Thuốc Glucophage: Công dụng, Liều dùng, Tác dụng phụ, Giá bán

Glucophage
Glucophage

Thuốc Glucophage là thuốc gì?

Thuốc Glucophage là thuốc điều trị bệnh đái tháo đường týp 2, đặc biệt ở những người thừa cân, được sử dụng bằng đường uống.

Nhà sản xuất: Công ty Merck Sante s.a.s 2 Rue du Pressoir Vert, 45400 Semoy France.

Thuốc Glucophage được lưu hành tại Việt Nam với số đăng ký là VN-14744-12.

Thành phần chính và hàm lượng:

  • Metformin hydrochloride 850mg
  • Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ một viên

Dạng bào chế: Viên nén bao phim

Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ*15 viên, hộp 5 vỉ*20 viên.

Hình ảnh hộp thuốc Glucophage
Hình ảnh hộp thuốc Glucophage

Thành phần trong thuốc Glucophage có tác dụng gì?

Do thành phần của thuốc là metformin nên thuốc làm cho nồng độ glucose trong máu giảm xuống bằng các cơ chế:

  • Làm cho ruột không hấp thu được glucose
  • Giúp glucose được vận chuyển từ máu vào trong tế bào được dễ dàng hơn
  • Ở gan, metformin cản trở quá trình tạo đường, đồng thời tạo điều kiện cho quá trình phân hủy đường.

Công dụng

Thuốc được dùng để điều trị bệnh đái tháo đường typ 2, làm giảm các biến chứng gây ra do bệnh.

Chỉ định

  • Thuốc được chỉ định đối với người mắc đái tháo đường typ 2, nhất là đối với những người muốn kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn hoặc tập thể dục nhưng lại không có hiệu quả.
  • Đối với người lớn, thuốc có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường dùng đường uống khác.
  • Đối với thanh thiếu niên và trẻ em lớn hơn 10 tuổi, thuốc có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với insulin.
Hình ảnh vỉ thuốc Glucophage
Hình ảnh vỉ thuốc Glucophage

Cách sử dụng thuốc Glucophage

Liều dùng

Người lớn:

Chỉ sử dụng một thuốc là Glucophage hoặc dùng thêm các thuốc cũng có tác dụng làm giảm glucose trong máu sử dụng đường uống khác:

  • Liều khởi đầu: 500mg hoặc 850mg metformin hydrochloride 2 hoặc 3 lần/ngày, dùng ngay trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn.
  • Sau 10 đến 15 ngày, dựa trên các chỉ số đường trong máu sau khi làm xét nghiệm nên điều chỉnh lại liều dùng.
  • Việc tăng liều từ từ có thể giúp cho đường tiêu hóa của bệnh nhân hấp thu tốt hơn.
  • Bệnh nhân không nên sử dụng vượt quá liều đã được khuyến cáo là 3g/ngày, chia 3 lần.
  • Khi thay đổi thuốc điều trị đái tháo đường thì bệnh nhân dừng uống thuốc này, sử dụng sang metformin với liều khởi đầu đã được đề cập như trên.

Phối hợp thuốc với insulin:

Có thể kết hợp metformin và insulin để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Liều khởi đầu: 500mg hoặc 850mg metformin hydrochloride 2 hoặc 3 lần/ngày, còn liều lượng insulin sẽ dựa vào các xét nghiệm đo đường huyết để điều chỉnh.

Người cao tuổi:

  • Dựa trên chức năng thận để điều chỉnh liều dùng metformin do người cao tuổi bị suy giảm chức năng thận. Thường xuyên đánh giá chức năng thận của người cao tuổi.

Trẻ em và thanh thiếu niên:

Dùng thuốc đơn độc hoặc phối hợp thuốc với insulin:

  • Trẻ em lớn hơn 10 tuổi và thanh thiếu niên có thể sử dụng được thuốc Glucophage.
  • Liều khởi đầu: 500mg hoặc 850mg metformin hydrochloride 1 lần/ngày, sử dụng ngay trong bữa ăn hoặc dùng sau khi ăn.
  • Dựa trên các xét nghiệm đo đường huyết, sau 10 đến 15 ngày, điều chỉnh lại liều dùng.
  • Việc tăng liều từ từ có thể giúp cho đường tiêu hóa của bệnh nhân hấp thu tốt hơn.
  • Bệnh nhân không nên sử dụng vượt quá liều đã được khuyến cáo là 2g/ngày, chia 2 lần.
Thuốc Glucophage bào chế dạng viên nén
Thuốc Glucophage bào chế dạng viên nén

Cách dùng

Thuốc không được nhai, nghiền, bẻ, bệnh nhân cần nuốt cả viên trong bữa ăn hoặc sau khi ăn xong. Do thuốc gây kích ứng ở đường tiêu hóa khi uống nên cách dùng trên có thể khắc phục được điều này.

Chống chỉ định

  • Người bị mẫn cảm với metformin hydrochloride hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người có rối loạn chức năng thận hoặc bị suy thận (chỉ số độ thanh thải creatinin <60ml/phút).
  • Bệnh nhân trong tình trạng tiền hôn mê hoặc nhiễm toan thể Ceton.
  • Những trường hợp có thể làm thay đổi chức năng thận như: sốc, mất nước, bị nhiễm trùng nặng.
  • Người mắc bệnh lý gây tình trạng thiếu oxy ở mô như: sốc, suy hô hấp, suy tim.
  • Nghiện rượu, ngộ độc rượu cấp tính, suy giảm chức năng gan.
  • Các xét nghiệm X quang mà có sử dụng chất cản quang có chứa iod.
  • Phẫu thuật lớn theo chương trình.
  • Phụ nữ có thai (dùng insulin, không dùng metformin).

Tác dụng phụ của thuốc Glucophage

Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa: Rất hiếm

  • Nhiễm acid lactic: đây là biến chứng nghiêm trọng, gây nôn, đau bụng kèm vọp bẻ cơ và hoặc khiến bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi và cần điều trị riêng biệt cho bệnh nhân. Nếu bị tác dụng phụ này thì người bệnh phải dừng ngay việc sử dụng Glucophage và thông báo cho bác sĩ điều trị biết được tình hình. Bệnh nhân bị nhiễm acid lactic phải được điều trị trong bệnh viện.
  • Khi điều trị kéo dài bằng metformin có thể khiến khả năng hấp thu vitamin B12 bị suy giảm, đồng thời nồng độ của nó trong huyết thanh cũng giảm xuống. Trong trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng thiếu máu hồng cầu khổng lồ thì cần xét đến nguyên nhân này.

Hệ thần kinh bị rối loạn: Thường

  • Vị giác rối loạn.

Tiêu hóa rối loạn: Rất thường

  • Các rối loạn như đi ngoài, nôn mửa, cảm giác nôn nao, không muốn ăn. Trong giai đoạn bắt đầu điều trị thì các tác dụng phụ này thường xảy ra hơn và tự hồi phục trong phần lớn các trường hợp. Metformin dùng 2 hoặc 3 lần/ngày trong hoặc cuối bữa ăn sẽ ngăn ngừa được tác dụng phụ này. Việc tăng liều từ từ có thể giúp cho đường tiêu hóa của bệnh nhân hấp thu tốt hơn.

Gan mật rối loạn: Rất hiếm

  • Ngừng điều trị nếu có các kết quả xét nghiệm chức gan cho thấy bất thường hoặc viêm gan.

Da và mô dưới da rối loạn: Hiếm: ban đỏ, ngứa, mày đay.

Trên trẻ em: (10-16 tuổi)

  • Tác dụng phụ trên trẻ em được báo cáo có mức độ nghiêm trọng và loại tác dụng ngoại ý tương tự ở người trưởng thành.
  • Nếu gặp phải các tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc cần phải thông báo cho bác sĩ.
Thuốc Glucophage điều trị đái tháo đường
Thuốc Glucophage điều trị đái tháo đường

Chú ý và thận trọng

Nhiễm acid lactic:

  • Rất ít gặp nhưng khi đã nhiễm thì rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Những trường hợp bị nhiễm acid lactic chủ yếu là ở những người đái tháo đường bị suy thận.
  • Việc đánh giá các yếu tố nguy cơ khác như kiểm soát không tốt bệnh đái tháo đường, đa ceton, suy giảm chức năng gan, nghiện rượu, không ăn nhiều ngày và bất kì nguyên nhân nào làm cho mô thiếu oxy có thể giảm tỷ lệ nhiễm acid lactic.
  • Khi có dấu hiệu bị nhiễm toan chuyển hóa thì ngừng dùng metformin và cho bệnh nhân nhập viện.

Chức năng thận:

  • Trước khi bắt đầu điều trị cần xét nghiệm độ thanh thải creatinin và xét nghiệm thường kỳ chỉ số này do metformin được bài tiết qua thận.
  • Ở người lớn tuổi thì chức năng thận bị giảm, nó không có dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài.
  • Ở những người có thể bị giảm chức năng thận như khi bắt đầu điều trị với thuốc kháng viêm không steroid thì cần thận trọng chú ý

Sử dụng các chất cản quang có chứa iod:

  • Trong các xét nghiệm X quang có sử dụng các chất cản quang có chứa iod có thể gây ra suy thận.
  • Điều này khiến tích lũy metformin trong cơ thể và gây ra nhiễm acid lactic. Để khắc phục điều này thì dừng sử dụng metformin 48 giờ trước và sau phẫu thuật, và khi chức năng thận bình thường mới dùng lại.

Phẫu thuật: Khi phẫu thuật theo chương trình, gây tê tủy sống hoặc ngoài màng cứng thì không sử dụng metformin 48h trước và sau phẫu thuật, khi chức năng thận bình thường mới dùng lại.

Những lưu ý khác:

  • Bệnh nhân nên có chế độ ăn uống phân bố đều lượng carbohydrate. Với những người thừa cân thì hạn chế các thức ăn có nhiều năng lượng.
  • Thường xuyên xét nghiệm để theo dõi bệnh đái tháo đường.
  • Nếu sử dụng đơn độc metformin thì không gây hạ đường huyết, nhưng khi phối hợp nó với insulin hoặc các thuốc tiểu đường dùng đường uống khác thì cần chú ý tới khả năng gây hạ đường huyết.
  • Tương tác của thuốc Glucophage với các thuốc khác:

Kết hợp cần thận trọng:

Các thuốc có khả năng tăng đường huyết nội tại:

  • Chú ý theo dõi đường huyết, nhất là khi bắt đầu quá trình điều trị. Nếu cần có thể điều chỉnh liều metformin cho tương ứng với các thuốc điều trị cùng và cho tới khi ngừng thuốc.
  • Thuốc lợi tiểu (đặc biệt là lợi tiểu quai):
  • Các thuốc này có thể gây suy giảm chức năng thận nên chúng có thể gây tăng khả năng bị nhiễm acid lactic.
  • Các chất ức chế men chuyển: Nó có thể gây giảm đường huyết. Nếu cần có thể điều chỉnh liều metformin cho tương ứng với các chất ức chế men chuyển đang dùng cùng và cho tới khi ngừng sử dụng.

Kết hợp chống chỉ định:

  • Các chất cản quang có chứa iod: Việc sử dụng các chất này có thể gây suy thận, dẫn đến làm tích lũy lượng metformin trong cơ thể, từ đó làm tăng khả năng nhiễm acid lactic. Để khắc phục điều này thì cần ngưng sử dụng metformin 48h trước và sau khi xét nghiệm và chỉ dùng lại thuốc khi chức năng thận đã bình thường.
  • Kết hợp không khuyên dùng: Rượu: ngộ độc rượu cấp tính sẽ làm cho bệnh nhân dễ bị nhiễm acid lactic, nhất là khi bệnh nhân không ăn, suy dinh dưỡng, chức năng gan suy giảm.
  • Tránh dùng các thuốc có chứa cồn khi điều trị bằng metformin.
Glucophage sản xuất bởi Công ty Merck
Glucophage sản xuất bởi Công ty Merck

Ảnh hưởng của thuốc Glucophage lên phụ nữ có thai và cho con bú:

Phụ nữ có thai

Không dùng metformin cho phụ nữ có thai do nó có thể gây dị tật thai nhi. Thay thế bằng insulin để điều trị tiểu đường cho phụ nữ có thai.

Phụ nữ cho con bú

Chưa thấy tác dụng có hại nào với trẻ sơ sinh khi mẹ dùng metformin. Tuy nhiên, do metformin được bài tiết trong sữa mẹ và do dữ liệu còn hạn chế, không khuyến khích sử dụng metformin khi đang trong thời kỳ cho con bú. Cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng sử dụng thuốc.

Dược động học

Hấp thu:

  • Thuốc có nồng độ lớn nhất trong huyết tương sau khi uống 1 liều thuốc là 2,5 giờ. Ở người khỏe mạnh, sinh khả dụng tuyệt đối của viên 500mg hoặc 850mg là 50-60%.
  • Phần không hấp thu được thải ra với phân và chiếm 20-30%.
  • Metformin sau khi uống được hấp thu bão hòa và thuốc không được cơ thể hấp thụ hết. Dược động học của sự hấp thu metformin không tuyến tính.
  • Ở những liều đã được khuyến cáo, sau 24 đến 48 giờ thì nồng độ thuốc trong huyết tương ổn định và thường ít hơn 1 mcg/ml. Khi dùng liều tối đa, nồng độ thuốc trong huyết tương đều ≤5mcg/ml, kết quả này đã được chứng tỏ trong các thử nghiệm lâm sàng. Thức ăn không ảnh hưởng đáng kể đến sự hấp thu của metformin.

Phân bố:

  • Tỷ lệ thuốc gắn với protein huyết tương là không đáng kể. Trong hồng cầu metformin được phân chia vào.
  • Nồng độ tối đa của thuốc trong huyết tương lớn hơn nồng độ tối đa của nó trong máu, khoảng thời gian xuất hiện trong máu và huyết tương là tương tự nhau. Tế bào hồng cầu có thể coi như là đại diện cho ngăn phân bố thứ cấp của metformin. Vd trung bình từ 63-276 l.

Chuyển hóa: Thuốc được bài tiết qua đường nước tiểu dưới dạng còn hoạt tính. Các chất chuyển hóa không còn trong người.

Thải trừ:

  • Metformin được thải trừ qua lọc ở cầu thận và bài tiết ở ống thận. Độ thanh thải >400ml/phút. Thời gian để nồng độ thuốc trong máu giảm đi một nửa sau khi uống là 6,5 giờ.
  • Khi suy giảm chức năng thận, sự thanh thải giảm, thời gian bán thải của metformin tăng lên, do đó gây tăng nồng độ của metformin trong huyết tương.

Cách xử trí khi quá liều, quên liều

Khi quá liều: Khi quá liều sẽ gây ra nhiễm acid lactic, cần cấp cứu và nhập viện điều trị. Điều trị bằng cách thẩm tách lactate và metformin.

Khi quên liều: Nếu quên liều thì bệnh nhân không được tăng gấp đôi liều Glucophage mà phải dùng liền kế tiếp như bình thường.

Thuốc Glucophage giá bao nhiêu?

Glucophage là thuốc tương đối phổ biến trên thị trường hiện nay. Thuốc thường được bào chế dưới dạng viên nén với hàm lượng hoạt chất có thể là: 500mg, 850mg hoặc 1000mg.

Đối với thuốc Glucophage 850mg (hộp 5 vỉ, 20 viên/vỉ) bán với giá 376 000 VNĐ/hộp.

Thuốc Glucophage mua ở đâu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh?

Bạn có thể dễ dàng tìm mua ở bất cứ nhà thuốc nào, nhưng chú ý nên chọn các nhà thuốc uy tín và có giá cả phải chăng. Trước khi mua nên kiểm tra bao bì, tem mác của hộp thuốc để tránh gặp phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.