Hiểu biết trong sử dụng thực phẩm và nguy cơ gây ung thư.

Hiểu biết trong sử dụng thực phẩm và nguy cơ gây ung thư.

1. Internet có rất nhiều khuyến cáo những thực phẩm nên thêm hoặc loại bỏ khỏi chế độ ăn uống của bạn trong việc ngăn ngừa ung thư.

Ăn bông cải xanh.
Uống trà xanh.
Giảm đường.
Đừng nấu quá chín thức ăn của bạn.
Những siêu thực phẩm thực sự có thể ngăn ngừa ung thư hoặc những thực phẩm xấu có thể gây hoặc làm trầm trọng thêm bệnh.

Dinh dưỡng đóng 1 vai trò quan trọng đối với sức khỏe, và 1 chế độ ăn uống không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển ung thư. Theo Hội Ung thư Hoa Kỳ, khoảng 1/5 trường hợp ung thư ở Hoa Kỳ và khoảng 1/6 trường hợp tử vong do ung thư có thể liên quan đến chế độ dinh dưỡng kém, thừa cân, không tập thể dục hoặc uống rượu. Hội ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo thói quen ăn uống lành mạnh, gồm nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, cũng như hạn chế thịt đỏ, đồ uống có đường, thực phẩm chế biến nhiều và ngũ cốc tinh chế.

2.Tất cả các tế bào trong cơ thể gồm cả các tế bào ung thư, sử dụng các phân tử đường, còn được gọi là carbohydrate, làm nguồn năng lượng chính của chúng.

Nhưng đó không phải là nguồn nhiên liệu duy nhất của tế bào. Tế bào có thể sử dụng các chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như protein và chất béo phát triển.

Không có bằng chứng thấy chỉ cần cắt giảm đường khỏi chế độ ăn uống của bạn sẽ ngăn chặn các tế bào ung thư lây lan, theo Tiến sĩ Carrie Daniel-MacDougall, MPH, Trung tâm Ung thư MD Anderson, Houston, nếu tế bào ung thư không nhận được đường, chúng sẽ bắt đầu phá vỡ các thành phần khác từ các nguồn dự trữ năng lượng khác trong cơ thể.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đang nghiên cứu xem liệu 1 số chế độ ăn kiêng nhất định có thể giúp làm chậm sự phát triển của khối u không. Ví dụ, 1 số bằng chứng sơ bộ từ các thử nghiệm trên động vật gặm nhấm và người thấy chế độ ăn ketogenic, ít carbohydrate và nhiều chất béo, có thể giúp làm chậm sự phát triển của 1 số loại khối u, chẳng hạn như khối u ở trực tràng, khi kết hợp với phương pháp tiêu chuẩn điều trị ung thư như xạ trị và hóa trị.

Theo Neil Iyengar, MD, chế độ ăn ketogenic có tác dụng làm giảm mức insulin, 1 loại hormone giúp tế bào hấp thụ đường và nghiên cứu trên chuột thấy mức insulin cao có thể làm suy yếu khả năng của 1 số liệu pháp làm chậm sự phát triển của khối u. Những tác giả khác đang nghiên cứu chế độ ăn ketogenic đối với các loại khối u đó trong các thử nghiệm lâm sàng. Nhưng chế độ ăn ketogenic là 1 trong những loại chế độ ăn kiêng không thể áp dụng giảm nguy cơ ung thư nói chung.

Theo Christine Zoumas, 1 chuyên gia dinh dưỡng, chương trình ăn uống lành mạnh tại Trung tâm ung thư Moores thuộc Đại học California, nêu lên mối liên hệ gián tiếp giữa việc ăn nhiều đường và nguy cơ ung thư. Thức ăn có nhiều đường bổ sung đều là nguồn cung cấp rất nhiều calo. Những thứ làm tăng nguy cơ ung thư nhất, đặc biệt là đối với phụ nữ, đó là mỡ thừa trên cơ thể.

Cắt giảm đường sẽ không ngăn ung thư phát triển, nhưng bằng chứng ban đầu thấy chế độ ăn ít carb có thể nâng cao hiệu quả của 1 số phương pháp điều trị ung thư.

3. Ăn thực phẩm quá chín hoặc cháy gây ung thư.

Khi nấu ở nhiệt độ cao, 1 số thực phẩm đặc biệt là carbohydrate như bánh mì hoặc khoai tây giải phóng 1 chất hóa học được gọi là acrylamide.

Một số nghiên cứu nêu lên bằng cách nấu quá chín hoặc cháy thức ăn tạo chất gây ung thư trong thực phẩm có thể gây hại sức khoẻ.

Các nhà khoa học phát hiện loài gặm nhấm, hàm lượng acrylamide cao gấp nhiều lần chất được tìm thấy trong thực phẩm có thể khiến hình thành các khối u. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên người có rất ít bằng chứng thấy acrylamide trong thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư. Khi các nhà nghiên cứu kiểm tra nhiều nhóm người xem liệu có mối liên hệ giữa acrylamide và ung thư trên các bộ phận khác nhau của cơ thể, gồm ruột, thận, bàng quang và tuyến tiền liệt hay không, phần lớn không tìm thấy mối liên hệ rõ ràng.

Trong 1 số trường hợp, ngay cả khi mối liên hệ tiềm ẩn xuất hiện, chẳng hạn như giữa acrylamide và ung thư buồng trứng, mối liên kết đó sẽ biến mất sau khi sử dụng các công cụ đo lường mạnh mẽ hơn, chẳng hạn như xem xét mức acrylamide trong máu.

Một số phương pháp nấu thịt, chẳng hạn như rán, nướng hoặc hun khói, có thể giải phóng các hóa chất khác, các chất được gọi là amin dị vòng và hydrocacbon thơm đa vòng. Giống như trường hợp của acrylamide, các loài gặm nhấm tiếp xúc với mức độ cao của các hóa chất này sẽ phát triển các khối u ở các cơ quan khác nhau. Tuy nhiên, ở người, bằng chứng ít rõ ràng hơn nhiều. Trong khi 1 số nghiên cứu thấy ăn hóa chất từ thịt nấu chín có thể làm tăng nguy cơ 1 số bệnh ung thư, chẳng hạn như đại trực tràng hoặc tuyến tụy.

Bằng chứng thấy ăn thức ăn quá chín hoặc cháy gây ung thư ở người là không thuyết phục.

4. Ăn thực phẩm chế biến sẵn gây ung thư

Bằng chứng liên kết các loại thịt qua chế biến, chẳng hạn như xúc xích, thịt bò khô và thịt nguội, với nguy cơ 1 số bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng rất mạnh mẽ.

Năm 2015, Cơ quan nghiên cứu ung thư Quốc tế (IARC), 1 bộ phận của Tổ chức Y tế Thế giới, phân loại thịt chế biến là chất gây ung thư Nhóm 1, 1 chỉ định dành riêng đối với các chất gây ung thư. Trong 1 báo cáo nêu lên bằng chứng đầy đủ của việc tiêu thụ thịt chế biến sẵn gây ung thư đại trực tràng.

Cùng thời gian đó, IARC cũng xem xét mối liên quan giữa thịt đỏ và ung thư đại trực tràng, tuyến tụy và tuyến tiền liệt, nhưng bằng chứng còn hạn chế.

Một số nghiên cứu theo dõi mọi người theo thời gian thấy các loại thực phẩm siêu chế biến khác, chẳng hạn như nước ngọt, súp đóng hộp và mì ăn liền có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Những thực phẩm như vậy có thể chứa các hóa chất có thể gây hại, chẳng hạn như acrylamide, nitrat, amin dị vòng và hydrocacbon thơm đa vòng, nhưng chúng cũng thường chứa nhiều đường, muối và chất béo bão hòa.

Theo Zoumas, thành phần dinh dưỡng của những loại thực phẩm này là nguyên nhân có thể gây lo ngại nhất, vì chúng chứa rất nhiều calo, có nghĩa là ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng chất béo trong cơ thể. Điều quan trọng là phải phân biệt giữa thực phẩm chế biến và siêu chế biến. Cắt nhỏ trái cây, đóng túi rau diếp hoặc bổ sung thực phẩm giàu sắt hoặc canxi là những cách chế biến thực phẩm không làm giảm giá trị dinh dưỡng hoặc thêm các hợp chất có thể gây ung thư.

Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa thịt chế biến và nguy cơ ung thư. Thịt đỏ và thực phẩm chế biến quá kỹ cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư, nhưng bằng chứng không mạnh mẽ.

5. Một số siêu thực phẩm có thể ngăn ngừa ung thư:

Trong chế độ ăn giàu thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như rau, trái cây và ngũ cốc, có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Nhưng nên thận trọng khi khuyến cáo bất kỳ loại siêu thực phẩm có thể ngăn ngừa ung thư.

Đến nay, vẫn chưa có số liệu đủ mạnh thấy 1 loại thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm cụ thể có thể tự giảm nguy cơ ung thư hoặc sự tiến triển của ung thư. Dinh dưỡng rất phức tạp và phụ thuộc mạnh mẽ vào sức mạnh tổng hợp trong tổng chế độ ăn uống mà bạn đang tiêu thụ, cũng như trong bối cảnh sức khỏe trao đổi chất nói chung, mức độ hoạt động thể chất và khuynh hướng di truyền của bạn.

Trong khi chế độ ăn dựa trên thực vật có thể giúp ngăn ngừa ung thư ở những người khỏe mạnh, thì đối với bệnh nhân ung thư, có những cân nhắc khác cần được thực hiện. Các nhà nghiên cứu không khuyến cáo bệnh nhân ung thư bắt đầu chế độ ăn chay hoặc thuần chay mà không nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng ung thư. Bệnh nhân ung thư thực sự cần nghĩ đến việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch, không nên bắt đầu 1 chế độ ăn mới và trở nên thiếu protein hoặc vitamin B đối với bệnh nhân ung thư.

Không phải tất cả các bệnh ung thư hoặc mọi người đều giống nhau, vì vậy việc thay đổi chế độ ăn uống tốt hay xấu đối với 1 người có thể không có tác dụng giống nhau đối với những người khác. Loại can thiệp chế độ ăn uống tối ưu đối với 1 cá nhân sẽ khác nhau ở mỗi người dựa trên đặc điểm sinh học của người đó, cũng như loại ung thư của họ và giai đoạn hoặc điều kiện kinh tế.

Chế độ ăn uống chỉ là 1 trong số những điều cần xem xét khi đề cập đến việc ngăn ngừa ung thư, và ngay cả những người ăn uống lành mạnh cũng có thể phát triển ung thư. Nếu bạn có bệnh ung thư và bạn có 1 lối sống lành mạnh, bạn sẽ dễ dàng điều trị hơn và dễ phục hồi hơn.

Thêm 1 loại siêu thực phẩm duy nhất vào thực phẩm hàng ngày của bạn sẽ không giúp bạn không có ung thư. Nhưng ăn 1 chế độ ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp ngăn ngừa bệnh.

Tài liệu tham khảo

Myth Busters: Does This Food Cause Cancer?
Diana Kwon
October 20, 2021
Medscape.com
Link: http://www.medscape.com/viewarticle/961251

Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.