Nghiên cứu mới thấy liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) có liên quan đến việc giảm đáng kể nguy cơ trầm cảm ở những bệnh nhân mất ngủ.
Các nhà điều tra nêu lên chứng mất ngủ ảnh hưởng đến hơn 50% người lớn tuổi, và chứng mất ngủ góp phần làm tăng gấp 2 lần nguy cơ của chứng trầm cảm nặng.
Bằng cách điều trị chứng mất ngủ bằng 1 phương pháp hành vi đơn giản được gọi là Liệu pháp hành vi nhận thức trong chứng mất ngủ, hoặc CBT-I, bạn có thể giảm hơn 50% khả năng phát triển chứng trầm cảm, theo tác giả chính Giáo sư Michael R. Irwin, MD, Cousins Distincished, Đại học California, Los Angeles, Trường Y Geffen.
Nghiên cứu này độc đáo ở chỗ, phương pháp điều trị không chỉ giảm trầm cảm mà còn ngăn ngừa trầm cảm.
Các phát hiện được báo cáo trực tuyến ngày 24/11 trên báo JAMA Psychiatry.
Kết quả chính đạt được
Nghiên cứu gồm 291 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên (tuổi trung bình, 70 tuổi; 58% là phụ nữ) có rối loạn mất ngủ được xác nhận và không có trầm cảm nặng trong vòng 12 tháng trước đó.
Tất cả được chỉ định ngẫu nhiên nhận CBT-I hoặc liệu pháp giáo dục giấc ngủ (SET).
CBT-I là phương pháp điều trị đầu tiên trong chứng mất ngủ gồm 5 thành phần gồm liệu pháp nhận thức với những suy nghĩ rối loạn chức năng về giấc ngủ, kiểm soát kích thích, hạn chế giấc ngủ, vệ sinh giấc ngủ và thư giãn.
SET cung cấp thông tin các yếu tố hành vi và môi trường góp phần gây giấc ngủ kém. Trong khi giáo dục về giấc ngủ cung cấp các mẹo cải thiện giấc ngủ, CBT-I giúp bệnh nhân thực hiện những thay đổi và hành vi đó.
Cả 2 biện pháp can thiệp đều do nhân viên được đào tạo thực hiện trong các buổi nhóm 120 phút hàng tuần trong 2 tháng, phù hợp với hình thức và thời lượng của hầu hết các thử nghiệm CBT-I.
Kết quả chính là thời gian gặp sự cố hoặc rối loạn trầm cảm nặng tái phát như được chẩn đoán bằng Phỏng vấn lâm sàng có cấu trúc của DSM-5 6 tháng 1 lần trong suốt 36 tháng theo dõi. Bản Câu hỏi Sức khỏe Bệnh nhân 9 (PHQ-9) hàng tháng được sử dụng để sàng lọc các triệu chứng trầm cảm.
Kết quả thấy trầm cảm gặp ở 12,2% nhóm CBT-I so với 25,9% nhóm SET. Tỷ lệ nguy cơ (HR) đối với trầm cảm ở nhóm CBT-I so với nhóm SET là 0,51. Con số cần điều trị giúp ngăn ngừa sự cố hoặc trầm cảm tái phát là 7,3.
Sau khi điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ trầm cảm như giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, bệnh kèm theo và tiền sử trầm cảm, HR đối với bệnh trầm cảm ở nhóm CBT-I so với nhóm SET là 0,45.
Điều trị bằng CBT-I mang lại tỷ lệ bệnh trầm cảm hàng năm là 4,1%, tương đương với tỷ lệ dân số và 1/2 tỷ lệ ở SET, là 8,6%.
Kết quả thứ cấp là sự thuyên giảm lâu dài của chứng rối loạn mất ngủ. Các nhà điều tra nhận thấy 1 tỷ lệ lớn hơn ở nhóm CBT-I so với nhóm SET thuyên giảm sau khi điều trị.
Chứng viêm có thể giải thích tại sao mất ngủ làm tăng nguy cơ bệnh trầm cảm. Rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến viêm nhiễm và viêm có thể gây trầm cảm.
Chứng mất ngủ cũng có thể dẫn đến suy giảm niềm vui hoặc hệ thống khen thưởng, có liên quan đến chứng trầm cảm.
Chứng mất ngủ có liên quan đến ý định tự tử và chứng mất trí nhớ, CBT-I cũng có thể làm giảm nguy cơ tự tử hoặc suy giảm nhận thức.
Mặc dù các phương pháp điều trị CBT-I kéo dài 8 tuần, nhưng thật không may, hầu hết các bác sĩ lâm sàng sẽ kê đơn thuốc. Người lớn tuổi, thuốc có liên quan đến các tác dụng phụ như té ngã và các vấn đề về nhận thức.
Việc chứng minh chiến lược phòng ngừa này có hiệu quả ở người lớn tuổi sẽ rất quan trọng vì chứng mất ngủ và trầm cảm rất phổ biến trong dân số này và mức độ tiếp nhận của cả dịch vụ phòng ngừa và điều trị thấp.
Nếu tỷ lệ trầm cảm giảm được quan sát trong nghiên cứu có thể được tính tổng quát cho toàn bộ dân số có chứng mất ngủ, thì tỷ lệ trầm cảm nặng có thể giảm đáng kể.
Cách tiếp cận này ngăn ngừa rối loạn trầm cảm mang đến tất cả các loại cơ hội mới phát triển và thử nghiệm các biện pháp can thiệp gián tiếp với các vấn đề có liên quan đáng kể đến sự khởi phát của bệnh trầm cảm.
Tài liệu tham khảo
CBT Prevents Depression in Up to 50% of Patients With Insomnia
Pauline Anderson
November 24, 2021
Link:https://www.medscape.com/viewarticle/963620