Hapacol 250 – Thuốc sủi giảm đau, hạ sốt

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Hapacol 250 tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài viết này, Tạp chí Y Học Việt Nam (https://tapchiyhocvietnam.com/) xin được trả lời cho các bạn câu hỏi: Hapacol 250 là thuốc gì? Thuốc Hapacol 250 có tác dụng gì? Thuốc Hapacol 250 giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

1, Hapacol 250 là thuốc gì?

Hapacol 250 là 1 thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau – hạ sốt. Hapacol 250 là một sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, được bào chế dưới dạng thuốc bột sủi bọt.

Hapacol 250 chứa dược chất chính là Paracetamol 250mg và kết hợp cùng với các tá dược: Acid citric khan, PVP K30, đường trắng, aspartam, manitol, natri hydrocarbonat, màu sunset yellow, bột hương cam vừa đủ 1 gói.

Hapacol là thuốc giảm đau hạ sốt
Hapacol là thuốc giảm đau hạ sốt

2, Thuốc Hapacol 250 giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Một hộp thuốc Hapacol 250 có 24 gói, mỗi gói nặng 1,5g, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc.

Hapacol 250 là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.

Cần liên hệ những nhà thuốc uy tín để mua được sản phẩm thuốc Hapacol 250 tốt nhất, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng.

3, Tác dụng của thuốc Hapacol 250

Ngày nay, Paracetamol được biết đến là thuốc giảm đau – hạ sốt thông dụng nhất. Paracetamol giảm sinh nhiệt, tăng tỏa nhiệt theo cơ chế tác động vào trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi, gây giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên. Từ tác dụng đó, Paracetamol ứng dụng trong giảm thân nhiệt ở người bị sốt, nhưng lại không làm giảm thân nhiệt bình thường. Về cơ chế giảm đau thì Paracetamol làm giảm đau bằng cách nâng ngưỡng chịu đau của cơ thể lên.

Trước đây, Aspirin là thuốc giảm đau – hạ sốt được sử dụng nhiều nhất. Nghiên cứu cho thấy hiệu quả giảm đau, hạ sốt của Paracetamol tương đương Aspirin nhưng Paracetamol ít tác dụng phụ hơn nhiều so với Aspirin, đặc biệt trên hệ tim mạch và hệ hô hấp, không làm thay đổi pH máu, không gây kích ứng, xước hoặc xuất huyết dạ dày.

Cơ thể dễ dàng hấp thu Paracetamol qua đường tiêu hóa, được gan chuyển hóa và bài tiết qua thận.

4, Công dụng – Chỉ định

Với thành phần là Paracetamol, Hapacol 250 được chỉ định ở để điều trị ở những đứa trẻ đang gặp tình trạng sốt hay bị đau. Cụ thể trong các trường hợp sau:

  • Trẻ đang bị cảm, cúm, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, sốt xuất huyết huyết.
  • Trẻ đang trong thời kỳ mọc răng.
  • Trẻ có triệu chứng đau tại chỗ tiêm sau khi tiêm chủng, hoặc sau phẫu thuật.

Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn dùng cho mục đích khác.

5, Cách dùng – Liều dùng

Cách dùng

Cha mẹ nên hòa Hapacol 250 vào nước cho tới khi bọt, để bé có thể dễ uống.

Cha mẹ nên cho bé sử dụng Hapacol 250 6 giờ 1 lần, không quá 5 lần 1 ngày.

Người bệnh sử dụng thuốc Hapacol 250 cần theo sự chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Tùy vào thể trạng, tình trạng đáp ứng với thuốc, tuổi tác, cân nặng của bệnh nhân mà liều có thể thay đổi giữa các đối tượng.

Liều lượng khuyến cáo dùng ở trẻ trung bình trong 1 ngày từ 10 đến 15mg/kg. Còn tổng liều lượng tối đa dùng cho trẻ trong 1 ngày là 60mg/kg.

Có thể cụ thể hơn, đối với đối tượng là trẻ từ 4 đến 6 tuổi, thì nên sử dụng 1 lần 1 gói.

Dạng đóng gói của thuốc Hapacol 250
Dạng đóng gói của thuốc Hapacol 250

6, Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng ở bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với Paracetamol hay với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Chống chỉ định sử dụng ở bệnh nhân thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.

Vì vậy, việc dùng thuốc ở đối tượng trên cần được xem xét và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ để tránh khỏi những rủi ro không đáng có.

7, Tác dụng phụ của thuốc Hapacol 250

Các triệu chứng không mong muốn ít gặp ở bệnh nhân như:

  • Triệu chứng ở da và mô mềm: phát ban da
  • Triệu chứng ở ống tiêu hóa và thần kinh: buồn nôn, nôn.
  • Triệu chứng ở đường tiết niệu: bệnh thận, độc tính ở thận khi lạm dụng thuốc.
  • Thay đổi huyết học: giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu.

Các triệu chứng không mong muốn hiếm gặp ở bệnh nhân như: gặp phản ứng quá mẫn.

Nếu có bất kỳ biểu hiện triệu chứng nào bất thường, hãy thông báo ngay với bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.

8, Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Hapacol 250

Thận trọng khi sử dụng thuốc Hapacol 250 ở bệnh nhân có thiếu máu từ trước, suy giảm chức năng gan và thận.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Hapacol 250 ở bệnh nhân bị phenylceton – niệu vì có tương tác giữa Paracetamol với Aspartam.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Hapacol 250 ở bệnh nhân bị hen, tránh kết hợp với thực phẩm có chứa sulfit.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Hapacol 250 với rượu vì làm tăng độc tính gan.

Chú ý về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP), hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN).

9, Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác

Kết hợp Coumarin và dẫn chất Indandion với Paracetamol liều cao, sẽ làm tăng tác dụng chống đông.

Kết hợp Phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt với Paracetamol gây hạ sốt nghiêm trọng.

Kết hợp các thuốc chống co giật và chống lao với Paracetamol làm tăng độc tính ở gan.

Sử dụng cùng lúc Paracetamol với rượu sẽ làm tăng độc tính gan.

Nếu bệnh nhân thấy biểu hiện lâm sàng gì bất thường trong quá trình kết hợp thuốc thì cần phải đến cơ sở y tế gần nhất.

Hình ảnh hộp thuốc Hapacol 250
Hình ảnh hộp thuốc Hapacol 250

10, Cách xử trí quá liều và quên liều thuốc Hapacol 250

10.1, Làm gì khi dùng quá liều?

Khi dùng quá liều, bệnh nhân sẽ có biểu hiện:

  • Ở đường tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng.
  • Ở bề mặt da và niêm mạc: xanh tím da, niêm mạc và móng tay.
  • Nghiêm trọng nhất có thể gặp là hoại tử gan, thậm chí tử vong.

Bệnh nhân ngộ độc nặng Paracetamol có biểu hiện:

  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương: ban đầu kích thích nhẹ, kích động, mê sảng, sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh và nông.
  • Ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn: mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn.

Hướng xử lý trong các trường hợp này là:

  • Điều quan trọng nhất là phải chẩn đoán sớm.
  • Trường hợp nặng phải điều trị tích cực, bắt buộc phải rửa dạ dày và thời điểm tốt nhất là trong vòng 4 giờ sau khi sử dụng Paracetamol.
  • Dùng hợp chất Sulfhydryl. N – acetylcystein theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch để giải độc. Còn có thể dùng Methionin, than hoạt và/hoặc thuốc tẩy muối để giải độc.

Trong trường hợp khẩn cấp, phải gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến bệnh viện địa phương gần nhất.

10.2, Làm gì khi quên 1 liều?

Cần bổ sung ngay khi nhớ ra.

Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn so với chỉ định thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng thuốc đúng lịch trình. Không được phép dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên.

Xem thêm: Thuốc Mofen 400 là thuốc gì? Tác dụng, Giá bao nhiêu? Có hại không?

Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.