Nghiên cứu bệnh – chứng được tài trợ bởi cơ quan Bảo hiểm Y tế Anh phân tích trên gần 887.000 người nhiễm biến thể omicron từ tháng 11/2021 đến tháng 01/2022 có so sánh đối chiếu với nhóm nhiễm biến thể delta và nhóm không nhiễm cho thấy hiệu quả bảo vệ (tính trên ca nhiễm có triệu chứng) của các vaccin do AstraZeneca, Pfizer BioNTech và Moderna sản xuất trên biến chủng delta cao hơn so với biến chủng omicron.
Trên biến chủng omicron, không ghi nhận được hiệu quả bảo vệ từ sau 20 tuần tiêm 2 mũi vaccin của AstraZeneca. Hiệu quả này đạt 65,5% sau 2-4 tuần tiêm đủ 2 mũi vaccin của Pfizer và giảm xuống chỉ còn 8,8% sau 25 tuần.
Ở nhóm tiêm vaccin của AstraZeneca được tiêm mũi tăng cường vaccin của Pfizer, hiệu quả bảo vệ tăng lên 62,4% sau 2-4 tuần trước khi giảm xuống 39,6% sau 10 tuần tiêm mũi tăng cường.
Ở nhóm tiêm vaccin của AstraZeneca được tiêm mũi tăng cường vaccin của Moderna, hiệu quả bảo vệ tăng lên 70,1% sau 2-4 tuần trước khi giảm xuống 60,9% sau 5-9 tuần tiêm mũi tăng cường.
Ở nhóm tiêm vaccin của Pfizer được tiêm mũi tăng cường vaccin cùng loại, hiệu quả bảo vệ tăng lên 67,2% sau 2-4 tuần trước khi giảm xuống 45,7% sau 10 tuần tiêm mũi tăng cường.
Ở nhóm tiêm vaccin của Pfizer được tiêm mũi tăng cường vaccin của Pfizer, hiệu quả bảo vệ tăng lên 73,9% sau 2-4 tuần trước khi giảm xuống 64,4% sau 5-9 tuần tiêm mũi tăng cường.
Các tác giả của nghiên cứu kết luận rằng hiệu quả bảo vệ (đời thực) của các vaccin phòng COVID-19 giảm hơn trên biến chủng omicron, tăng lên sau khi được tiêm mũi tăng cương tuy nhiên hiệu quả bảo vệ của mũi tăng cường này cũng giảm theo thời gian.
Cần lưu ý là tiêu chí đánh giá hiệu quả bảo vệ của vaccin trong nghiên cứu này dựa trên khả năng giảm nguy cơ nhiễm, chưa có dữ liệu tổng kết về số ca chuyển nặng cần nhập viện và các tiêu chí lâm sàng khác liên quan đến nhiễm COVID-19.
Link tham khảo bài báo:
Nghiên cứu bệnh – chứng được tài trợ bởi cơ quan Bảo hiểm Y tế Anh phân tích trên gần 887.000 người nhiễm biến thể omicron từ tháng 11/2021 đến tháng 01/2022 có so sánh đối chiếu với nhóm nhiễm biến thể delta và nhóm không nhiễm cho thấy hiệu quả bảo vệ (tính trên ca nhiễm có triệu chứng) của các vaccin do AstraZeneca, Pfizer BioNTech và Moderna sản xuất trên biến chủng delta cao hơn so với biến chủng omicron.
Trên biến chủng omicron, không ghi nhận được hiệu quả bảo vệ từ sau 20 tuần tiêm 2 mũi vaccin của AstraZeneca. Hiệu quả này đạt 65,5% sau 2-4 tuần tiêm đủ 2 mũi vaccin của Pfizer và giảm xuống chỉ còn 8,8% sau 25 tuần.
Ở nhóm tiêm vaccin của AstraZeneca được tiêm mũi tăng cường vaccin của Pfizer, hiệu quả bảo vệ tăng lên 62,4% sau 2-4 tuần trước khi giảm xuống 39,6% sau 10 tuần tiêm mũi tăng cường.
Ở nhóm tiêm vaccin của AstraZeneca được tiêm mũi tăng cường vaccin của Moderna, hiệu quả bảo vệ tăng lên 70,1% sau 2-4 tuần trước khi giảm xuống 60,9% sau 5-9 tuần tiêm mũi tăng cường.
Ở nhóm tiêm vaccin của Pfizer được tiêm mũi tăng cường vaccin cùng loại, hiệu quả bảo vệ tăng lên 67,2% sau 2-4 tuần trước khi giảm xuống 45,7% sau 10 tuần tiêm mũi tăng cường.
Ở nhóm tiêm vaccin của Pfizer được tiêm mũi tăng cường vaccin của Pfizer, hiệu quả bảo vệ tăng lên 73,9% sau 2-4 tuần trước khi giảm xuống 64,4% sau 5-9 tuần tiêm mũi tăng cường.
Các tác giả của nghiên cứu kết luận rằng hiệu quả bảo vệ (đời thực) của các vaccin phòng COVID-19 giảm hơn trên biến chủng omicron, tăng lên sau khi được tiêm mũi tăng cương tuy nhiên hiệu quả bảo vệ của mũi tăng cường này cũng giảm theo thời gian.
Cần lưu ý là tiêu chí đánh giá hiệu quả bảo vệ của vaccin trong nghiên cứu này dựa trên khả năng giảm nguy cơ nhiễm, chưa có dữ liệu tổng kết về số ca chuyển nặng cần nhập viện và các tiêu chí lâm sàng khác liên quan đến nhiễm COVID-19.
Link tham khảo bài báo: