Thuốc Lipitor: Công dụng, Cách dùng, Tác dụng phụ, SĐK, Giá bán

Lipitor
Lipitor

Thuốc Lipitor là thuốc gì?

Thuốc Lipitor là một loại thuốc statin dùng để phòng ngừa bệnh tim mạch ở những người dễ mắc và điều trị những trường hợp có mức độ lipid không bình thường.

Nhà sản xuất: Công ty Pfizer Pharmaceuticals LLC, Km 1.9, Road 689 Vega Baja, PR 00693, Puerto Rico Germany.

Thuốc Lipitor được lưu hành tại Việt Nam với số đăng ký là VN-17767-14.

Thành phần chính và hàm lượng:

  • Atorvastatin 20mg
  • Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ một viên

Dạng bào chế: Viên nén bao phim.

Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ*10 viên.

Ngoài ra, trên thị trường hiện còn có dạng Lipitor 10mg và 40mg. Thuốc chỉ dùng khi có đơn của bác sĩ.

Hình ảnh hộp thuốc Lipitor 20mg
Hình ảnh hộp thuốc Lipitor 20mg

Thành phần trong thuốc Lipitor có tác dụng gì?

Atorvastatin khiến lượng cholesterol và lipoprotein trong huyết tương giảm xuống do:

  • Atorvastatin ức chế men khử HMG-CoA reductase, qua đó cản trở quá trình tạo cholesterol ở gan.
  • Atorvastatin còn làm cho các thụ thể LDL trên tế bào bề mặt ở gan nhiều hơn, qua đó khiến LDL được chuyển hóa nhiều hơn.
  • Atorvastatin làm giảm cholesterol toàn phần, LDL-C, apoB, VLDL-C và triglyceride, làm tăng nhẹ HDL-C.

Công dụng

  • Thuốc được dùng để phòng ngừa bệnh tim mạch.
  • Điều trị tăng nồng độ cholesterol trong máu và rối loạn tổng hợp lipid trong máu.
  • Điều trị tăng nồng độ triglyceride trong máu, rối loạn beta-lipoprotein.
  • Điều trị tăng nồng độ cholesterol trong máu có yếu tố gia đình đồng hợp tử.

Chỉ định

  • Atorvastatin được dùng để điều trị cho những bệnh nhân tăng cholesterol toàn phần, LDL-C, apoB, triglyceride đang trong chế độ ăn kiêng.
  • Thuốc còn giúp làm tăng HDL-C ở những người bị tăng cholesterol máu nguyên phát.
  • Thuốc còn được chỉ định cho những bệnh nhân có cholesterol toàn phần và cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp trong máu cao hơn bình thường, sự cao hơn này có tính gia đình đồng hợp tử.
  • Phòng ngừa bệnh tim mạch: Những bệnh nhân không có những dấu hiệu rõ ràng là đang mắc bệnh tim mạch và những người có những đặc điểm có thể mắc bệnh tim mạch như hút thuốc, tiểu đường, huyết áp tăng hoặc gia đình có người bị bệnh mạch vành giai đoạn sớm thì Atorvastatin được dùng để: giảm nguy cơ tử vong, đột quỵ, tái thông mạch máu và đau thắt ngực.
  • Những bệnh nhân có những dấu hiệu rõ ràng là đang mắc bệnh tim mạch thì Atorvastatin được dùng để: giảm nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, nhập viện do suy tim xung huyết, tái thông mạch máu và đau thắt ngực.

Đối với trẻ em ở độ tuổi từ 10 đến 17 tuổi:

  • Atorvastatin được dùng cho trẻ em (10-17 tuổi) khi ăn kiêng để hạ cholesterol toàn phần, LDL-C, apoB, những trẻ em này bị tăng cholesterol máu có tính gia đình dị hợp tử.
  • Thuốc còn được dùng cho những bệnh nhân sau khi đã hoàn thành phương pháp ăn kiêng mà vẫn có những yếu tố sau: giá trị LDL-C > 190 mg/dL hoặc > 160mg/dl và gia đình có người bị bệnh về tim mạch sớm hoặc ≥ 2 yếu tố có thể gây ra bệnh tim mạch khác.
Hình ảnh hộp thuốc Lipitor 10mg
Hình ảnh hộp thuốc Lipitor 10mg

Cách sử dụng thuốc Lipitor

Liều dùng:

  • Bệnh nhân uống từ 10mg – 80mg 1 lần/ngày.
  • Liều khởi đầu và duy trì ở những bệnh nhân khác nhau là khác nhau phụ thuộc vào chỉ số LDL-C lúc đầu, mục tiêu của điều trị và khả năng của bệnh nhân đó trong hồi phục, hấp thu thuốc.
  • Cần thay đổi liều sao cho thích hợp với bệnh nhân dựa vào chỉ số nồng độ lipid trong 2-4 tuần, sau khi bắt đầu điều trị và trong quá trình chuẩn liều.

Tăng nồng độ cholesterol trong máu nguyên phát và nồng độ lipid trong máu hỗn hợp:

  • Thuốc thường được chỉ định duy trì với liều 10mg, 1 lần/ngày.
  • Sau 2 tuần, bệnh nhân có đáp ứng điều trị rõ ràng, đáp ứng đạt tối đa sau 4 tuần.
  • Đáp ứng này không mất đi khi bệnh nhân sử thuốc lâu dài.
  • Tăng nồng độ cholesterol trong máu có tính gia đình đồng hợp tử:
  • Bệnh nhân sử dụng 10mg – 80mg/ngày.
  • Nên phối hợp atorvastatin với các phương pháp hạ lipid máu khác, chỉ sử dụng đơn độc atorvastatin khi không còn phương pháp nào khác.

Trẻ em (10-17 tuổi)có rối loạn lipid máu nghiêm trọng:

  • Liều khởi đầu 10mg, 1 lần/ngày.
  • Sau đó có thể tăng tới 20mg mỗi ngày.
  • Sau mỗi 4 tuần hoặc lâu hơn thì cần điều chỉnh lại liều.

Bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan: Cần thận trọng với đối tượng bệnh nhân này. Chống chỉ định trên những người có bệnh gan tiến triển.

Bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận: Không cần điều chỉnh liều do nồng độ thuốc trong huyết tương không bị thay đổi.

Người cao tuổi: Tương tự nhóm đối tượng tổng quát.

Phối hợp với các thuốc khác:

  • Khi dùng với cyclosporin thì không nên dùng quá 10mg Atorvastatin.
  • Không nên sử dụng với Telaprevir, Tipranavir/Ritonavir.
  • Dùng với Amiodaron, Darunavir + Ritonavir, Fosamprenavir, Fosamprenavir + Ritonavir, Saquinavir + Ritonavir thì dùng không được nhiều hơn 20mg/ ngày.
  • Dùng với Nelfinavir thì lượng atorvastatin ≤ 40mg/ngày.

Cách dùng: bệnh nhân có thể uống bất cứ thời điểm nào.

Chống chỉ định

Không dùng thuốc trong trường hợp bệnh nhân:

  • Dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc.
  • Người đang điều trị bệnh gan tiến triển hoặc gặp tình trạng tăng nồng độ transaminase trong huyết thanh quá mức kéo dài vô căn cứ.
  • Những người đang mang thai, đang trong thời kỳ cho con bú, đang trong độ tuổi sinh sản mà không dùng đầy đủ các biện pháp tránh thai.
Hình ảnh hộp thuốc Lipitor 40mg
Hình ảnh hộp thuốc Lipitor 40mg

Tác dụng phụ của thuốc Lipitor

Tác dụng phụ thường không đáng kể và thoáng qua.

Tác dụng phụ hay gặp nhất là:

  • Viêm mũi, viêm họng.
  • Đường trong máu tăng.
  • Đau họng, chảy máu mũi.
  • Đi ngoài, thức ăn chậm tiêu, cảm giác nôn nao, đầy hơi.
  • Đau khớp, xương, cơ, chi; sưng khớp; co cứng cơ.
  • Chức năng gan không bình thường, tăng creatine phosphokinase trong máu.

Ngoài ra, có thể có các tác dụng phụ: gặp ác mộng, nhìn không rõ, ù tai, khó chịu bụng, viêm gan, tắc mật, mày đay, mỏi cơ, đau cổ, cơ thể cảm giác khó chịu, sốt, có bạch cầu trong nước tiểu, giảm tiểu cầu, dị ứng, đứt gân, tăng cân, hay quên, chóng mặt, loạn vị giác, viêm tụy, hội chứng Stevens-Johnson, phù mạch, ban đỏ đa dạng, ban có bọng nước, ly giải cơ vân, bệnh cơ hoại tử do miễn dịch, viêm cơ, đau lưng, đau ngực, phù ngoại biên, mệt mỏi.

Ở trẻ em, các tác dụng không mong muốn tương tự như trên. Thông báo cho bác sĩ nếu gặp phải tác dụng phụ.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Lipitor

Trên gan:

  • Dùng atorvastatin có thể làm tăng transaminase trong huyết thanh ở mức độ vừa phải.
  • Giảm liều atorvastatin, ngắt quãng hoặc dừng thuốc thì transaminase trong huyết thanh lại trở lại bình thường.
  • Cần xét nghiệm enzym gan khi bắt đầu cho bệnh nhân sử dụng atorvastatin. Nếu transaminase trong huyết thanh tăng thì cần phải chú ý điều này đến khi bình thường trở lại. Nếu ALT hoặc AST vượt gấp 3 lần giới hạn trên bình thường thì cần giảm liều hoặc không sử dụng nữa.
  • Những người uống nhiều rượu và/hoặc đã từng bị bệnh gan thì cần chú ý khi sử dụng thuốc cho những người này.
  • Không được sử dụng atorvastatin cho những bệnh nhân mắc bệnh gan tiến triển hoặc tăng transaminase trong huyết thanh kéo dài mãi mà không giải thích được.

Trên cơ xương:

  • Sử dụng atorvastatin có thể gây đau cơ.
  • Cần phải xét nghiệm để xác định creatine phosphokinase trước khi điều trị những bệnh nhân: suy thận, nhược giáp, bệnh nhân hoặc có người trong gia đình bệnh nhân đã từng bị bệnh cơ di truyền, bị bệnh cơ do sử dụng statin hoặc fibrat, bị bệnh gan và/hoặc sử dụng nhiều rượu; cao tuổi (>70 tuổi) có khả năng bị tiêu cơ vân.
  • Nếu CPK > 5 lần giới hạn cho phép thì không sử dụng atorvastatin.
  • Bệnh cơ cần phải được chú ý ở những người bị đau cơ lan tỏa, nhạy cảm với việc đau cơ, yếu cơ hoặc tăng CPK nhiều.
  • Yêu cầu bệnh nhân báo cáo cho bác sĩ biết nêu họ bị đau, nhạy cảm đau, yếu cơ không rõ nguyên nhân, nhất là nếu bệnh nhân có thêm triệu chứng sốt, cơ thể mệt mỏi.
  • Dừng sử dụng atorvastatin nếu CPK tăng nhiều hoặc nghi ngờ mắc bệnh cơ.
  • Khi điều trị bằng atorvastatin mà lại dùng cùng với các thuốc: cyclosporin, dẫn chất acid fibric, Erythromycin, Niacin, các thuốc kháng nấm nhóm azol, Colchicine, Telaprevir, Boceprevir, Tipranavir/Ritonavir thì khả năng mắc bệnh cơ tăng lên. Cần xem xét cẩn thận lợi ích và nguy cơ khi dùng cùng, đồng thời giám sát chặt chẽ bệnh nhân. Có thể dùng liều khởi đầu và duy trì của atorvastatin thấp hơn nếu dùng cùng các thuốc kia.
  • Atorvastatin có thể làm tăng CPK.
  • Rất hiếm những bệnh nhân sử dụng atorvastatin bị tiêu hủy cơ vân kèm suy giảm chức năng thận thứ phát sau myoglobin niệu.
  • Nếu có bất cứ dấu hiệu nào thể hiện rằng bệnh nhân có bệnh cơ hoặc dễ bị suy giảm chức năng thận thứ phát sau tiêu hủy cơ vân thì cần dừng sử dụng atorvastatin một thời gian hoặc không dùng nữa.

Đột quỵ xuất huyết: Những bệnh nhân sử dụng Atorvastatin 80mg có khả năng bị đột quỵ xuất huyết.

Nội tiết:

  • Dùng Atorvastatin có nguy cơ tăng mức độ đường trong máu.
  • Cần chú ý sử dụng thuốc trên những người dễ bị tổn thương cơ do thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như: teo cơ, viêm cơ.
  • Trước khi sử dụng thuốc, cần phải xét nghiệm để xác định creatinine kinase nếu có khả năng dẫn đến tương tác thuốc và trên những người bệnh đặc biệt. Cần xem xét giữa lợi ích và nguy cơ, đồng thời chú ý theo dõi bệnh nhân.
Thuốc Lipitor bào chế dưới dạng viên nén
Thuốc Lipitor bào chế dưới dạng viên nén

Tương tác của thuốc Lipitor với các thuốc khác

  • Các thuốc ức chế CYP3A4, erythromycin/clarithromycin, chất ức chế protease, diltiazem, nước bưởi: dùng đồng thời sẽ khiến cho nồng độ của atorvastatin trong huyết tương tăng lên.
  • Các thuốc ức chế vận chuyển: dùng đồng thời sẽ làm tăng tác dụng của atorvastatin.
  • Itraconazole: dùng đồng thời làm diện tích dưới đường cong của atorvastatin tăng.
  • Các chất cảm ứng CYP3A4: dùng đồng thời làm cho nồng độ của atorvastatin trong huyết tương giảm nhẹ.
  • Các thuốc kháng acid, colestipol: dùng đồng thời làm giảm nồng độ của atorvastatin trong huyết tương.
  • Digoxin: nếu dùng đồng thời với 80mg atorvastatin thì sẽ làm cho atorvastatin tăng lên trong huyết tương.
  • Các thuốc tránh thai đường uống: dùng atorvastatin cùng với norethindrone và ethinyl estradiol sẽ làm tăng diện tích dưới đường cong của norethindrone và ethinyl estradiol.
  • Colchicin: có thể mắc bệnh cơ khi dùng atorvastatin cùng colchicin.
  • Acid fusidic: có thể có các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến cơ như ly giải cơ vân khi dùng đồng thời với atorvastatin.

Các liệu pháp điều trị kết hợp khác:

  • Dùng amiodaron với > 20mg/ngày atorvastatin có thể gây tiêu cơ vân. Nếu bắt buộc phải dùng liều> 20mg/ ngày thì ta thay thế bằng statin khác.
  • Dùng statin với thuốc điều trị HIV và HCV có thể khiến bệnh nhân dễ bị tổn thương cơ, hội chứng thận hư và bệnh nhân có thể tử vong.

Ảnh hưởng của thuốc Lipitor lên phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai

  • Không được sử dụng atorvastatin cho người đang mang thai.
  • Những người có thể mang thai muốn sử dụng thuốc thì phải dùng các phương pháp tránh thai, không được có thai trong thời gian sử dụng atorvastatin. Chỉ cho phép những người này sử dụng thuốc sau khi đã chắc chắn họ không có thai và đã thông báo cho họ về những tác hại đối với thai nhi khi sử dụng thuốc mà mang bầu.

Phụ nữ cho con bú

  • Không được sử dụng atorvastatin cho phụ nữ đang cho con bú. Chưa có dữ liệu về việc thuốc có thể qua sữa mẹ.
  • Do có thể sẽ có tác dụng phụ trên trẻ, nên những người sử dụng thuốc phải dừng việc cho con bú.

Dược động học

Hấp thu:

  • Bệnh nhân uống atorvastatin vào thì thuốc sẽ được cơ thể hấp thu rất nhanh, nồng độ tối đa trong huyết tương của bệnh nhân xuất hiện sau 1-2 giờ.
  • Dùng liều atorvastatin càng cao thì thuốc hấp thu càng nhiều, nồng độ thuốc có trong huyết tương bệnh nhân càng tăng.
  • Dạng bào chế viên nén cho sinh khả dụng bằng 95% đến 99% so với dạng bào chế bằng dung dịch.
  • Atorvastatin có sinh khả dụng tuyệt đối khoảng 14%, sinh khả dụng toàn thân khoảng 30%.
  • Thức ăn làm cho cơ thể hấp thụ thuốc kém đi nhưng hiệu quả làm giảm LDL-C của thuốc là không đổi khi dùng thuốc cùng với thức ăn. Do đó ta có thể uống thuốc mà không cần chú ý tới thời điểm ăn uống.
  • Bệnh nhân dùng thuốc vào bất cứ lúc nào trong ngày (buổi sáng, buổi trưa, buổi tối) thì hiệu quả làm giảm LDL-C của thuốc cũng không đổi.

Phân bố:

  • Vd của thuốc khoảng 381l.
  • 98% thuốc gắn với protein huyết tương.
  • Lượng thuốc trong huyết tương gấp 4 lần lượng thuốc trong hồng cầu. Thuốc khó vào được trong hồng cầu.

Chuyển hóa:

  • Atorvastatin được hydroxyl hóa ở vị trí ortho và para, hoạt chất này còn được oxy hóa ở vị trí beta. Các dẫn xuất này có tác dụng ức chế men khử bằng với 70% so với các chất chuyển hóa có hoạt tính.
  • Ở động vật, các dẫn xuất hydroxyl hóa ở vị trí ortho còn được glucuronic hóa.

Thải trừ:

  • Thuốc được chuyển hóa ở gan hoặc ngoài gan, sau đó chúng được thải trừ phần lớn qua mật. Thuốc gần như không lặp lại tuần hoàn gan mật.
  • Thời gian lượng thuốc còn lại một nửa trong huyết tương là 14 giờ.
  • Thời gian hoạt tính ức chế đối với men khử HMG-CoA còn ½ là 20-30 giờ.
  • Một lượng ít Atorvastatin được thải ra cùng với nước tiểu: 2%.
Thuốc Lipitor - điều trị bệnh tim mạch
Thuốc Lipitor – điều trị bệnh tim mạch

Các xử trí khi quá liều, quên liều

  • Nếu bệnh nhân sử dụng quá liều và xuất hiện các triệu chứng thì sẽ được điều trị và tiến hành các phương pháp hỗ trợ.
  • Phương pháp điều trị bằng cách thẩm phân lọc máu có hiệu quả điều trị thấp do thuốc gắn rất mạnh với protein của huyết tương.

Thuốc Lipitor giá bao nhiêu?

Đối với thuốc Lipitor 10mg (hộp 3 vỉ, 10 viên/vỉ) bán với giá 500.000 VNĐ/hộp.

Giá thuốc có thể thay đổi tùy vào từng cơ sở phân phối thuốc.

Thuốc Lipitor mua ở đâu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh?

Lipitor là một thuốc tương đối phổ biến, rất nhiều nhà thuốc đang bán loại thuốc này. Tuy nhiên, bạn cần chú ý nên chọn các nhà thuốc uy tín và có giá cả hợp lý.

Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.