HIV làm tăng nguy cơ nhiễm COVID-19 nghiêm trọng.

HIV làm tăng nguy cơ nhiễm COVID-19 nghiêm trọng.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), HIV làm tăng 6% nguy cơ nhiễm COVID-19 nghiêm trọng và 30% nguy cơ tử vong do COVID-19 trong bệnh viện.

Nghiên cứu chủ yếu gồm những người từ Nam Phi, nhưng cũng có 1 số số liệu từ các nơi khác trên thế giới, gồm cả Hoa Kỳ.

Báo cáo được nêu lên tại Hội nghị IAS lần thứ 11 về Khoa học HIV (IAS 2021). Kết quả không gồm số liệu về tải lượng vi rút hoặc số lượng CD, cả 2 đều được sử dụng đánh giá sức khỏe của hệ thống miễn dịch.
Khi được điều trị hiệu quả, những người nhiễm HIV có tuổi thọ gần bằng với những người âm tính với HIV. Và điều trị hiệu quả gây tải lượng vi rút không phát hiện được, khi được duy trì trong 6 tháng hoặc hơn, sẽ loại bỏ việc lây truyền HIV sang bạn tình.

Những người nhiễm HIV, cũng như ở những người không có HIV, những người lớn tuổi, nam giới và những người nhiễm bệnh tiểu đường, tăng huyết áp hoặc béo phì có kết quả tồi tệ nhất và có nhiều khả năng tử vong do COVID-19.

Đối với David Malebranche, MD, MPH, Atlanta, Georgia, khuyến cáo nên tiêm vắc-xin COVID-19 đối với tất cả các bệnh nhân dù dương tính với HIV hay không.
Kết quả ghi được từ Nền tảng WHO Clinical Platform, số liệu từ hoạt động giám sát của các quốc gia thành viên của WHO cũng như các báo cáo trường hợp thủ công từ khắp nơi trên thế giới. Đến ngày 29 / 4, số liệu 268.412 người nhập viện vì COVID-19 từ 37 quốc gia được báo cáo lên nền tảng. Trong đó, 22.640 người đến từ Mỹ.

Tổng cộng 15.522 người tham gia trên toàn thế giới đang sống chung với HIV, 664 người ở Hoa Kỳ.
Tất cả các trường hợp ở Hoa Kỳ đều được báo cáo từ hệ thống Bệnh viện và Y tế Thành phố New York, Bệnh viện Henry Ford, Detroit và Hệ thống Y tế BronxCare, Thành phố New York. Hầu hết tất cả những người tham gia còn lại sống ở Nam Phi 14.682 trong số 15.522, hay 94,5%.

Trong số 15.522 người nhiễm HIV trong nhóm nói chung, 37,1% người tham gia là nam giới và độ tuổi trung bình của họ là 45 tuổi.
Hơn 1/3 (36,2%) nhập viện với COVID-19 nặng hoặc nguy kịch, và gần ¼ (23,1%) tử vong. Hơn 1/2 có 1 hoặc nhiều bệnh mãn tính, gồm cả những bệnh liên quan đến kết quả COVID-19 tồi tệ hơn, chẳng hạn như tăng huyết áp (33,2% số người tham gia), tiểu đường (22,7%) và BMI trên 30 (16,9%). 8,9% là người hút thuốc, 6,6% bệnh phổi mãn tính và 4,3% bệnh tim mãn tính.

Sau khi điều chỉnh các tình trạng mãn tính, tuổi và giới tính đó, những người sống chung với HIV có tỷ lệ nhiễm bệnh COVID-19 nặng hoặc nguy kịch cao hơn 6%.
Khi các nhà điều tra điều chỉnh phân tích bổ sung phân biệt các kết quả dựa trên không chỉ sự hiện diện của các tình trạng bệnh kèm theo mà còn là số lượng bệnh mà 1 người nhiễm phải, thì nguy cơ gia tăng đó đã tăng lên 13%. Bản thân HIV là 1 tình trạng bệnh kèm theo.

Silvia Bertagnolio, MD, WHO, các nhà nghiên cứu có xem xét nguy cơ dẫn đến kết quả nghiêm trọng hoặc tử vong sau khi loại bỏ các tình trạng cùng gặp phải hay họ xem xét số lượng bệnh mãn tính (ngoài HIV).

Cả 2 mô hình đều thấy gần như giống hệt nhau tỷ lệ chênh lệch điều chỉnh, có nghĩa là HIV có liên quan độc lập đáng kể với biểu hiện nghiêm trọng / nguy kịch.

Những người nhiễm HIV có nguy cơ tử vong vì COVID-19 cao hơn 30% so với những người không nhiễm HIV.
Và trong khi điều này đúng ngay cả khi họ điều chỉnh số liệu các bệnh kèm, những người nhiễm HIV có nhiều khả năng tử vong hơn nếu họ trên 65 tuổi (nguy cơ tăng 82%), nam (nguy cơ tăng 21%), nhiễm bệnh tiểu đường (nguy cơ tăng 50%), hoặc tăng huyết áp (nguy cơ tăng 26%).

Số liệu theo khu vực của WHO (châu Phi, châu Âu, châu Mỹ) các nhà điều tra nhận thấy nguy cơ tử vong gia tăng ở châu Phi. Nhưng không có đủ số liệu từ các khu vực khác mô hình hóa nguy cơ tử vong.
Hơn nữa, khi chia nhỏ số liệu theo quốc gia và loại trừ Nam Phi, nguy cơ tử vong cao ở những người nhiễm HIV không đạt được ý nghĩa thống kê.

Phần lớn bệnh nhân đến từ Nam Phi, hơn 90% số người được điều trị ARV ức chế virus học.
Một nghiên cứu nhỏ hơn nhiều trên 749 người sống chung với HIV và được chẩn đoán là SARS-CoV-2, cũng được báo cáo thấy tải lượng vi rút HIV có thể phát hiện được có liên quan đáng kể với nguy cơ kết quả nặng cao hơn 1 chút (P <.039), nhưng Số lượng CD4 ít hơn 200 tế bào / mm3 không phải là (P = .15).

HIV làm tăng nguy cơ nhiễm các kết quả COVID-19 kém. Khoảng 1/2 số bệnh nhân được chủng ngừa COVID-19. Nhiều người nhiễm HIV có tải lượng virus không thể phát hiện và số lượng CD4 lên đến 1200 nhưng lớn tuổi, nhiễm bệnh tiểu đường, béo phì và huyết áp cao. Đối tượng này khuyến cáo tiêm chủng vắc xin COVID-19.

Tên bài:
HIV Increases Risk for Severe COVID-19
Heather Boerner
July 19, 2021
Medscape.com.

Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.