Một số giun sán có thể gây bệnh ngoài đường tiêu hóa

Giun sán kí sinh
Giun sán kí sinh trong ruột người

Giới thiệu

– Nhiễm giun sán là bệnh thường gặp tại Việt Nam cũng như nhiều nước nhiệt đới khác. Từ lâu, cộng đồng đã quen với các danh từ: giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim … gây các bệnh đường tiêu hóa.

– Tuy nhiên, hiện nay, nhiều bệnh nhiễm giun sán ngoài đường tiêu hóa gây ra các hội chứng lạ trong y học, làm cho nhiều BS không xác định được căn nguyên nếu không cập nhật các thông tin mới về nhiễm giun sán.
Giun đũa chó mèo (Toxacara canis; T. cati) thuộc loài giun tròn, ký sinh ruột non chó và mèo, giun cái đẻ trứng theo phân chó mèo ra ngoài, trứng nở thành ấu trùng.  Người nhiễm ấu trùng Toxocara chủ yếu qua đường tiêu hóa, một số qua da.

– Nhiều người nhiễm không có triệu chứng. Một số triệu chứng hay gặp: ngứa da, gan to, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp …

Điều trị

Tùy vào hiệu giá kháng thể 1/800; 1/1600; 1/3200; 1/6400, có hay không có triệu chứng lâm sàng như ngứa da, nổi mề đay kết hợp với kết quả siêu âm hay chụp CT BS sẽ căn cứ vào đó để điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân. • Thuốc được sử dụng: – Thiabendazole – Dietylcarbamazine – Albendazole và các thuốc ngoài da, dị ứng, trợ gan, nâng cao thể trạng.

Giun lươn (Strongyloides stercoralis)

• Thuộc lớp giun tròn, nhiễm ấu trùng qua da và niêm mạc. Giun trưởng thành ký sinh đường tiêu hóa, đẻ trứng và sớm nở thành ấu trùng. Triệu chứng nhiễm ấu trùng giun lươn: có thể phản ứng mẩn đỏ tại chỗ, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, viêm phế quản, viêm màng não, XN có tăng BC ái toan … Nhiễm giun lươn mạn tính chủ yếu gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Giun sán kí sinh
Giun sán kí sinh trong ruột người

Việc xác định nhiễm giun lươn được thực hiện bằng xét nghiệm phân tìm ấu trùng, ELISA IgM, IgG soi đờm …

Điều trị

Dùng thuốc tẩy giun đặc hiệu, kết hợp điều trị triệu chứng và hậu quả do ấu trùng di chuyển.

Giun đầu gai (Gnathostoma spp)

• Thuộc lớp giun tròn, là bệnh KST mới nổi, phân bố rộng trên thế giới, gây các bệnh nhiễm KST nguy hiểm do ấu trùng gây abces tại các vị trí ký sinh: não, phổi, gan, thận, XN tăng BC toàn phần, BC ái toan tăng cao … Nhiễm ấu trùng do ăn uống thức ăn chưa nấu chín (các loài cá và động vật) và nguồn nước. Việc xác định nhiễm giun lươn được thực hiện bằng xét nghiệm dựa vào ELISA IgM

Điều trị

– Dùng corticoid liều cao – Thuốc diệt giun đặc hiệu

Sán dây lợn (Taenia solium)

  • Bệnh do sán lợn và ấu trùng sán lợn phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam (cao nhất 2 – 6%). Có 2 giống sán dây lợn là Taenia solium và T. asiatica.
  • Có thể bị nhiễm cả thể sán trưởng thành ở đường tiêu hóa và ấu trùng sán ở cơ và nội tạng.
  • Bệnh cảnh lâm sàng: thể nhiễm sán trưởng thành đơn thuần và nhiễm ấu trùng (bệnh cảnh phụ thuộc số lượng và vị trí ấu trùng ký sinh: não, cơ, gan, phổi …)
  • Việc xác định nhiễm giun lươn được thực hiện bằng xét nghiệm tìm trứng trong phân (sán trưởng thành) hoặc phản ứng ELISA IgM, IgG (ấu trùng sán nội tạng)
Thịt lợn gạo
Các nang sán trong thịt lợn nhìn giống như hạt gạo

Điều trị sán lợn

– Ấu trùng: Praziquantel, niclosamid, albendazol theo phác đồ.

– Sán trưởng thành: praziquantel

Sán lá gan lớn (Fasiola spp)

  • Tại Việt Nam lưu hành 2 loài: F. hepatica và F. gigantica, chủ yếu ký sinh ở động vật ăn cỏ, nhiễm vào người là ngẫu nhiên do ăn phải ấu trùng ở giai đoạn trưởng thành.
  • Các dấu hiệu bệnh: rối loạn tiêu hóa, đau nhẹ sườn phải, tổn thương da, gan có hình ảnh khối viêm phức tạp, BC ái toan tăng cao.
  • Việc xác định nhiễm giun lươn được thực hiện bằng xét nghiệm ELISA IgG hiệu giá > 1/3200.

Điều trị

– Thuốc đặc trị: triclabendazol

– Thuốc điều trị triệu chứng

NHỮNG DẤU HiỆU CẦN NGHĨ TỚI MẮC BỆNH GIUN SÁN

  • Xuất  hiện các rối loạn tiêu hóa dai dẳng, suy nhược cơ thể.
  • Viêm đường hô hấp cộng đồng không đáp ứng kháng sinh, tổn thương phổi kiểu thâm nhiễm.
  • Các khối u đặc biệt ở một số tạng: gan, não, tim, phổi, thận, cơ … Xét nghiệm máu có tăng bạch cầu đa nhân ưa acid.
  • Các tổn thương da kiểu sẩn dị ứng điều trị không đỡ, hay tái phát.

Khi nghi ngờ cần khai thác về tiền sử: tập quán ăn uống, sinh hoạt, nuôi động vật, nghề nghiệp … Sau đó chỉ định xét nghiệm hợp lý (tìm trứng KST trong phân, sinh thiết, ELISA, siêu âm, CT scaner …)

* Xét nghiệm ELISA rất có giá trị với chẩn đoán giun sán ngoài đường tiêu hóa.

Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.