Bệnh trĩ là một bệnh khá phổ biến hiện nay, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng bệnh trĩ lại gây ra rất nhiều đau đớn và khó chịu. Có nhiều câu hỏi được đặt ra về cách chữa trị bệnh trĩ, một trong số đó là liệu bệnh trĩ uống thuốc có hết không? Hãy cùng Tạp chí Y Học Việt Nam giải đáp các thắc mắc đấy ở bài viết dưới đây.
1, Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc điều trị bệnh trĩ
Bệnh trĩ được gây ra là do vùng hậu môn của người bệnh thường xuyên phải chịu một áp lực lớn do người bệnh đi đại tiện hoặc do thói quen sinh hoạt như ngồi nhiều. Những áp lực này sẽ tác động và đè lên trên búi trĩ trong hậu môn, dần dần theo thời gian các búi trĩ này sẽ ngày càng sa xuống và cuối cùng là lòi ra ngoài. Một số triệu chứng điển hình của việc này là người bệnh sẽ thấy đau rát, đi đại tiện thấy dính máu,…
Việc điều trị bệnh trĩ khá là khó khăn và còn ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:
- Cấp độ bị bệnh của bệnh nhân: Theo nghiên cứu thì trĩ được chia ra làm 4 cấp độ, ở 3 cấp độ đầu của người mắc thì bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc tây để kết hợp bôi bên ngoài và uống bên trong. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng hơn, cụ thể là sang giai đoạn cuối thì người bệnh phải tiến hành phẫu thuật để chữa trị
- Sự kiên trì sử dụng thuốc của bệnh nhân: Để việc điều trị có thể diễn ra tốt đẹp và có những tiến triển thì có một phần quan trọng từ phía bệnh nhân đó là sự kiên trì dùng thuốc. Thật vậy, nếu như bệnh nhân không kiên trì sử dụng thuốc đúng giờ mà lại thường xuyên bỏ thuốc, tự ý chấm dứt điều trị hay uống thuốc không đúng thời điểm, liều lượng thì việc điều trị sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn và không thể đạt được kết quả như mong muốn
- Chế độ sinh hoạt của người bệnh trĩ: Để nhanh chóng điều trị được bệnh trĩ, người bệnh cần phần tuân thủ theo một chế độ ăn khoa học như ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ,… ngoài ra còn phải thường xuyên thể dục
- Cơ địa của người bệnh: Có những trường hợp mà cơ địa người bệnh hợp với thuốc điều trị khiến hiệu quả điều trị bệnh tiến triển rất nhanh, ngược lại nếu cơ thể người bệnh không phù hợp với thuốc thì bệnh khó có thể chữa trị, thậm chí tình trạng bệnh còn xấu đi thêm.
2, Bệnh trĩ uống thuốc có hết không?
Hiện nay có khá nhiều cách để điều trị bệnh trĩ như sử dụng các mẹo dân gian, phẫu thuật,…nhưng được ưu tiên và ưa chuộng hơn cả là dùng biện pháp uống thuốc để chữa vì tính tiện lợi, dễ dàng thực hiện và hiệu quả của nó. Có rất nhiều thắc mắc về vấn đề này như: “Uống thuốc có khỏi được không?”
Để giải đáp được thắc mắc này, các bác sĩ của Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đã giải thích:
“Bệnh trĩ được chia làm hai dạng chính là trĩ ngoại và trĩ nội, cả hai dạng này đều thuộc bệnh lý của đường hậu môn trực tràng. Nguyên nhân là do sự co giãn và phình đại quá mức của thành tĩnh mạch hậu môn gây nên tình trạng xuất hiện các búi trĩ. Bệnh trĩ ngoại được chia ra làm 4 mức độ, 2 mức độ đầu được xếp vào mức nhẹ còn hai mức sau xếp vào mức nặng. Để chữa trị trĩ ngoại người bệnh có thể sử dụng nhiều phương pháp điều trị trong đó có sử dụng thuốc. Theo các chuyên gia, ở giai đoạn đầu của bệnh trĩ tức giai đoạn 1 và 2, người bệnh có thể dễ dàng cải thiện tình trạng bệnh với một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, hợp lý. Nhưng nếu bệnh tiến triển đến những giai đoạn nặng hơn người bệnh phải sử dụng đến thuốc. Một số phương pháp điều trị trĩ bằng thuốc có thể kể đến như sử dụng thuốc uống, thuốc bôi ngoài, thuốc tây y, đông y,…”
3, Các loại thuốc đang được sử dụng để điều trị trĩ hiện nay
Sau đây, trong bài viết này mình xin được chia sẻ đến với các bạn một số sản phẩm đang được khuyên dùng trong việc điều trị trĩ:
3.1 Một số loại thuốc uống
- Thuốc co mạch: Tiêu biểu là norepinephrine, phenylephrine,…Tác dụng chủ yếu của những thuốc này là làm co các búi trĩ để các búi trĩ không sa xuống, làm nhỏ mạch máu. Tuy nhiên những thuốc này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như căng thẳng mất ngủ, tăng huyết áp,…
- Thuốc chống viêm: Nhóm thuốc này sẽ có tác dụng làm giảm phù nề, đau nhức, chống viêm,… nhưng khi dùng, người bệnh có thể gặp phải hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn,…
- Thuốc làm mềm thành mạch: Tiêu biểu trong số đó là các thuốc thuộc nhóm flavonoid có công dụng trong việc làm co giãn tĩnh mạch và điều trị hiệu quả
- Thuốc nhuận tràng: Dùng trong những trường hợp bệnh nhân bị táo bón, làm giảm áp lực lên hậu môn khi người bệnh đi đại tiện
- Thuốc giảm đau: Giúp giảm các cơn đau rát khó chịu mà người bệnh thường xuyên phải gặp.
3.2 Một số loại thuốc bôi ngoài ra
- Thuốc bôi giảm chảy máu, co mạch: Có thể kể đến như Ephedrine sulfat 0,1-0,125%, tuy nhiên thuốc này chống chỉ định với những người bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường và phì đại tuyến tiền liệt
- Thuốc chống viêm tại chỗ: Giúp bệnh nhân giảm nóng rát, ngứa ngáy khó chịu, giảm viêm
- Thuốc bôi giảm ngứa, nóng rát: Lidocain, benzocain, …giúp làm mát khu vực trĩ, giảm đau rát, khó chịu
3.3. Hemono – bộ viên uống và gel bôi giảm đau trĩ hiệu quả
Thuốc được sản xuất ở dạng bôi và viên nang
Thành phần chính của thuốc dạng gel bao gồm:
- Chiết xuất trà xanh: có tác dụng chống oxy hóa, sát khuẩn
- Chiết xuất diếp cá: chứa Quercetin và Decanoyl acetaldehyd có tác dụng bảo vệ thành mạch, kháng sinh, chống viêm nhiễm
- Chiết xuất cây lô hội (nha đam): có chứa anthranoid, acid amin và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Trong hemono gel chiết xuất lô hội có tác dụng chống viêm nhiễm và làm mềm da làm giảm tình trạng nứt hậu môn, dịu bớt cảm giác nóng rát búi trĩ, đẩy nhanh quá trình liền vết thương và thành tĩnh mạch ở hậu môn.
- Nano bạc 20ppm: là tấm màn ngăn cản sự tấn công của các vi khuẩn có hại và tạo điều kiện cho quá trình phục hồi vết thương.
- Tinh chất nghệ: là một vị thuốc với nhiều công dụng hữu hiệu như: hỗ trợ tiêu hóa, giải độc gan, phục hồi vết thương, trị mụn, thâm, phòng ngừa các bệnh về tim mạch,…
Công dụng: Công dụng của Hemono là làm mát, làm se vết thương, giảm cảm giác đau nhức và khó chịu cho người bị trĩ, tạo ra một lớp màng sinh học, bao phủ lấy lấy vùng da bị tổn thương và ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn. Với các trường hợp vết thương đau rát, phồng rộp, trĩ, táo bón, đau hậu môn, Hemono gel còn giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục và lành vết thương.
Thành phần của viên uống Hemono bao gồm: hoa hòe (200mg), diếp cá (150mg), Đương quy (150mg), Địa du (125mg), Hoàng cầm (100mg), Phòng phong (100mg), cùng với tá dược vừa đủ. Với tác dụng hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, tăng sức bền cho thành mạch và hỗ trợ các triệu chứng của trĩ như táo bón, chảy máu
Ưu điểm của bộ đôi Hemono
- Thuốc có thành phần 100% xuất xứ từ thiên nhiên: thích hợp với tất cả mọi người ở mọi độ tuổi, an toàn.
- Thuốc sử dụng chất diện hoạt sulfates castor oil làm tăng tốc độ hòa tan của dược chất, tăng tính thấm qua màng tế bào, giúp dược chất ngấm sâu, thẩm thấu nhanh.
- Do được bào chế ở dạng gel bôi ngoài da nên thuốc khô nhanh, không gây cảm giác bết sau sử dụng.
- Kết hợp giữa trong uống ngoài bôi hiệu quả làm giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và đau đớn ở người bị trĩ
Giá thị trường trường của sản phẩm gel bôi Hemono đang niêm yết là 390.000vnđ/ tuýp và của thuốc uống là 700.000 vnđ/ hộp 60 viên.
4, Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ
Để tác dụng của thuốc được phát huy hiệu quả và nhanh chóng, người bệnh cần phải kết hợp với một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Người bệnh nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau, củ, quả,… tránh ăn uống các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và đặc biệt là các chất kích thích và có cồn như rượu, bia, thuốc lá,… Đồng thời phải kết hợp với việc thể dục thường xuyên, có thể thử một số bài tập như chạy bộ, cầu lông,… tránh ngồi lâu một chỗ.
Xem thêm:
Bệnh trĩ sau sinh là gì, có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng tránh
Người bị bệnh trĩ nên ăn gì? kiêng gì để tốt nhất cho quá trình điều trị