Số lượng các tác dụng phụ liên quan đến hoại tử mạch máu và thay đổi thị lực sau khi tiêm chất làm đầy da tăng từ năm 2014 đến năm 2020, theo kết quả từ 1 phân tích cơ sở số liệu lớn nêu lên.
ASDS ước tính 1,6 triệu thủ thuật làm đầy mô mềm được thực hiện vào năm 2019, tăng 78% so với năm 2012, theo tác giả Michelle Xiong, Đại học Brown, Providence, RI, báo cáo tại cuộc họp thường niên của Hội Phẫu thuật Da liễu Hoa Kỳ. Sự phổ biến của chất làm đầy da tiếp tục gia tăng. Cùng với đó, ngày càng có nhiều lo ngại các tác dụng phụ có thể có. Điều đáng lo ngại nhất là những tác dụng liên quan đến tắc mạch máu.
Tác giả cấp cao Kachiu C. Lee, MD, MPH, Trung tâm Phẫu thuật Laser ở Ardmore, Pa., Bà Xiong cùng các đồng nghiệp phân tích cơ sở số liệu Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (MAUDE) báo cáo sự kiện bất lợi liên quan đến thiết bị y tế, giúp hiểu rõ hơn và mô tả các biến chứng liên quan đến chất làm đầy qua da. Việc phân tích đối với các tác dụng phụ liên quan đến chất làm đầy tiêm từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2020 và xác định số lượng biến chứng theo loại mỗi năm và xem xét các báo cáo xác định vị trí tiêm. Tiếp theo, các nhà nghiên cứu sử dụng bài kiểm tra so sánh tỷ lệ của các danh mục phức tạp từ năm 2014 đến năm 2016 và từ năm 2017 đến năm 2020.
Tổng cộng, 5.994 báo cáo được xác định trong thời gian 7 năm nghiên cứu. Đánh giá các xu hướng theo thời gian, các nhà nghiên cứu ước tính tỷ lệ biến chứng trên 100 báo cáo mỗi năm. Trong khi số lượng báo cáo tuyệt đối tăng lên theo thời gian, tỷ lệ các sự kiện bất lợi trên 100 báo cáo giảm xuống, có sự cải thiện tổng thể mức độ an toàn.
Khi nghiên cứu tập trung vào các biến chứng liên quan đến tắc mạch máu, các nhà khoa học phát hiện hoại tử mạch máu chiếm 3,5% tổng số biến chứng, so với thay đổi thị lực (1,5% tổng số biến chứng) và đột quỵ (0,3% tổng số biến chứng). Khi so sánh các năm 2014-2016 với 2017-2020, có sự gia tăng đáng kể các biến cố bất lợi liên quan đến hoại tử mạch máu và thay đổi thị lực, nhưng không có sự khác biệt đáng kể số báo cáo đột quỵ. Các biến chứng nghiêm trọng như hoại tử và thay đổi thị lực tăng lên theo thời gian.
Nhìn chung, 3 vị trí tiêm phổ biến nhất liên quan đến hoại tử và thay đổi thị lực là má, mũi và nếp gấp mũi. Má là vị trí phổ biến nhất liên quan đến đột quỵ. Những phát hiện này tương tự như những nghiên cứu trước đây, nhấn mạnh thêm mũi, nếp gấp mũi và má có thể là những vị trí tiêm thử thách.
Nhìn chung, vì khuôn mặt là khu vực có nhiều mạch máu với nhiều lỗ nối, điều đặc biệt quan trọng là phải lưu ý giải phẫu khuôn mặt khi tiêm. Ngoài nhận thức giải phẫu, kỹ thuật tiêm có thể ảnh hưởng đến các biến chứng mạch máu. Thật không may, sự kiện tường thuật trong MAUDE cơ sở số liệu không chi tiết với kỹ thuật thủ tục.
Tỷ lệ các biến chứng nghiêm trọng như hoại tử mạch máu và thay đổi thị lực tăng từ năm 2014 đến năm 2020. Điều này nhấn mạnh nhu cầu tăng cường đào tạo giúp hiểu rõ hơn giải phẫu khuôn mặt và nhấn mạnh các kỹ thuật thực hành giảm thiểu rủi ro.
Với sự phổ biến ngày càng tăng của chất làm đầy, không có gì ngạc nhiên khi số lượng tuyệt đối các ca biến chứng đang tăng lên, mặc dù tỷ lệ biến chứng tổng thể có giảm.
Tên bài:
Filler Complications Involving Vascular Necrosis, Vision Changes on the Rise
Doug Brunk
December 15, 2021