1. Lời mở đầu
Tiêm trong da bao gồm tiêm cấp nước hiệu quả thu được sau khi tiêm là rất cao nhưng lại đau hơn khi tiêm dưới da hoặc tiêm cơ. Nguyên nhân là do:
Thuốc len lỏi vào tận trong lớp trung bì dày đặc.
Đoạn cuối của dây thần kinh cảm giác được phân bố dày đặc ở lớp trung bì.
Các loại thuốc được sử dụng để tiêm vào da thường gây đau khi tiêm.
Những nguyên nhân trên sẽ làm chúng ta e ngại vì tiêm trong da sẽ gây đau nhiều hơn so với khi tiêm những bộ phận khác.
2. Nội dung chính
Trước khi tiêm trong da nên tiến hành gây mê. Gây mê có thể được chia thành nhiều loại như: thoa thuốc Lidocaine, gây tê lạnh, tiêm Lidocaine, gây mê toàn thân.
(1) Dùng thuốc Lidocaine
Phương pháp đơn giản nhất là thoa kem có chứa lidocaine vào vùng điều trị. Hầu hết các loại kem lidocaine trên thị trường hiện nay đều có hàm lượng lidocaine là 9%.
Cách dùng: thoa kem lidocaine vừa đủ lên phân cần điều trị bằng dụng cụ spatula hoặc cọ, sau đó đặt màng bọc lên và để khoảng 30 phút.
Nên kéo dài thời gian ủ thuốc cho những bệnh nhân nhạy cảm và sợ đau. Tuy nhiên nếu để quá lâu hiệu quả mang lại không cao và có thể sẽ gây ra kích ứng. Do đó nên ủ thuốc trong khoảng 1 tiếng.
Sau khi ủ ít nhất 30 phút, làm sạch kem và khử trùng da trước khi bắt đầu tiêm. Nếu bệnh nhân mẫn cảm thì gây tê bằng kem thôi là chưa đủ. Trong trường hợp như vậy sẽ tiến hành thêm gây lạnh.
(2) Gây tê lạnh
Nguyên lý gây tê:
(1) Gây co mạch bằng cách hạ nhiệt độ da.
(2) Giảm sự chuyển hoá do thiếu hụt oxy.
(3) Giảm trương lực cơ và tốc độ dẫn truyền thần kinh.
Nguyên tắc này làm giảm đau và giảm chảy máu khi tiêm trong da.
Không quá khó để tìm mua các thiết bị gây tê lạnh vì có rất nhiều trường hợp có sẵn từ các nhà sản xuất các sản phẩm filler, botulinum, skin booster. Thiết bị này thường được lưu trữ trong tủ đông và lấy ra ngay trước khi tiêm. Trước khi sử dụng, khử trùng bông tiếp xúc với da.
Hưởng dẫn sử dụng: Trợ lý sẽ giữ thiết bị gây tê trong 5 đến 10 giây tại vị trí được tiêm, sau đó lấy thiết bị ra và bác sĩ sẽ tiêm ngay lập tức. Thời gian khi lấy thiết bị ra và thời gian tiêm càng lâu thì tác dụng của gây tê lạnh càng kém hiệu quả nên cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa trợ lý và bác sỹ tiêm.
(3) Tiêm Lidocaine
Sẽ tiến hành gây tê cục bộ thông qua việc tiêm Lidocaine trong trường hợp tiêm booster vào các bộ phận như mắt hoặc dưới mắt. Vì tiêm Lidocaine vào irons da hoặc vào cơ rất đau nên khi tiêm nên tiêm dưới da để đạt hiệu quả cao. Nên báo cho bệnh nhân biết trước trong quá trình tiêm có thể gây ra vết bầm.
(4) Gây mê toàn thân
Có thể dùng biện pháp gây mê toàn thân đối với các bệnh nhân quá sợ đau. Tuy nhiên gây mê toàn thân đòi hỏi phải theo dõi độ bão hòa oxy và phải chuẩn bị việc đặt ống nối khí quản phòng trường hợp khấn cấp. Propofol được dùng làm thuốc gây mê toàn thân lại là chất gây nghiện nên rất khó bảo quản và quản lý. Chính vì lý do này, đội ngũ bác sĩ sẽ không dùng phương pháp gây mê toàn thân.
(5) Phương pháp giảm đau khác
(1) Điều chỉnh độ PH
Một số loại skin booster gây đau khi tiêm do độ pH thấp. Trong trường hợp này, độ pH có thể được điều chỉnh bằng cách thêm bicarbonate. Vì độ pH thay đổi tuỳ theo sản phẩm nên hãy kiểm tra với nhà sản xuất để điều chỉnh lượng bicarbonate thêm vào.
(2) Cách tiêm
Không tiêm từ từ mà tiêm thật nhanh. Nếu kết hợp việc đánh hoặc nhéo phần xung quanh bằng tay thì có thể phân tán dây thần kinh và giảm đau tại vị trí tiêm.
3. Kết luận
Dù có tác dụng rất tuyệt vời nhưng vẫn có rất nhiều bệnh nhân vì ngại đau mà không muốn tiêm trong da như tiêm căng bóng hoặc skin booster. Ngược lại nếu giảm đau tốt thì lại có thể níu khách tiêm định kì. Các kĩ thuật giảm đau quan trọng nhưng cũng không thể giảm đau 100% vì vậy điều không kém phần quan trọng là phải có thời gian giao tiếp với bệnh nhân để họ quên đi cơn đau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cold and cryotherapy. A review of the literature on general principles and practical applications, Review article, Kerschan-Schindl K, et al. Acta Med Austriaca, 1998.
Xem thêm
PHƯƠNG PHÁP VÀ HIỆU QUẢ CỦA TIÊM CẤP ẨM CĂNG BÓNG DA