Một nhà điều tra báo cáo tại cuộc họp thường niên của Hội Huyết học Hoa Kỳ ở những bệnh nhân có bệnh beta-thalassemia phụ thuộc vào truyền máu, 1 liệu pháp truyền gen đơn lẻ có khả năng mang lại sự độc lập truyền máu lâu bền và cải thiện đáng kể tình trạng thừa sắt.
Theo Alexis A. Thompson, MD, MPH, Bệnh viện Nhi Ann & Robert H. Lurie, Chicago, trong số những bệnh nhân nhận được betibeglogene autotemcel (beti-cel) trong thử nghiệm pha 3 và tham gia vào 1 nghiên cứu theo dõi dài hạn, gần 90% đạt được sự độc lập về truyền máu lâu dài.
Thời gian trung bình của quá trình độc lập truyền máu liên tục là gần 3 năm kể từ báo cáo này.
Trong 1 phân tích phụ của nghiên cứu quốc tế này, Thompson cùng các đồng nghiệp báo cáo những bệnh nhân đạt được sự độc lập truyền máu, thải sắt làm giảm sắt và các dấu hiệu sắt ổn định ngay cả sau khi ngừng thải sắt.
Hơn 2 năm sau khi tiêm truyền, không có tác dụng phụ liên quan đến sản phẩm thuốc được ghi nhận. Theo Thompson, liệu pháp này có tính an toàn lâu dài thuận lợi.
Tại thời điểm này, các nhà nghiên cứu tin tưởng beti-cel có khả năng chữa khỏi bệnh thiếu máu nặng của bệnh nhân TDT bệnh beta-thalassemia phụ thuộc truyền máu.
Bệnh beta-thalassemia là do đột biến gen beta-globin, dẫn đến giảm nồng độ hemoglobin. Những bệnh nhân TDT, dạng bệnh nghiêm trọng nhất, có thiếu máu trầm trọng và thường phụ thuộc vào việc truyền hồng cầu từ khi còn nhỏ.
Với việc truyền máu mãn tính cần thiết duy trì nồng độ hemoglobin, bệnh nhân TDT chắc chắn có ứ sắt, có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan và có thể gây tử vong. Do đó, bệnh nhân sẽ phải điều trị thải sắt suốt đời.
Beti-cel, một liệu pháp bổ sung gen ex vivo nghiên cứu hiện đang được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ xem xét, liên quan đến việc thêm các bản sao chức năng của 1 dạng biến đổi của gen beta-globin vào tế bào gốc tạo máu của chính bệnh nhân. Một khi những tế bào đó được tái sử dụng, bệnh nhân có thể tạo hemoglobin của người trưởng thành ở mức độ giúp loại bỏ nhu cầu truyền máu.
Những bệnh nhân từ 2 thử nghiệm lâm sàng beti-cel giai đoạn 1/2 và 2 giai đoạn 3, những người sau đó đăng ký vào LTF-303, 1 nghiên cứu theo dõi kéo dài 13 năm với tính an toàn và hiệu quả của liệu pháp gen.
Tổng cộng 57 bệnh nhân được đưa vào báo cáo này, khiến nó trở thành chương trình điều trị gen lớn nhất đến nay đối với bất kỳ bệnh lý tạo máu. Trước khi được truyền beti-cel, các bệnh nhân có nhiều kiểu gen bệnh thalassemia, được truyền từ 10 đến gần 40 lần truyền hồng cầu mỗi năm.
Bệnh nhân có độ tuổi từ 5 đến 35 tuổi. Tuổi trung bình trong nghiên cứu pha 1/2 là 20 tuổi, trong khi nghiên cứu pha 3 là 15 tuổi.
Trải nghiệm ban đầu trong các thử nghiệm ở giai đoạn ½, giúp các nhà nghiên cứu ghi nhận nhiều trẻ em hơn, nghiên cứu sâu hơn sự an toàn và hiệu quả cũng như trẻ em trong giai đoạn 3.
Các biện pháp bảo tồn khả năng sinh sản được thực hiện bởi khoảng 59% bệnh nhân từ nghiên cứu giai đoạn 1/2 và 71% bệnh nhân từ nghiên cứu giai đoạn 3.
Trong số các bệnh nhân từ các nghiên cứu beti-cel giai đoạn 3 có thể được đánh giá, 31 trong số 35 (hoặc 89%) đạt được sự độc lập truyền máu lâu bền.
Thời gian trung bình của thời gian độc lập truyền máu liên tục là 32 tháng, với khoảng từ 18 đến 49 tháng.
Một phân tích phụ đánh giá tình trạng sắt ở 16 bệnh nhân bắt đầu lại và sau đó ngừng thải sắt. Có sự giảm sắt trong phản ứng với quá trình thải sắt, và sau đó sự ổn định của các dấu hiệu sắt sau khi ngừng thải sắt. Thải sắt sau liệu pháp gen dẫn đến giảm nồng độ sắt trong gan và ferritin huyết thanh vẫn tương đối ổn định sau khi ngừng thải sắt.
Các tác dụng phụ nghiêm trọng gặp ở 8 bệnh nhân trong nghiên cứu theo dõi dài hạn. Với beti-cel, tác dụng phụ không xuất hiện sau 2 năm sau khi tiêm truyền. Có 2 bệnh nhân nam, trong đó có 1 bệnh nhân được bảo tồn khả năng sinh sản.
Tên bài:
Beta-Thalassemia Gene Therapy Achieves Transfusion Independence
Andrew Bowser
December 12, 2021
Link: https://www.medscape.com/viewarticle/964649