Đau nửa đầu là bệnh gì?
Đau nửa đầu (hay còn gọi là đau đầu Migraine) là tình trạng đầu bị đau một bên, cơn đau dữ dội và đột ngột, có thể đi kèm với các triệu chứng như nôn mửa, buồn nôn, nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sáng. Tần suất của bệnh đau nửa đầu bên phải và đau nửa đầu bên trái là như nhau. Những cơn đau đầu này thường biểu hiện trong vài giờ, đôi khi có thể kéo dài vài ngày.
Nguyên nhân gây bệnh đau nửa đầu
Bệnh lý đau nửa đầu có thể do một số nguyên nhân sau gây ra:
- Do sự rối loạn các dây thần kinh máu não, các mạch máu nửa đầu bị co giãn bất thường, làm xuất hiện những cơn đau âm ỉ ở nửa đầu và xảy ra đột ngột.
- Những chất dẫn truyền Serotonin bị giải phóng hoặc đào thải đột ngột gây ra cơn đau nửa đầu dữ dội. Tác nhân gây ra sự phóng thích này có thể do các yếu tố kích thích như stress, mất ngủ, thay đổi hormone, sử dụng chất kích thích.
- Do sự thay đổi nội tiết tố: phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 50 thường có nguy cơ cao phải đối mặt với những căng thẳng, mệt mỏi dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố.
- Do di truyền từ thế hệ trước đến thế hệ sau.
Triệu chứng bệnh đau nửa đầu
Khoảng từ 10 đến 30 phút trước khi xuất hiện cơn đau nửa đầu, người bệnh có thể nhận ra những rối loạn thoáng qua, phổ biến nhất là vấn đề liên quan đến thị giác và thính giác như thấy chớp sáng, thấy các vầng hào quang, thấy các điểm đen, ánh sáng nhấp nháy. Tiền triệu là những dấu hiệu cảnh báo trước sự xuất hiện của cơn đau nửa đầu. Tiền triệu thường được xuất hiện vào khoảng trước đó từ 1 đến 2 ngày kèm theo những dấu hiệu như:
- Nhạy cảm với các tiếng động xung quanh: tiếng ồn lớn hoặc mùi khó chịu
- Nhạy cảm ánh sáng: hoa mắt, nhức mắt có thể kích thích cơn đau trở lên dữ dội hơn.
- Tâm trạng có thể bị thay đổi một cách đột ngột, dễ bị hưng phấn quá độ hay trầm cảm.
- Vị giác cũng có thể bị thay đổi, có khi có cảm giác buồn nôn hoặc đột nhiên thèm ăn. Việc thèm ăn liên tục có thể dẫn đến tăng cân. Nhưng thỉnh thoảng thấy buồn nôn khi tiếp xúc với thức ăn.
- Thường xuyên mệt mỏi, ngáp ngắn ngáp dài, uể oải: cảm thấy thể trạng luôn trong tình trạng thiếu ngủ (vì mất ngủ, hoặc ngay cả khi đã ngủ rất nhiều). Mặc dù không có bệnh lý về thận nhưng vẫn đi tiểu nhiều lần trong ngày.
- Tê hoặc ngứa ran: một vài trường hợp đau nửa đầu có cảm giác ngứa ran, tê hoặc có cảm giác như kim châm vào một bên cơ thể, chuyển động từ các đầu ngón tay đến cánh tay và khuôn mặt.
Triệu chứng khi cơn đau nửa đầu khởi phát: khi giai đoạn tiền triều kết thúc, cơn đau nửa đầu sẽ xuất hiện và gây ra những biểu hiện như đau nhói ở một hoặc hai bên đầu. Cơn đau dữ dội như búa bổ là dấu hiệu điển hình nhất và thường nặng hơn nếu hoạt động thể chất hoặc di chuyển. Kèm theo các cơn đau là cảm giác buồn nôn, sợ âm thanh và ánh sáng.
Triệu chứng sau cơn đau nửa đầu: khi cơn đau nửa đầu kết thúc, bệnh nhân thường bị mệt mỏi, sức lực kém, yếu ớt, sự nhận thức cũng giảm sút. Tuy nhiên, một số ít trường hợp sau cơn đau nửa đầu lại có cảm giác khỏe khoắn, khoan khoái một cách bất thường.
Tuy đau nửa đầu là một bệnh lý lành tính nhưng nếu nhận thấy bệnh đi kèm với những dấu hiệu sau thì cũng cần nên chú ý cảnh giác:
- Người bệnh đã lớn tuổi (trên 50 tuổi).
- Mức độ và tần suất đau đầu càng lúc càng tăng lên trong thời gian gần đây.
- Những loại thuốc thường được sử dụng không đem lại hiệu quả cải thiện.
- Cơn đau nửa đầu kèm theo nôn mửa nghiêm trọng và sốt cao.
- Gặp khó khăn, cản trở khi nói, cứng cổ, nhìn xung quanh có cảm giác mờ, động kinh.
Xem thêm: Bệnh Parkinson: Nguyên nhân, Có mấy giai đoạn, Có chữa được không?
Đối tượng thường mắc bệnh đau nửa đầu
- Di truyền: cha mẹ mắc chứng đau nửa đầu sinh con sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Nhóm người dễ mắc chứng đau nửa đầu nhất là khi trong độ tuổi từ 20 đến 45. Nữ giới chiếm tỷ lệ đến ¾ trong tổng số người mắc bệnh, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đã mãn kinh hoặc sử dụng thuốc tránh thai.
- Người bị mệt mỏi, căng thẳng kéo dài.
- Tình trạng đau nửa đầu cũng thường thấy ở những người lạm dụng bột ngọt trong nấu ăn, chất tạo ngọt hoặc thường xuyên uống nhiều chất kích thích như bia, rượu.
- Ngoài việc gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, đau nửa đầu còn có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm, nghiêm trọng khác như đột quỵ, trầm cảm, mất thị lực, suy thoái võng mạc, đột quỵ não, mù vĩnh viễn,… Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, chứng đau nửa đầu là 1 trong 20 nguyên nhân đứng hàng đầu gây ra thương tật ở con người.
Cách chữa trị bệnh đau nửa đầu
Dùng thuốc chữa đau nửa đầu
Ngày nay, do chưa tìm hiểu rõ được nguyên nhân của bệnh nên chưa có phương pháp điều trị tối ưu nhất cho chứng đau nửa đầu, mà chỉ có thể giảm tái phát và làm nhẹ triệu chứng đau. Tùy vào tần suất và cường độ cơn đau của bệnh nhân mà có chiến lược điều trị cụ thể khác nhau.
- Nhóm thuốc có tác dụng giảm đau: để có kết quả tốt nhất khi xảy ra cơn đau nửa đầu là sử dụng thuốc giảm đau.
- Nhóm thuốc ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh: thường được sử dụng hàng ngày và kéo dài đến vài tuần mới có hiệu quả về việc giảm độ nặng và giảm tần suất của những triệu chứng đau nửa đầu.
- Những loại thuốc thường có tác dụng ngăn ngừa sự diễn biến của bệnh đau nửa đầu như thuốc ức chế canxi, thuốc chống động kinh, thuốc ức chế beta và thuốc chống trầm cảm.
Điều trị dự phòng
Hiện nay chưa có bất kỳ biện pháp nào có thể đảm bảo chắc chắn nhằm phòng ngừa bệnh lý đau nửa đầu. Mặc dù vậy, có một vài thói quen sinh hoạt có thẻ giúp hạn chế sự diễn biến nặng hơn của bệnh như:
- Khi xảy ra cơn đau đầu, nên đặt túi đá hoặc đặt một miếng vải lạnh lên mặt.
- Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, nằm trong tối, yên tĩnh.
- Giảm thiểu tối đa ánh sáng, tiếng ồn và những mùi hương lạ, khó chịu như mùi thuốc lá.
- Thường xuyên luyện tập thể dục.
- Giảm những yếu tố khởi phát các cơn đau nửa đầu như các thức uống chứa cồn, các thực phẩm chứa chất kích thích.
Mẹo chữa cơn đau nửa đầu
- Uống trà gừng, ăn gừng: gừng mang đặc tính chống viêm, hỗ trợ giảm đau nhức đầu rất hiệu quả, bên cạnh đó ngừng còn có khả năng làm giảm cảm giác buồn nôn. Bạn nên giã nát gừng sau đó ngâm vào nước nóng hoặc nhai vài miếng gừng, mang xoa lên trán đến khi hết cơn đau nửa đầu. Hoặc bạn có thể uống 3 đến 4 ly trà gừng mỗi ngày cũng làm giảm cơn đau một cách đáng kể. Trà gừng có chức năng làm giãn mạch máu, giảm cơn đau và chống sưng não.
- Uống nước chanh: để giảm cường độ của những cơn đau nửa đầu bạn cũng có thể uống một ít nước cốt chanh kèm theo ly nước ấm.
- Chườm đá: khi bị căng thẳng dẫn đến đau nửa đầu bên trái, phương pháp đơn giản nhất là lấy đá lạnh, bao bên ngoài chiếc khăn mỏng rồi đặt lên trán trong khoảng 10 phút. Việc làm này sẽ giúp mạch máu được thu nhỏ lại và tăng lượng máu lưu thông đến đây, sẽ làm giảm cơn đau một cách nhanh chóng.
- Massage da đầu, cổ, mặt và vai: massage giúp máu lưu thông được tốt hơn, giảm co mạch máu não và giúp thả lỏng, thư giãn vùng đau nhức.
- Tắm nước ấm hoặc dùng túi nước nóng: khi tắm, bạn nên sử dụng vòi hoa sen phun nước ấm lên phía sau gáy hoặc trực tiếp dội nước ấm vào sau gáy hoặc cổ. Gáy được tác động bởi nhiệt sẽ giúp thư giãn cơ bắp và giảm những cơn đau đầu nhanh chóng.
- Bổ sung thêm vitamin B12: thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 như những loại rau họ đậu, quả hạch, rau xanh, gà, trứng.
- Dầu cá: axit béo omega-3 có nhiều trong dầu cá, là tác nhân giúp kháng viêm vô cùng hiệu quả và hạn chế những mạch máu xung quanh thái dương.
- Châm cứu: đây là phương pháp có từ rất lâu trong y học cổ truyền. Ở phương pháp này, bác sĩ dùng kim châm vào những huyệt đã xác định trên vùng đầu hoặc cơ thể của người bệnh. Phương pháp này nhằm giảm triệu chứng đau khi bệnh nhân đang trong cơn đau nửa đầu hoặc giảm tần suất tái phát của cơn đau đầu.
Đau nửa đầu có nguy hiểm không?
Trên thực tế, đau nửa đầu không nằm trong nhóm cấp cứu đặc biệt nguy hiểm nhưng bệnh rất đáng lo ngại nếu bị mắc phải. bệnh nhân có thể gặp phải nhiều tác hại, những biến chứng nặng nề, gây ra ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Các bác sĩ chuyên khoa về thần kinh cho rằng bệnh đau nửa đầu là bệnh lành tính, có nguy hiểm ở mức độ nhẹ, bệnh cũng có thể được đẩy lùi hoàn toàn và không gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi bệnh nhân đã bị đau kéo dài, ác tính mà không có phương pháp chữa trị thì có thể bị biến chứng như suy giảm thị lực, suy giảm trí nhớ, chảy máu não do đứt động mạch, trầm cảm.
Đau nửa đầu là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau nửa đầu có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:
- Thiếu máu não: nếu đau nửa đầu kèm theo chóng mặt, tê bì tay chân, hoa mắt thì bạn đang nguy cơ cao mắc bệnh thiếu máu não.
- Bệnh u não: nếu cơn đau nửa đầu thường xuyên xuất hiện với tần suất lớn và tình trạng đau nhức ngày càng tăng, kèm theo biểu hiện ù tai thì có khả năng bên trái của não đang có một khối u.
- Các bệnh liên quan đến xương khớp cổ: những bệnh lý như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cũng thuộc nguyên nhân gây ra đau nửa đầu. Bệnh nhân thường bị đau nửa đầu kèm theo đau mỏi cổ, vai, gáy. Đặc biệt là khi giữ ở một tư thế quá lâu hoặc nằm sai tư thế.
- Đau nửa đầu là dấu hiệu của khá nhiều bệnh khác nhau, nếu để lâu không điều trị có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, bạn cần trực tiếp đến thăm khám để được bổ sung đầy đủ thực phẩm cần thiết và chữa trị kịp thời.