HẬU COVID-19: ĐAU VAI GÁY & LƯNG – Bác sĩ Trần Văn Phúc

HẬU COVID-19: ĐAU VAI GÁY & LƯNG

Covid-19 cũng giống như cúm mùa, bệnh do virus gây ra, với các triệu chứng tương đồng nhau nhưng biến thể Omicron nhẹ hơn Delta và cúm mùa, nhiều trường hợp viêm phổi để lại di chứng đau lưng kéo dài.

COVID-19: Biến thể Delta

Ho: Thường xuyên (ho khan)
Chảy nước mũi: Thường xuyên
Hắt hơi: Không
Đau họng: Thường xuyên
Khó thở: Thường xuyên.
Sốt: Thường xuyên.
Đổ mồ hôi ban đêm: Không
Ớn lạnh: Thường xuyên
Nhức đầu: Thường xuyên.
Mất khứu giác: Rất thường xuyên.
Mệt mỏi: Phổ biến.
Các triệu chứng biểu hiện trong 4 đến 5 ngày.
Hậu Covid đau lưng: 63% bệnh nhân viêm phổi bị đau lừng kéo dài 6-9 tháng.

COVID-19: Biến thể Omicron

Ho: Ít gặp
Chảy nước mũi: Thường xuyên.
Hắt hơi: Thường xuyên.
Đau họng: Thường xuyên.
Khó thở: Không
Sốt: Ít gặp
Đổ mồ hôi ban đêm: Thỉnh thoảng.
Ớn lạnh: Ít gặp
Nhức đầu: Thường gặp
Mất khứu giác: Ít gặp
Mệt mỏi: Phổ biến
Các triệu chứng biểu hiện trong 2 đến 3 ngày.
Hậu Covid đau lưng: 42% bệnh nhân viêm phổi bị đau lưng kéo dài 6-9 tháng.

CÚM MÙA

Ho: Thường xuyên (ho khan)
Chảy nước mũi: Thường xuyên
Hắt hơi: Không
Đau họng: Thường xuyên
Khó thở: Không
Sốt: Thường gặp
Đổ mồ hôi ban đêm: Không
Ớn lạnh: Thường xuyên.
Nhức đầu Thường xuyên.
Mất khứu giác: Không.
Mệt mỏi: Phổ biến.
Các triệu chứng biểu hiện trong 2 đến 4 ngày.
Hậu cúm mùa: 70% trường hợp viêm phổi bị đau lưng kéo dài 6-9 tháng.

Tôi nhấn mạnh, đau lưng kéo dài có thể gặp ở bất cứ bệnh nhân viêm phổi nào do nguyên nhân các chủng virus hay vi khuẩn gây nên; nhưng biến thể Omicron số lượng bệnh nhân bị có thể ít hơn. Theo những nghiên cứu ở phương Tây, đau lưng gặp ở 63% viêm phổi do biến thể Delta, nhưng Omicron chỉ có 42%, trong khi cúm mùa lên tới hơn 70% số trường hợp.

Ba khu vực chính của cơ thể hay bị đau: ① vùng đầu và vai gáy – ② vùng thắt lưng – ③ vùng quanh đầu gối.

Lí do quan trọng nhất dẫn đến đau, đó là khi cơ thể nhiễm các chủng virus, cả virus cúm cũng như SARS-CoV-2 gây bệnh Covid, những virus này kích thích giải phóng các Cytokine, bao gồm một loạt chất trung gian hoá học của quá trình viêm. Cytokine dẫn đến sự hình thành Pyrogens và Prostaglandin E2. Pyrogens là sản phẩm của sự suy tế bào, nó giúp chống lại bệnh cúm bằng cách gây sốt, nhưng Pyrogens cũng bám vào các dây thần kinh gây đau. Prostaglandin E2 là chất đặc hiệu kích hoạt các con đường đau.

Pyrogens và Prostaglandin E2 tập trung nhiều ở vùng cơ đầu và vai gáy, vùng cơ thắt lưng, vùng cơ xung quanh gối. Thông thường những chất này có nồng độ cao trong 4-5 ngày. Vì thế mà đa số trường hợp chỉ đau cơ mấy hôm, sau đó ổn định, đau tự hết không để lại di chứng.

Đau cấp tính cũng có thể dữ dội, đau không thể chịu nổi, là vì lí do nào đó như cơ địa hoặc sử dụng thuốc không đúng, làm cho virus phát triển quá mạnh nên cơ thể phản ứng quá mẫn gây bão Cytokine, tức là các chất Pyrogens và Prostaglandin E2 tiết ra quá nhiều, chỉ cần chiếc lông gà chạm vào cũng nổi da gà vì đau. Những trường hợp này thuốc giảm đau thông thường ít hiệu quả. Nếu đau quá mức chịu đựng, bác sĩ phải dùng đến các thuốc ức chế miễn dịch để giảm cơn bão Cytokine.

Sau khi khỏi bệnh, nếu cơ thể tiếp tục mẫn cảm tăng tiết Pyrogens Prostaglandin E2, thì tình trạng đau sẽ tiếp tục kéo dài, có thể từ 6-9 tháng mới hết đau.

Đau vùng đầu và vai gáy, đau vùng thắt lưng, các bác sĩ ít kinh nghiệm dễ nhầm với thoái hoá cột sống, viêm đĩa đệm đốt sống, phồng hay thoát vị đĩa đệm; sau khi chụp Xquang, CT hay cộng hưởng từ, điều trị theo những hướng chẩn đoán này đều không có hiệu quả.

Đau vùng quanh gối cũng vậy, bệnh nhân than phiền rất khó chịu, đau mỏi, trở trời cảm giác như kiến cắn và giòi bò trong xương, nửa đêm về sáng không sao ngủ được vì đau.

Nhưng dai dẳng hơn cả vẫn là đau lưng và đau vai gáy.

Bởi vì đau lưng và đau vai gáy còn một cơ chế nữa, đó là tổn thương tại phổi, đó là lí do những bệnh nhân sau viêm phổi do Covid hoặc do cúm có tỉ lệ đau khá cao.

Để dễ hình dung về cơ chế, chúng ta hãy tưởng tượng vào mùa hè, đêm ngủ bật điều hoà lạnh nhưng lại không giữ ấm lồng ngực, đồng thời để quạt thốc thẳng vào mũi, khí lạnh xâm nhập vào phổi. Lúc ngủ dậy, sẽ cảm thấy lỗ chân lông toát ra khí lạnh, kèm theo tê mỏi vai gáy lan xuống hai tay, đau mỏi vùng lưng. Cơn ho có thể xuất hiện, ho rũ rượi, đau rút cơ vai và cơ lưng.

Tình trạng này do phổi nhiễm khí lạnh.

Theo lí luận của đông y, “phế chủ bì mao”, có nghĩa là phổi kiểm soát da và lông, da và lông thuộc về phổi. “Phế triêu bách mạch”, phổi chịu trách nhiệm vận hành hàng trăm kinh mạch, một khi kinh lạc bị tắc nghẽn thì sự vận độ của khí sẽ không bình thường. “Bất thông tất thống”, kinh lạc tắc nghẽn thì đương nhiên sẽ gây nên sự đau đớn.

“Bệnh tại phế – Du tại kiên bối”.

Đông y đã dạy nếu bệnh tại phổi thì biểu hiện đau ở vai gáy và lưng. Một khi phổi bị tổn thương, sẽ xuất hiện các triệu chứng ho, tức ngực, tê tay, cứng khớp, đau mỏi vai gáy, đau thắt lưng.

Lưng là hàng rào bảo vệ phổi rất quan trọng.

Để không bị tổn thương phổi, thì không để lưng lạnh, tức là phải giữ ấm lưng. Trẻ nhỏ đem ngủ ra mồ hôi lưng, cần lấy khăn thấm khô, nêú không sẽ viêm phổi. Cũng như vậy với bệnh nhân Covid, đặc biệt là biến thể Omicron hay vã mồ hôi ướt đẫm lưng vào ban đêm, nhớ phải lau khô ngay lập tức để giữ ấm phổi. Ngoài ra, chân lạnh tay lạnh làm cho kinh thái dương ở bàng quang bị tắc, dẫn đến lưng bị lạnh, vì thế mà đêm ngủ nhớ giữ ấm tay chân.

Kinh túc thái dương bàng quang ở hai bên sống lưng là kinh tuyến dương khí lớn nhất trong cơ thể con người, có thể điều chỉnh dương khí của toàn bộ cơ thể. Ngoài huyệt phế du, kinh bàng quang bảo vệ phổi còn có các huyệt quan trọng khác như tâm du, can du, đảm du, tì du, vị du, huyệt du, tam tiêu du, đại trường du, tiểu trường du, bàng quang du.

Đó là những huyệt chính để thông kinh mạch, châm cứu hoặc xoa bóp các huyệt này giúp chữa đau vai gáy và đau lưng sau khi bị cúm, hoặc bị Covid.

Các bài tập thở rất quan trọng.

Có thể tập thở theo yoga, khí công, hoặc thở theo phương pháp y học cổ truyền giúp thông kinh mạch bàng quang.

Tây y dùng thuốc giảm đau nhưng ít hiều quả, chủ yếu tập phục hồi chức năng và các biện pháp chườm nóng, massage, chờ đợi cơ thể phục hồi dần dần, thường phải mất 6-9 tháng.

KẾT LUẬN

Đau vai gáy, đau lưng, đau quanh đầu gối là di chứng thường gặp ở những bệnh nhân viêm phổi do cúm, Covid, hay bất kì nguyên nhân gây viêm phổi do vi khuẩn hay virus nào khác. Biến thể Omicron có tỉ lệ đau thấp hơn cả trong số cả nguyên nhân. Cơ chế đau có thể do tăng tiết quá mức các chất trung gian hoá học thuộc nhóm Pyrogens và Prostaglandin E2, nhưng đau kéo dài phần lớn do tình trạng tổn thương tại phổi.

Tây y chủ yếu dùng thuốc giảm đau, nhưng ít hiệu quả, đau có thể kéo dài 6 – 9 tháng. Tập phục hồi chức năng, massage, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu là những biện pháp có thể khắc phục được tình trang đau. Các bài tập thở sâu và thiền, gồm có yoga, khí công, thở dưỡng sinh đông y cũng giúp cải thiện tình trạng này.

Để phòng tránh, quá trình bị bệnh không lạm dụng thuốc điều trị cúm hay Covid, luôn giữ ấm lưng và tay chân, ban đêm ngủ vã mồ hôi ở lưng phải lau khô để bảo vệ phổi.

Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.