Những người ung thư thường tuyệt vọng không biết điều gì gây bệnh của họ. Đó có phải là điều họ làm trong quá khứ? Điều đó có thể ngăn chặn và phòng tránh?
Nhìn chung, các chuyên gia ước tính khoảng 40% trường hợp ung thư có thể được giải thích bởi các yếu tố nguy cơ được biết, thường có thể điều chỉnh được. Hút thuốc và béo phì là những nguyên nhân chính, mặc dù 1 loạt các yếu tố khác như đột biến dòng gen, rượu, nhiễm trùng hoặc các chất ô nhiễm môi trường như amiăng cũng góp phần vào nguy cơ ung thư.
Nhưng 60% ung thư còn lại thì sao?
Theo 1 phân tích mới nêu lên mặc dù nhiều trường hợp trong số này có thể có lối sống hoặc thành phần môi trường tiềm ẩn, các chuyên gia vẫn chưa hiểu đầy đủ về câu chuyện nguồn gốc của chúng. Và 1 con số nhỏ nhưng đáng kể có thể chỉ đơn giản là do may rủi.
Dưới đây là những yếu tố được các chuyên gia nghi ngờ những nguyên nhân đó có thể là do đâu và tại sao chúng có thể rất khó xác nhận.
1. Khả năng 1: Các yếu tố rủi ro đóng góp nhiều hơn chúng ta nhận thấy
Đối với 1 số yếu tố nhất định, một đường thẳng có thể được vẽ ra đối với bệnh ung thư.
Ví dụ như hút thuốc. Nhiều thập kỷ nghiên cứu giúp các nhà khoa học phác họa rõ ràng tác hại gây ung thư của thuốc lá. Các nhà nghiên cứu xác định chính xác 1 loạt các đột biến độc đáo trong khối u của những người hút thuốc có thể được nhìn thấy khi các tế bào phát triển trong đĩa phòng thí nghiệm tiếp xúc với các chất gây ung thư có trong thuốc lá.
Ngoài ra, các chuyên gia có thể ghi nhận được số liệu mạnh mẽ từ các nghiên cứu dịch tễ học đối với tỷ lệ hút thuốc cũng như các nguy cơ và tử vong do ung thư liên quan, 1 phần lớn là do mức độ phơi nhiễm thuốc lá trong đời của 1 cá nhân khá dễ đo lường.
Theo Tiến sĩ Paul Brennan, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (IARC), bằng chứng việc hút thuốc là vô cùng nhất quán.
Đối với các yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như béo phì và ô nhiễm không khí, vẫn còn nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời.
Theo Giáo sư Tiến sĩ Richard Martin, Đại học Bristol, Vương quốc Anh, do những hạn chế trong cách đo lường các yếu tố như vậy, chúng ta có thể giới hạn tác động của chúng.
Hay béo phì, trọng lượng cơ thể dư thừa có liên quan đến việc tăng nguy cơ có ít nhất 13 bệnh ung thư. Mặc dù ước tính rủi ro khác nhau tùy theo nghiên cứu và loại ung thư, theo 1 ảnh chụp toàn cầu từ năm 2012, thừa cân hoặc béo phì chiếm khoảng 4% tổng số ca ung thư trên toàn thế giới, 1% ở các nước thu nhập thấp và cao tới 8% ở các nước thu nhập cao.
Tuy nhiên, chúng ta đánh giá thấp tác động của bệnh béo phì đối với bệnh ung thư.
Lý do chính là hầu hết các nghiên cứu sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI) giúp xác định xem ai đó đang thừa cân hay béo phì, nhưng BMI là 1 thước đo kém với chất béo trong cơ thể. Chỉ số BMI không phân biệt mỡ và cơ, có nghĩa là hai người có cùng chiều cao và cân nặng có thể có cùng chỉ số BMI, ngay cả khi 1 người là vận động viên ăn thịt nạc và rau trong khi người kia sống cuộc sống ít vận động và tiêu thụ 1 lượng lớn đồ chế biến sẵn và rượu.
Trên hết, các nghiên cứu thường chỉ tính chỉ số BMI của 1 người 1 lần và 1 phép đo duy nhất không thể giúp bạn biết cân nặng của 1 người dao động trong những năm gần đây hoặc trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đời họ. Tuy nhiên, các phân tích gần đây thấy tình trạng béo phì theo thời gian có thể liên quan nhiều đến nguy cơ ung thư hơn là các biện pháp thực hiện 1 lần.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu hiện nay thấy những thay đổi đối với vi khuẩn đường ruột và mức insulin trong máu cao thường thấy ở những người thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ ung thư và tăng tốc độ phát triển của các khối u.
Khi các yếu tố bổ sung này được xem xét, tác động của chất béo dư thừa trong cơ thể cuối cùng có thể đóng 1 vai trò quan trọng hơn nhiều trong nguy cơ ung thư. Trên thực tế, theo Brennan, nếu chúng ta ước tính đúng ảnh hưởng của bệnh béo phì, nó có thể trở thành nguyên nhân chính gây ung thư.
2. Khả năng 2: Các yếu tố môi trường hoặc lối sống vẫn được nghi ngờ
Các nhà nghiên cứu liên kết nhiều chất mà chúng ta tiêu thụ hoặc tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày, ô nhiễm không khí, chất độc từ chất thải công nghiệp và thực phẩm chế biến cao với bệnh ung thư. Nhưng mức độ hoặc sự đóng góp của các chất gây ung thư tiềm ẩn trong môi trường xung quanh chúng ta, đặc biệt là những chất được tìm thấy ở hầu hết mọi nơi ở mức độ thấp, phần lớn vẫn chưa được biết đến.
Một lý do đơn giản là tác động của nhiều chất này vẫn còn khó đánh giá. Ví dụ, khó hơn nhiều nghiên cứu tác động của các chất ô nhiễm có trong thực phẩm hoặc nước, trong đó 1 nhóm dân số nhất định sẽ có mức độ phơi nhiễm tương tự, so với thuốc lá, nơi có thể so sánh 1 người hút 1 bao thuốc mỗi ngày với 1 người không hút thuốc.
Một số chất gây ung thư mà mọi người gặp phải trong thời gian hạn chế có thể bỏ sót nếu các nghiên cứu không được thực hiện tại thời điểm tiếp xúc.
Với người tuổi 40 có thể không phản ánh những tiếp xúc ở tuổi 5 đến 10 trên sân chơi hoặc sân bóng. Công nghệ liên tục thay đổi giúp có thể đo lường tốt hơn những thứ bạn tiếp xúc ngày hôm nay, nhưng điều đó liên quan đến 5, 10, 15 năm trước có lẽ rất khác nhau…
Các nhà nghiên cứu phát hiện nhiều chất gây ung thư không gây đột biến cụ thể trong DNA của tế bào; thay vào đó, các nghiên cứu thấy rằng hầu hết các chất gây ung thư dẫn đến những thay đổi thúc đẩy ung thư trong tế bào, chẳng hạn như viêm.
Các chất gây ung thư tiềm ẩn có thể thay vì kích thích đột biến, các chất gây ung thư tiềm ẩn có thể sử dụng 1 loại con đường hoàn toàn khác. Ví dụ, khi tình trạng viêm trở thành mãn tính, nó có thể thúc đẩy 1 loạt các sự kiện cuối cùng dẫn đến ung thư.
Cuối cùng, chúng ta không biết nhiều nguyên nhân gây bệnh ung thư ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Hầu hết các nghiên cứu đến nay đều ở các nước có thu nhập cao, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Úc và 1 số khu vực của Châu Âu.
3. Khả năng 3: Một số bệnh ung thư do cơ hội
Khi nói đến nguy cơ ung thư, 1 yếu tố may rủi có thể xuất hiện.
Ung thư có thể gặp ở những người tiếp xúc rất ít với các chất gây ung thư hoặc không có tiền sử gia đình có bệnh ung thư.
Có thể các bệnh ung thư là do ngẫu nhiên?
Một nghiên cứu gây tranh cãi năm 2017 được báo cáo trên Science, dựa trên tốc độ luân chuyển tế bào trong các mô khỏe mạnh ở phổi, tuyến tụy và các bộ phận khác của cơ thể, chỉ khoảng 1/3 số ca ung thư có thể liên quan đến các yếu tố môi trường hoặc di truyền. Phần còn lại, các tác giả khẳng định, do các đột biến ngẫu nhiên tích tụ trong DNA của 1 người, nói cách khác, là do xui xẻo.
Nghiên cứu đó dẫn đến 1 loạt lời chỉ trích từ các nhà khoa học nêu lên những sai sót nghiêm trọng trong công việc khiến các nhà nghiên cứu đánh giá quá cao tỷ lệ có các bệnh ung thư liên quan đến cơ hội.
Các so sánh quốc tế đối với tỷ lệ ung thư và ước tính thận trọng, bạn sẽ thấy có thể 10% hoặc 15% trường hợp ung thư là thực sự may rủi.
Liệu 1 số bệnh ung thư là do vận rủi hay do các yếu tố nguy cơ chưa được phát hiện vẫn còn là 1 câu hỏi bỏ ngỏ.
Nhưng điểm mấu chốt là nhiều nguyên nhân gây ung thư không xác định có thể liên quan đến môi trường hoặc lối sống, có nghĩa là lý thuyết, chúng có thể được thay đổi hoặc có thể ngăn ngừa được.
Tin tốt là khi nói đến việc phòng ngừa, có nhiều cách giúp sửa đổi hành vi chẳng hạn như tiêu thụ ít thịt chế biến hơn, đi bộ hàng ngày hoặc tiêm vắc xin chống lại vi rút gây ung thư giúp cải thiện khả năng sống sót của bệnh ung thư.
Và khi các nhà khoa học hiểu rõ hơn những yếu tố gây ung thư, thì khả năng phòng ngừa sẽ phát triển.
Tài liệu tham khảo
What Causes Cancer? There’s a Lot We Don’t Know
Diana Kwon
December 27, 2021