Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD), đục thủy tinh thể và bệnh mắt liên quan đến tiểu đường (DRED) có liên quan độc lập với việc tăng nguy cơ mất trí nhớ, theo số liệu mới được báo cáo trực tuyến trên British Journal of Ophthalmology.
Các tác giả, dẫn đầu bởi Tiến sĩ Xianwen Shang, MPH, Viện Mắt Quảng Đông, Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc, phân tích số liệu trên 112.364 người lớn từ 55 đến 73 tuổi tham gia vào nghiên cứu Biobank của Vương quốc Anh.
Những người tham gia được đánh giá từ năm 2006 đến năm 2010 tại thời điểm ban đầu và được theo dõi đến đầu năm 2021. Trong suốt 1.263.513 năm theo dõi, 2304 trường hợp sa sút trí tuệ được ghi nhận.
Nguy cơ chứng sa sút trí tuệ cao hơn 26% ở những người có AMD, cao hơn 11% ở những người có đục thủy tinh thể và cao hơn 61% ở những người có DRED so với những người không có bệnh nhãn khoa khi bắt đầu nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy nguy cơ chứng sa sút trí tuệ cao hơn nếu những người cả bệnh nhãn khoa và bệnh toàn thân, tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ hoặc trầm cảm hơn là nếu có riêng bệnh nhãn khoa hoặc toàn thân.
Những người có ít nhất 2 tình trạng nhãn khoa có nguy cơ có sa sút trí tuệ cao hơn những người có một tình trạng nhãn khoa. Những người có ít nhất 2 bệnh nhãn khoa và ít nhất 2 bệnh toàn thân gần như gấp 3 lần nguy cơ chứng sa sút trí tuệ.
Những phát hiện thấy có thể tốt hơn nếu thực hiện tầm soát ở những người trung niên trở lên (40–73 tuổi) 1 hoặc nhiều tình trạng béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc trầm cảm.
Tuổi trẻ được chẩn đoán các bệnh lý toàn thân có liên quan đến nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn.
Do đó, thông tin độ tuổi chẩn đoán các bệnh lý nhãn khoa và các tình trạng hệ thống quan trọng sẽ hữu ích trong việc phát hiện hoặc dự đoán bệnh sa sút trí tuệ.
Số liệu thấy bệnh tăng nhãn áp không phải là 1 yếu tố nguy cơ độc lập đối với chứng sa sút trí tuệ, 1 phát hiện phù hợp với các nghiên cứu từ châu Âu và Hoa Kỳ. Các bệnh tăng nhãn áp có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ mạch máu nhưng không phải bệnh Alzheimer.
Các nhà nghiên cứu nêu lên phẫu thuật đục thủy tinh thể có thể giúp giảm thiểu nguy cơ sa sút trí tuệ liên quan đến đục thủy tinh thể, nhưng vẫn còn ít người biết về việc điều trị AMD hoặc bệnh tăng nhãn áp có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển của chứng sa sút trí tuệ.
Việc cải thiện hoặc duy trì thị lực là rất quan trọng trong ghi nhận thông tin và ngăn chặn sự suy giảm nhận thức. Ngoài ra, hoạt động xã hội và điều trị các bệnh hệ thống quan trọng ở những người có bệnh lý nhãn khoa cũng quan trọng để ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ.
Các tác giả nêu lên tình trạng nhãn khoa và chứng sa sút trí tuệ có chung 1 số yếu tố.
Các tình trạng nhãn khoa có liên quan đến các yếu tố nguy cơ nổi bật của chứng sa sút trí tuệ, gồm bệnh tiểu đường, đột quỵ, bệnh tim, tăng huyết áp và trầm cảm. Các yếu tố nguy cơ khác đối với các tình trạng nhãn khoa cũng như chứng sa sút trí tuệ là tuổi già, trình độ học vấn thấp, hút thuốc và ít vận động.
Tên bài:
Common Eye Diseases Linked to Higher Risk for Dementia
Marcia Frellick
September 17, 2021
Medscape.com
Link: http://www.medscape.com/viewarticle/958935