Bệnh tiểu đường là bệnh gì?
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức cân bằng. Xuất phát từ nguyên nhân thừa hoặc thiếu insulin làm quá trình chuyển hóa cacbonhydrat, chất béo và protein bị rối loạn tuy nhiên người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được lượng đường trong máu ở mức ổn định nếu xây dựng được lối sống lành mạnh và đi thăm khám sức khỏe định kỳ.
Hiện nay bệnh đái tháo đường đang có nguy cơ gia tăng nhanh chóng và ngày càng trẻ hóa. Về lâu dài nếu bệnh không được điều trị hợp lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Chỉ số đường huyết dưới 6.5% cho thấy tình trạng ổn định của bệnh. Từ 6,5% và càng lên cao hơn thì mức độ bệnh càng nghiêm trọng thậm chí còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Phân loại
Bệnh tiểu đường được chia thành 3 loại cơ bản sau:
- Tiểu đường type 1: Mặc dù không phổ biến và chiếm tỷ lệ tương đối ít so với tổng số người mắc,loại này lại thường xảy ra ở người trẻ dưới 20 tuổi do tuyến tụy bị phá hủy khiến insulin không được sản xuất do đó lượng insulin trong cơ thể bị thiếu hụt,sau đó bệnh phát triển rất nhanh. Tiểu đường type 1 cũng chính là mức nặng nhất của bệnh đái tháo đường
- Tiểu đường type 2: Chiếm tỷ lệ rất lớn trên tổng số người mắc( khoảng 95% ), chủ yếu là người lớn tuổi và đang có nguy cơ trẻ hóa đặc biệt là đối tượng thừa cân, béo phì. Lúc này tuyến tụy vẫn sản xuất được insulin tuy nhiên lại không thể sử dụng để chuyển hóa đường trong máu, tốc độ phát triển của đái tháo đường type 2 chậm hơn
- Tiểu đường thai kỳ: Bệnh chỉ tồn tại trong quá trình mang thai và sau khi sinh con sẽ biến mất (từ khoảng tuần thứ 24 đến cuối thai kỳ ), theo thống kê có khoảng 2 đến 10% thai phụ gặp phải tình trạng này. Sự đặc biệt này là do các hormone được sinh ra để giúp thai nhi phát triển ức chế lại hoạt động của insulin do đó thai phụ cần một lượng insulin cao gấp 2 đến 3 lần bình thường. Bên cạnh đó những sản phụ từng mắc tiểu đường trong thai kỳ cũng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao hơn. Đồng thời tiểu đường thai kỳ cũng có thể phát triển thành tiểu đường type 2 nếu bệnh không được kiểm soát kịp thời.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường
Biểu hiện đặc trưng của bệnh đái tháo đường là lượng glucose có trong máu lớn hơn mức cho phép. Ban đầu bệnh chỉ gây ra các triệu chứng rất nhẹ gần như không có gì nên tương đối khó phát hiện nếu không kiểm tra sức khỏe định kỳ. Do vậy đến tận khi bệnh đã nặng hoặc xuất hiện các biến chứng mới phát hiện ra. Ngoài ra biểu hiện của bệnh tiểu đường ở từng giai đoạn cũng tương đối khác nhau.
Dấu hiệu ở giai đoạn tiểu đường type 1
Lượng đường trong máu không ổn định và có thể tăng rất nhanh do đó các triệu chứng kéo theo cũng không duy trì trong thời gian dài và thường có 4 triệu chứng điển hình sau:
- Cơ thể mệt mỏi và đói lả: Cơ thể sử dụng glucose từ thực phẩm để giải phóng ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và để các tế bào hấp thụ được glucose sẽ phải cần 1 lượng insulin nhất định. Do đó khi lượng insulin được tạo ra không đáp ứng đủ, bị thiếu mất 1 loại insulin nào đó hoặc loại insulin cơ thể tạo ra bị các tế bào kháng lại khiến tế bào không hấp thụ được glucose, do đó cơ thể bị thiếu hụt năng lượng rồi gây ra các biểu hiện như đói lả và mệt mỏi.
- Tần suất đi tiểu tăng và khát nước hơn: 1 ngày 1 người bình thường đi tiểu trung bình khoảng 4 – 7 lần, tuy nhiên những bệnh nhân mắc đái tháo đường sẽ đi tiểu thường xuyên hơn do lượng đường huyết cao hơn. Nguyên nhân là do khi glucose đi qua thận nhưng không được tái hấp thụ như bình thường vì lượng đường huyết quá cao khiến thận không thể đưa hết lượng đường trở lại. Làm cho lượng nước tiểu được tạo ra nhiều hơn theo đó mà bạn phải đi tiểu nhiều lần hơn và gây ra cảm giác khát nước do cơ thể bị mất nước. Cứ như thế bạn sẽ uống nhiều nước rồi tần suất đi tiểu cũng tăng lên.
- Khô miệng, da bị ngứa: Mặc dù lượng nước được uống tương đối lớn nhưng chủ yếu lại bị sử dụng cho việc đi tiểu khiến các bộ phận khác vẫn có thể bị thiếu nước. Một dấu hiệu sớm của bệnh nhân mắc đái tháo đường là thường thấy khô miệng và ngứa do khô da.
- Sụt cân nhanh chóng: Có thể người bệnh ăn nhiều hơn bình thường vì đói nhanh nhưng cơ thể lại không hấp thụ được nhiều glucose được phân giải từ thực phẩm nên cân nặng vẫn bị sụt giảm nhiều.
- Suy giảm thị lực: lượng nước trong cơ thể thay đổi có thể khiến tròng kính của mắt bị sưng làm cho mờ mắt và suy giảm thị lực
Các dấu hiệu của bệnh đái tháo đường type 2
Ở giai đoạn này các triệu chứng không được rõ ràng như tiểu đường type 1 khiến cho mọi người khó phát hiện ra các tín hiệu cảnh báo của cơ thể một cách rõ ràng. Sau đây là một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2:
- Nhiễm trùng nấm men: Loại nấm này phát triển ở cả nam giới và nữ giới có bệnh lý đái tháo đường. Lượng đường trong máu của người mắc đái tháo đường thường ở mức cao hơn người bình thường mà glucose là thức ăn chính của nấm men do đó làm cho chúng càng phát triển mạnh mẽ. Gây nhiễm trùng ở các nếp gấp ấm hoặc có độ ẩm cao hơn trên da điển hình là ở các kẽ ngón tay, ngón chân, trong và xung quanh vùng kín gây cảm giác cực kỳ khó chịu.
- Các vết thương lâu liền: Để tình trạng lượng đường huyết cao trong thời gian dài có thể gây tác động xấu đến lượng máu trong cơ thể, tổn thương hệ thần kinh khiến vết thương lâu lành và dễ bị nhiễm trùng. Thần kinh bị tổn thương còn có thể gây đau mỏi, tê bì chân tay.
Các dấu hiệu của bệnh đái tháo đường thai kỳ
Các dấu hiệu bệnh lúc này cũng không rõ ràng nhưng thường được phát hiện sớm nếu thai phụ đi khám thai định kỳ. Việc tầm soát tiểu đường cho thai phụ từ tuần thứ 24 trở đi là rất cần thiết để có thể phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời. Bệnh có 2 triệu chứng thường gặp sau:
- Khát.
- Tần suất đi tiểu tăng.
- Qua đó cho thấy bệnh đái tháo đường rất khó để phát hiện qua các triệu chứng mà chủ yếu là do việc xét nghiệm đường huyết và đây cũng là phương pháp cho kết quả chính xác nhất.
Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường type 1: Phần lớn là do yếu tố di truyền ( nguyên nhân tự nhiên ). Do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy nên cơ thể không sản xuất được insulin dẫn đến glucose tích tụ nhiều trong máu làm đường huyết tăng cao
Đái tháo đường type 2: Lượng insulin mà tuyến tụy sản xuất ra không đáp ứng đủ hoặc tế bào cơ thể kháng lại loại insulin đó kết quả là glucose không được hấp thụ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Ngoài ra bệnh đái tháo đường type 2 còn có nguyên bắt nguồn từ một số bệnh lý về gan, thận và thần kinh…Người lớn tuổi, người béo phì, người mắc bệnh huyết áp cao, gia đình có tiền sử về tiểu đường có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 cao hơn. Hiện nay tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường type 2 bị biến chứng do không phát hiện kịp thời tương đối cao.
Đái tháo đường thai kỳ: Do hoocmon cơ thể sản xuất ra trong thai kỳ kháng lại insulin làm rối loạn quá trình chuyển hóa glucose và tích tụ lại trong máu làm tăng đường huyết.
Điều trị bệnh đái tháo đường như thế nào?
Để quá trình điều trị đạt kết quả mong muốn thì việc kết hợp đồng thời các phương pháp: xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh và sử dụng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ là vô cùng quan trọng.
Đối với bệnh nhân đái tháo đường, chế độ ăn uống cũng như luyện tập thể dục là hai yếu tố quan trọng giúp kiểm soát bệnh ở mức ổn định.
Về chế độ ăn
- Nên chia ra thành nhiều bữa ăn nhỏ, không nên ăn quá no một lúc để tránh lượng đường trong máu tăng quá cao sau bữa ăn, ăn uống đúng giờ, đặc biệt là nên ăn nhẹ trước khi đi ngủ tránh việc tụt đường huyết trong đêm vì sẽ rất nguy hiểm
- Ăn thịt tối đa 2 bữa/ ngày, ăn nhiều rau xanh bổ sung chất xơ giúp làm chậm quá trình đào thải đường, tăng khả năng hấp thu, tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế tính bột. Tuy nhiên nên hạn chế ăn rau quả đóng hộp.
- Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều chất béo: dầu mỡ động vật, da gà, bơ, đồ chiên rán, xúc xích, các loại cá nhiều mỡ như cá tra, ca nheo…
- Ăn nhiều thức ăn chứa ít năng lượng: rau, nấm, gạo lứt, các loại bánh mì không trộn với phụ gia
- Cho dù không muốn ăn nhưng tuyệt đối không được bỏ bữa vì có thể sẽ gây tụt đường huyết.
- Nhai kỹ, ăn chậm.
- Nên chế biến thực phẩm dưới dạng luộc hoặc nấu, hạn chế đồ xào và chiên rán, rang với mỡ.
- Không phải ăn kiêng quá mức, phải giảm dần thức ăn theo thời gian đến khi đủ tiêu chuẩn thì duy trì ở mức đó. Thức ăn đa dạng, lượng ăn vừa phải, ăn nhiều rau, ăn nhạt, không uống đồ uống có cồn như bia rượu, đồ uống đóng chai có gas như coca, 7up.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường: nhãn, vải, mật, đặc biệt là các chất ngọt nhân tạo có trong bánh kẹo, mứt, socola.
- Ngoài ra mọi người cũng nên uống các loại sữa dành riêng cho người tiểu đường để cung cấp thêm chất dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe.
Về chế độ luyện tập thể lực
- Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ thể đáp ứng tốt hơn với insulin theo đó lượng glucose cơ thể hấp thụ được cũng tăng lên, giảm lượng đường trong máu, giảm mỡ máu, kiểm soát cân nặng ngoài ra có 1 số bộ môn luyện tập như yoga còn giúp giảm stress, cải thiện tâm trạng.
- Luyện tập với cường độ vừa phải.
- Tham khảo tư vấn của bác sĩ về thời gian cũng như cường độ luyện tập đặc biệt là những bệnh nhân đã có biến chứng.
- Không tập luyện quá sức, tránh hạ đường huyết khi tập, không tham gia luyện tập khi đường huyết đang quá cao hoặc máu đang quá nồng độ ceton cao.
- Nên đi bộ thường xuyên, làm việc nhiều ở ngoài vườn,1 tuần có thể đánh bóng rổ, tennis từ 3 đến 5 lần để nâng cao sức khỏe.
- Ngoài ra mọi người cũng nên giảm xem tivi và hạn chế sử dụng máy vi tính, đặc biệt là có 1 giấc ngủ trưa < 30 phút mỗi ngày.
Việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ là rất quan trọng để có thể kiểm soát được lượng đường trong máu. Dựa theo lượng đường huyết bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ với những loại thuốc phù hợp nhất cho mỗi bệnh nhân. Tuyệt đối không thêm, bớt liều lượng đã quy định sẵn, cố gắng uống thuốc đầy đủ, đúng giờ, nên uống thuốc trước bữa ăn khoảng 30 phút để thuốc phát huy tác dụng tối đa. Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để có thể chủ động điều trị.
Đối với đái tháo đường type 1: Xuất phát từ nguyên nhân là tuyến tụy bị phá hủy khiến insulin không được sản xuất, các bệnh nhân đái tháo đường type 1 được chỉ định điều trị bằng insulin.
Đối với đái tháo đường type 2: Nguyên nhân gây bệnh là do 3 hiện tượng sau: lượng insulin được sản xuất thiếu, không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể hay cơ thể không đáp ứng tốt với insulin ngoài ra còn do tăng sản xuất glucose từ gan. Tất cả các yếu tố trên đều làm gia tăng lượng đường trong máu do đó đối với trường hợp này sẽ sử dụng loại thuốc giúp giảm đường huyết, loại hỗ trợ cơ thể tăng cường sản xuất insulin, hạn chế hiện tượng cơ thể không đáp ứng với insulin, ngăn ngừa ruột hấp thụ carbohydrate. Thuốc uống phải được chỉ định theo đơn, theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa cho mỗi người, không tự ý điều chỉnh.
Ngoài ra bệnh nhân đái tháo đường cũng nên dùng 1 số loại thảo dược để hỗ trợ kiểm soát đường huyết như: quả mướp đắng, tỏi đen, cam thảo đất, dây thìa canh, lá xoài, nha đam…. Sử dụng thảo dược thiên nhiên không những an toàn mà còn tiết kiệm chi phí đáng kể.
Bệnh đái tháo đường có thể điều trị khỏi không?
Đái tháo đường là căn bệnh mãn tính và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Và việc cần làm là kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra. Tuy nhiên ta hoàn toàn có thể kiểm soát được lượng đường trong máu và đưa nó về mức bình thường bằng các liệu pháp phù hợp.
Bệnh đái tháo đường type 1 do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy và không thể hồi phục cho nên cần sử dụng insulin lâu dài để duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định
Mặt khác tiểu đường type 2 lại là bệnh do lối sống chứ không có yếu tố di truyền nên hoàn toàn có thể kiểm soát bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh và thậm chí có thể ngưng uống thuốc nhưng vẫn phải kiểm tra thường xuyên.
Cách phòng ngừa bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường là một căn bệnh nguy hiểm với rất nhiều biến chứng nặng nề gây ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe con người và cản trở nhiều hoạt động trong cuộc sống vì vậy mọi người nên chủ động phòng ngừa trước khi quá muộn bằng cách hãy xây dựng một lối sống lành mạnh với một số việc làm cụ thể sau:
- Kiểm soát cân nặng: Theo một nghiên cứu những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn người có trọng lượng bình thường. Bên cạnh đó việc bệnh nhân giảm từ 5 đến 7% cân nặng đang có sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị. Hiệu quả sẽ càng được nâng cao khi kết hợp giữa 2 việc giảm béo và tập luyện thể dục thể thao đều đặn. Bởi việc này giúp cho hoạt động sản xuất insulin của cơ thể diễn ra dễ dàng hơn.
- Xây dựng 1 thực đơn khoa học: Hạn chế chiên rán, đồ ăn chứa nhiều chất béo, chất ngọt nhân tạo như saccharin, đặc biệt là đường hóa học có trong 1 số loại bánh kẹo đóng sẵn cũng như các loại nước ngọt đóng chai ( coca, pepsi,…). Nên bổ sung nhiều chất xơ, thay thế gạo trắng bằng các loại hạt ngũ cốc hay gạo lứt.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia, hay các đồ uống chứa chất kích thích.
- Đặc biệt là khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần và kiểm tra lượng đường huyết tối thiểu 3 tháng 1 lần và nếu có điều kiện hãy cố gắng kiểm tra thường xuyên hơn, ngoài ra bạn cũng nên đo huyết áp, cholesterol thường xuyên để có các biện pháp điều trị phù hợp hạn chế tối đa biến chứng.
- Uống đủ nước: Gan sẽ tích trữ nước nhiều hơn khi hàm lượng vasopressin tăng cao và đồng thời cũng tăng sản xuất glucose làm tăng đường huyết. Để điều này không xảy ra hãy cung cấp đủ nước cho cơ thể khoảng 2 lít nước mỗi ngày ( không thay thế bằng các loại nước ngọt, nước có gas…). Bên cạnh đó việc cung cấp đủ nước còn giúp thận hoạt động hiệu quả hơn, đào thải hết lượng đường dư thừa qua đường bài tiết.
- Giữ cho tâm trạng luôn thoải mái: Suy nghĩ tích cực, hạn chế stress cũng góp phần phòng ngừa đái tháo đường. Ngồi thiền và tập yoga cũng giúp cải thiện tâm trạng, giải tỏa stress.