Theo các nhà nghiên cứu Đức, phụ nữ có lupus ban đỏ hệ thống (SLE) có nguy cơ tiền sản giật có thể được điều trị kịp thời bằng aspirin liều thấp và hydroxychloroquine.
Trong 1 nghiên cứu trên 190 trường hợp mang thai với 148 phụ nữ (tuổi trung bình, ~ 30 tuổi), sử dụng aspirin liều thấp bắt đầu vào khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ có liên quan đến nguy cơ tiền sản giật thấp hơn so với không sử dụng aspirin.
Theo Isabell Haase, MD, Hiller-Research Unit, Düsseldorf, Đức, việc sử dụng hydroxychloroquine bắt đầu từ 3 tháng đầu thai kỳ.
Việc tư vấn và đánh giá nguy cơ bệnh nhân lupus rất quan trọng với những người có nguy cơ cao nhất và điều trị tốt nhất có thể. Báo cáo được nêu lên tại Đại hội quốc tế lần thứ 14 của bệnh Lupus Erythematosus hệ thống và Đại hội quốc tế lần thứ 6 tranh cãi trong bệnh thấp khớp và bệnh tự miễn (LUPUS & CORA 2021).
Tiền sản giật và bệnh lupus,
Phụ nữ có SLE phải đối mặt với nguy cơ tiền sản giật cao vì bệnh tự miễn dịch của họ. Nguy cơ này có thể tăng thêm nếu 1 phụ nữ mang thêm các yếu tố nguy cơ khác, như tăng huyết áp hoặc viêm thận lupus.
Aspirin liều thấp có tác dụng bảo vệ chống lại sự phát triển của tiền sản giật trên phụ nữ không có bệnh tự miễn dịch nếu bắt đầu sử dụng trước tuần thai thứ 16 của thai kỳ, được khuyến cáo bởi cả Trường Cao đẳng Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên minh các Hội Thấp khớp học Châu Âu.
Đối với hydroxychloroquine, chỉ có 1 số nghiên cứu nhỏ và cơ chế hoạt động có thể có tác dụng hữu ích đối với chứng tiền sản giật với bệnh nhân lupus.
Các nhà nghiên cứu sử dụng số liệu được ghi nhận từ các trường hợp mang thai được khám tại phòng khám thai ngoại trú trong giai đoạn 1995–2019.
Nhìn chung, 56% phụ nữ có các yếu tố nguy cơ đáng kể của tiền sản giật, gồm tiền sử trước đó, đa thai, tăng huyết áp mãn tính, viêm thận lupus, hoặc kháng thể kháng phospholipid (aPL). 28% khác có các yếu tố nguy cơ trung bình, gồm chưa sinh con, chỉ số khối cơ thể (BMI)> 30 kg / m2 và trên 35 tuổi.
Tỷ lệ chung của TSG trong dân số nghiên cứu là 13,2%, phù hợp với các nghiên cứu khác trong các trường hợp mang thai có lupus. Tỷ lệ ở mỗi nhóm trong số 4 nhóm điều trị là 15,4% với aspirin, 7,7% với hydroxychloroquine 1 mình, 14% với 2 loại thuốc và 14,5% với với 2 loại thuốc.
Tỷ lệ phát triển tiền sản giật thấp hơn khi dùng cả aspirin và hydroxychloroquine. Các yếu tố làm tăng tỷ lệ cược là hoạt động bệnh cao trong 3 tháng đầu tiên, chỉ số BMI> 30 kg / m2, có aPL nguy cơ cao hoặc hội chứng kháng phospholipid và tiền sử tiền sản giật.
Chỉ có hoạt động bệnh cao trong 3 tháng đầu và BMI> 30 kg / m2 vẫn là các yếu tố dự báo độc lập của TSG khi các nhà nghiên cứu chỉ xem xét những thai kỳ có nguy cơ cao đối với hoạt động bệnh cao trong ba tháng đầu và 10,04 đối với chỉ số BMI cao.
Tên bài:
Aspirin Lowered Preeclampsia Risk in Real-World Lupus Study
Sara Freeman
October 19, 2021
Medscape.com
Link:http://www.medscape.com/viewarticle/961157