứng mất ngủ ở bà bầu 3 tháng cuối qua bài viết dưới đây của tapchiyhocvietnam.com.

Chứng mất ngủ ở bà bầu 3 tháng cuối là gì?

Tình trạng mất ngủ ở bà bầu 3 tháng cuối là hiện tượng rối loạn giấc ngủ, đặc trưng bởi các biểu hiện:

  • Khó bắt đầu giấc ngủ.
  • Giấc ngủ không duy trì được lâu.
  • Thường xuyên thức giấc trong giấc ngủ.
  • Thức dậy quá sớm và không ngủ tiếp được.
  • Sau khi thức dậy cảm thấy mệt mỏi, không thoải mái.

Chứng mất ngủ ở bà bầu thường xuất hiện trong những tháng đầu và tháng cuối của thai kỳ. Hoặc đôi khi, tình trạng này tái diễn suốt cả thai kỳ. Tình trạng này tái diễn trong thời gian dài khiến thai phụ mệt mỏi, khó chịu trong suốt thai kỳ gây ảnh hưởng tới cả sức khỏe và tinh thần.

Nguyên nhân mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối

Tình trạng mẹ bầu mất ngủ có thể diễn ra trong suốt thai kỳ, đặc biệt xuất hiện nhiều ở 3 tháng cuối do:

Phụ nữ mang thia thường mất ngủ do nhiều nguyên do: stress, đau lưng, thiếu máu,...
Phụ nữ mang thai thường mất ngủ do nhiều nguyên do: stress, đau lưng, thiếu máu,…

Đi tiểu nhiều lần trong đêm và tăng lượng ure:

Khi mang thai, thận phải tăng cường hoạt động lên từ 30-50% để tăng lọc máu. Thận tăng cường hoạt động làm cho hàm lượng ure tăng vọt, lượng nước tiểu được lọc cũng nhiều hơn.

Đồng thời, trong những tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển mạnh, dạ con ngày càng lớn gây chèn ép lên bàng quang. Thận hoạt động nhiều cùng với bàng quang bị chèn ép khiến cho bà bầu liên tục phải thức giấc giữa đêm để đi vệ sinh và khó ngủ trở lại.

Đau mỏi lưng, hông, chân và chuột rút:

Chuột rút là tình trạng rất hay gặp ở bà bầu vào thời điểm 3 tháng cuối mang thai. Chuột rút thường xảy ra đột ngột ở đùi, bắp chân, gây đau đớn. Cơn đau đột ngột khi bị chuột rút khiến cho bà bầu thức giấc, khó ngủ trở lại.

Đồng thời, càng những tháng cuối thai kì, thai thi càng phát triển làm cho các bộ phận cơ thể như lưng, hông và chân phải chịu một sức nặng lớn của cả phần trên cơ thể gây nên tình trạng đau lưng dẫn đến mẹ bầu khó tìm được tư thế ngủ thoải mái.

Ợ hơi và táo bón

Trong thời kì mang thai, cùng với sự tăng tiết hormone và sự phát triển kích thước thai nhi chèn ép lên dạ dày khiến cho acid trong dịch vị và thức ăn bị trào ngược lên thực quản gây nên tình trạng ợ hơi, ợ nóng. Đây là chứng trào ngược dạ dày thực quản ở phụ nữ có thai.

Các mẹ khi mang thai thường được bổ sung rất nhiều dưỡng chất từ các nguồn dinh dưỡng khác nhau. Việc này khiến cơ thể phụ sản không kịp hấp thụ và hấp thụ không hết dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng, táo bón.

Các vấn đề về hô hấp

Ở 3 tháng cuối thai kì, kích thước thai nhi lớn chèn ép lên phần cơ hoành làm giảm không gian giãn nở của phổi. Bên cạnh đó mẹ cần hít thở để lấy cả lượng oxy đủ để nuôi thai nên việc hít thở lúc này đối với mẹ bầu ngày càng khó khăn hơn.

Ngoài ra thiếu máu cũng gây nên tình trạng khí thở dẫn đến mất ngủ. Thiếu máu do sự thiếu sắt, giảm số lượng tế bào hồng cầu không cung cấp đủ oxy cho cơ thể..

Nhịp tim tăng.

Khi mang thai, tim sẽ phải tăng hoạt động bơm máu để đưa máu nhiều hơn tới dạ con làm nhịp tim tăng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ.

Lo lắng và căng thẳng

Sắp đến ngày dự sinh cũng là lúc thai phụ cảm thấy lo lắng căng thẳng nhất xoay quanh nhiều câu hỏi như: Bao giờ sinh? Liệu quá trình sinh nở có thuận lợi hay không?… cùng với vô số những câu hỏi khác làm cho mẹ bầu cảm thấy trằn trọc, khó ngủ.

Tác hại của mất ngủ đến bà bầu cuối thai kỳ

Giấc ngủ có một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và tâm lý của mọi người không chỉ phụ nữ mang thai.

Nhìn chung, tình trạng mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối không phải là tình trạng quá đáng ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp diễn liên tục và kéo dài thì có thể gây ảnh hưởng không tốt đến bà bầu.

Việc mất ngủ kéo dài làm suy giảm sức khỏe của cả mẹ và bé.
Việc mất ngủ kéo dài làm suy giảm sức khỏe của cả mẹ và bé.

Trong những tháng cuối của thai kỳ, khi thai nhi ngày càng lớn lên, cùng với tình trạng mất ngủ sẽ khiến cho bà bầu cảm thấy mệt mỏi, thiếu tỉnh táo, uể oải. không chỉ thế, khi tình trạng này kéo dài với tính chất nghiêm trọng có thể làm cho thai phụ kiệt sức, hoa mắt chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, khi phụ nữ mang thai bị mất ngủ (ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày) có nguy cơ cao bị rối loạn huyết áp, khó đẻ và gặp các vấn đề tâm lý như trầm cảm.

Bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không là câu hỏi của rất nhiều thai phụ đang gặp phải tình trạng mất ngủ. Thông thường việc thai phụ mất ngủ sẽ không gây ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, khi tình trạng mất ngủ trở nên nghiêm trọng thì có thể gây những ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.

Thời gian từ 23h – 3h sáng là lúc cơ thể tăng cường sản sinh hồng cầu. Khi mẹ bầu mất ngủ hay ngủ không sâu giấc trong thời gian này thì em bé sinh ra sẽ có nguy cơ bị thiếu máu.

Khi thai phụ thiếu ngủ, mệt mỏi dễ khiến trẻ sinh ra hay cáu giận, gắt ngủ, khó dỗ, hay khóc.

Ngoài ra, khi mẹ bầu bị mất ngủ cũng có thể khiến trẻ sinh ra nhẹ cân, chậm nói, thậm chí là chậm phát triển trí não, khó nuôi.

Nếu tình trạng mất ngủ xảy ra quá thường xuyên với những tính chất nghiêm trọng thì việc đến tìm gặp bác sĩ là rất cần thiết. khi đó, thai phụ sẽ có được những lời khuyên và phác đồ điều trị phù hợp.

Cách chữa mất ngủ cho bà bầu

Có rất nhiều cách để điều trị mất ngủ cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Biện pháp được sử dụng chủ yếu là các mẹo dân gian và các bài thuốc lành tính để đảm bảo độ an toàn.

Tư thế nằm ngủ phù hợp cho bà bầu 3 tháng cuối

Một tư thế nằm ngủ phù hợp có tác động rất lớn đối với giấc ngủ. Theo các chuyên gia, tư thế nằm ngủ của bà bầu 3 tháng cuối phù hợp nhất là nằm nghiêng về bên trái với chân trái duỗi thẳng còn chân phải co lại.

Đây được xem là tư thế chuẩn khoa học nhất cho phụ nữ mang thai. Ở tư thế này, tim có thể hoạt động dễ dàng hơn.

Đồng thời, ở tư thế này, sức nặng của thai nhi không đè nén lên hệ thống tĩnh mạch vận chuyển máu về tim, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn đến các cơ quan, nhất là thận và bào thai, giảm được hiện tượng phù ở tay chân.

Bên cạnh đó mẹ bầu cũng nên biết một số tư thế cần tránh đó là:

  • Nằm sấp hoặc dáng gục xuống bàn: Không nên nằm ở tư thế này vì có thể làm giảm chức năng hô hấp của phổi và tăng áp lực cho thai nhi, cuối cùng dẫn tới thiếu oxy cho cả mẹ và bé.
  • Nằm ngửa: Cuối thai kỳ là khi thai nhi đã lớn, việc nằm ngửa sẽ làm tăng áp lực đến phần sau của tử cung, làm cho lượng máu về động mạch chủ giảm, lượng máu đến tử cung giảm, ảnh hưởng đến cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.
  • Nằm nghiêng bên phải quá nhiều: Khi sắp chào đời, thai nhi thường có xu hướng quay về bên phải. Vì thế việc nằm quay phải nhiều có thể dẫn đến xoắn vặn mạch máu trong tử cung.

Chữa mất ngủ cho bà bầu bằng thảo dược

Chữa bệnh mất ngủ bằng thảo dược là phương pháp được rất nhiều người áp dụng vì nó có tính an toàn cao đồng thời cũng giúp cải thiện sức khỏe.

Sử dụng các bài thuốc chữa mất ngủ bằng thảo dược vừa hiệu quả vừa lành tính.
Sử dụng các bài thuốc chữa mất ngủ bằng thảo dược vừa hiệu quả vừa lành tính.

Dùng hạt sen, tâm sen trị mất ngủ

Chắc hẳn không còn ai xa lạ với công dụng trị mất ngủ của hạt sen và tâm sen. Với thai phụ trong những tháng cuối có thể sử dụng các đồ ăn từ hạt sen như: cháo sen, chè sen, chim bồ câu hầm sen, trà tâm sen,… sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ rất tốt.

Cây xấu hổ cải thiện giấc ngủ

Cây xấu hổ hay còn có tên gọi khác là cây trinh nữ là một thảo dược giúp an thần, cải thiện giấc ngủ mà ít người biết đến.

Có thể áp dụng cách như sau:

Chặt lấy cành cây xấu hổ, cắt thành từng khúc nhỏ rồi phơi khô. Mỗi lần dùng chỉ cần lấy 15 – 20g dược liệu khô, đun sôi cùng với nước. Sau đó lọc bỏ bã và chắt lấy nước chia làm 2 lần uống trong ngày.

Lá vông giúp cải thiện giấc ngủ

Với hoạt chất erythrin giúp làm giảm căng thẳng, giúp giấc ngủ sâu hơn thì sử dụng lá vông chưa mất ngủ được đáng giá rất cao và phụ nữ có thai nên dùng.

Cách làm vô cùng đơn giản: lấy một nắm lá vông (khoảng 30g) cho lên chảo, sao vàng bằng lửa nhỏ. Sau khi đã sao vàng thì đun sôi với nước, lọc bỏ bã, dùng uống thay trà hàng ngày. Nên uống trước khi đi ngủ giúp giác ngủ ngon hơn.

Đinh lăng chữa mất ngủ

Đinh lăng là loài cây chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Nó giúp cải thiện giấc ngủ đồng thời cũng vô cùng lành tính khi sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Bạn có thể tham khảo cách dùng sau:

Phần thân đinh lăng đem chặt thành những đoạn nhỏ sau đó phơi khô dưới nắng. Sau khi đã phơi khô thì đem đóng gói, bảo quản nơi thoáng mát. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng một nắm nhỏ, rửa sạch, đun sôi với nước, lọc bỏ bã, lấy nước uống hàng ngày.

Bà bầu mất ngủ nên ăn gì?

Bên cạnh các biện pháp cải thiện giấc ngủ nêu trên thì chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng, tác động tốt đến tình trạng mất ngủ của thai phụ. Chế độ dinh dưỡng cần đầy đủ dinh dưỡng đồng thời tránh những thực phẩm không lành mạnh:

  • Ăn tối đúng giờ, không ăn quá muộn, không ăn quá no trước khi đi ngủ.
  • Có thể chia nhỏ bữa ăn để ngăn tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin B như: ngũ cốc nguyên cám, chuối, cải bó xôi,… sẽ giúp cải thiện giấc ngủ.
  • Nên uống một ít sữa ấm vào buổi tối để cơ thể được thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ.
  • Sử dụng các sản phẩm giàu canxi và sắt để giảm thiểu tình trạng bị chuột rút, đau nhức xương và cơ thể dẫn tới khó ngủ.

Bà bầu mất ngủ không nên ăn gì?

Khi mang thai, các thức ăn mà mẹ ăn cũng là để con ăn vậy nên việc ăn gì uống gì đối với mẹ bầu là vô cùng quan trọng.


Sau đây là các loại thực phẩm, đồ uống mà mẹ không nên sử dụng khi mang thai:

  • Tránh ăn đồ cay nóng như ớt, mù tạt,… vì có thể dẫn đến các tình trạng như ợ nóng, ợ chua,…
  • Không ăn quá nhiều đồ ngọt vì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, tăng đường huyết.
  • Tránh ăn đồ ăn sẵn như bánh mì, xúc xích,… vì nó chứa nhiều chất béo, đường và muối gây khó tiêu.
  • Không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ, tránh dẫn đến tình trạng thức dậy nhiều lần để đi vệ sinh – một trong những nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ về đêm.
  • Không nên sử dụng rượu, bia, các chất kích thích, chất chứa cafein vì dễ dẫn tới khó ngủ.

Một số biện pháp khác

Bên cạnh các biện pháp nếu trên thì vẫn còn một số biện pháp mà mẹ bầu có thể áp dụng để có được một giấc ngủ ngon:

  • Đi ngủ đúng giờ, không thức quá khuya.
  • Ngủ trưa khoảng 30 phút.
  • Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng như: Đi bộ, yoga, thiền, dưỡng sinh,… giúp tăng cường sức khỏe, lưu thông khí huyết, cải thiện giấc ngủ.
  • Ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ.
  • Đến gặp và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng mất ngủ không được cải thiện.

Bà bầu tháng thứ 6 uống thuốc ngủ có được không?

Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Việc uống thuốc ngủ có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với hệ thần kinh, khiến thai phụ phụ thuộc, thậm chí có thể nghiện nếu dùng trong khoảng thời gian liên tục kéo dài.

Uống thuốc ngủ có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi
Uống thuốc ngủ có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi

Khi mẹ bầu trong những tháng cuối sử dụng thuốc ngủ kéo dài có thể làm giảm IQ của trẻ, trẻ bị rối loạn chuyển hóa bilirubin sau sinh, tổn thương não, thần kinh,…

Vì thế việc sử dụng thuốc ngủ trong những tháng cuối của thai kỳ là không an toàn. Nếu tình trạng mất ngủ của bạn diễn ra quá thường xuyên, bạn có thể tìm đến bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp.

Trên đây là những thông tin về chứng mất ngủ ở bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ. Mong rằng bài viết đem lại được thông tin hữu ích cho những chị em phụ nữ đang mang thai và có kế hoạch mang thai tham khảo để có được sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con.

Kim Chi Nguyễn Thị

Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.