Tên bài: Alcohol a Direct Cause of Cancer Say Oxford Researchers Dr Rob Hicks, January 20, 2022
Các nhà nghiên cứu Oxford xác nhận rượu là nguyên nhân trực tiếp gây ung thư, giảm mức tiêu thụ rượu trong dân số giúpngăn ngừa ung thư.
Trên toàn thế giới, rượu là nguyên nhân gây khoảng 3 triệu ca tử vong mỗi năm, với hơn 400.000 trong số này là do ung thư. Với mức độ tiêu thụ rượu ngày càng tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển nhanh chóng như Trung Quốc, thì nhu cầu cấp thiết là phải hiểu rượu ảnh hưởng đến nguy cơ bệnh tật ở các nhóm dân số khác nhau.
Theo 1 báo cáo của Chính phủ Vương quốc Anh, doanh số bán rượu ở Anh từ năm 2019 đến năm 2020 trước và trong khi đại dịch tăng 25%. Trước đại dịch có sự gia tăng các ca nhập viện và tử vong liên quan đến rượu, và đại dịch dường như đẩy nhanh các xu hướng này.
Đối với nghiên cứu được báo cáo trên báo Ung thư Quốc tế, các nhà nghiên cứu từ Y tế dân số Oxford, Đại học Bắc Kinh và Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc, Bắc Kinh, sử dụng mẫu DNA của hơn 150.000 người Trung Quốc tham gia Nghiên cứu China Kadoorie Biobank. Đây là 1 nghiên cứu tiền cứu dài hạn gồm hơn nửa triệu người tham gia được tuyển chọn từ năm 2004 đến năm 2008 từ 10 khu vực khác nhau trên khắp Trung Quốc, gồm cả khu vực nông thôn và thành thị, với số liệu được ghi nhận bằng bảng câu hỏi và các phép đo thể chất, và các mẫu máu được lấy xét nghiệm.
Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh nêu lên uống rượu làm tăng nguy cơ 7 loại ung thư khác nhau như vú, ruột, miệng, thực quản, thanh quản, hầu họng và gan.
Đột biến làm gián đoạn quá trình giải độc rượu
Các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận di truyền, điều tra các biến thể gen liên quan đến việc tiêu thụ rượu ít hơn ở người dân châu Á.
2 alen phổ biến làm gián đoạn hoạt động của các enzym liên quan đến quá trình giải độc rượu, đột biến mất chức năng trong gen đối với enzym aldehyde dehydrogenase 2 (ALDH2) và 1 đột biến làm tăng tốc độ hoạt động của alcohol dehydrogenase 1B (ADH1B), gây hợp chất độc hại acetaldehyde, 1 chất gây ung thư được công nhận, tích tụ trong máu. 2 đột biến đều phổ biến ở người Đông Á nhưng hiếm ở quần thể tổ tiên châu Âu.
Sử dụng các mẫu DNA, các nhà nghiên cứu đo tần suất của các alen dung nạp rượu ở nồng độ thấp đối với ALDH2 và ADH1B, phát hiện trong dân số nghiên cứu ở Trung Quốc, tần suất đột biến dung nạp rượu ở mức thấp là 21% đối với ALDH2 và 69% đối với ADH1B điều này so sánh, với <0,01% và khoảng 4% tương ứng trong các quần thể tổ tiên châu Âu.
2 đột biến này làm giảm khả năng dung nạp rượu và có liên quan chặt chẽ đến việc uống rượu ít hơn vì chúng gây hiệu ứng bốc hỏa khó chịu. Vì các alen này được phân bổ và không phụ thuộc vào các yếu tố lối sống khác, chẳng hạn như hút thuốc, chúng có thể được sử dụng làm đại lượng cho việc uống rượu, đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc uống rượu đối với nguy cơ bệnh tật.
Số liệu được kết hợp với bảng câu hỏi thói quen uống rượu được hoàn thành bởi những người tham gia khi tuyển dụng và các lần theo dõi tiếp theo, với những người tham gia được theo dõi trong khoảng thời gian trung bình là 11 năm.
Phụ nữ hiếm khi uống rượu ở Trung Quốc, phân tích chính tập trung vào nam giới, 1/3 trong số họ uống rượu thường xuyên, tức là hầu hết các tuần.
Nguy cơ ung thư cao hơn ở nam giới uống rượu thường xuyên với khả năng dung nạp rượu thấp
Trong kết quả nghiên cứu với 150.722 người trưởng thành đăng ký (tuổi trung bình 52,1 tuổi, 40% là nam giới) từ 10 khu vực ở Trung Quốc trong giai đoạn 2004-2008, chỉ sau hơn 11 năm theo dõi, 9339 người phát triển bệnh ung thư.
Ở nam giới, các alen dung nạp rượu thấp có liên quan chặt chẽ đến việc giảm uống rượu, cả tần suất uống và lượng rượu trung bình. Những nam giới mang 1 hoặc 2 alen dung nạp rượu nồng độ thấp với ADH1B có nguy cơ bệnh ung thư tổng thể và ung thư liên quan đến rượu thấp hơn từ 13-25%, đặc biệt là ung thư đầu và cổ, và ung thư thực quản. Nhìn chung, những nam giới mang 2 bản sao của alen dung nạp rượu nồng độ thấp ALDH2 uống rất ít rượu và giảm 14% nguy cơ phát triển bất kỳ bệnh ung thư và giảm 31% nguy cơ phát triển các bệnh ung thư trước đây có liên quan đến rượu.
Đối với những nam giới uống rượu thường xuyên, mặc dù mang 1 bản sao của alen dung nạp cồn thấp với ALDH2, họ có nguy cơ bệnh ung thư đầu cổ và ung thư thực quản cao hơn đáng kể. Đối với những người không uống rượu hoặc uống rượu không thường xuyên, không có mối liên hệ tổng thể giữa việc mang 1 bản sao của alen dung nạp rượu ở mức độ thấp đối với ALDH2 và tăng nguy cơ ung thư.
Những phát hiện này nêu lên rượu trực tiếp gây 1 số loại ung thư và những nguy cơ này có thể tăng thêm ở những người có khả năng dung nạp rượu thấp do di truyền không thể chuyển hóa rượu đúng cách.
Ở phụ nữ trong đó chỉ có 2% uống rượu thường xuyên các alen dung nạp rượu ở nồng độ thấp này không liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư, mức tiêu thụ rượu thấp hơn.
Những rủi ro lớn hơn đáng kể đối với những người nam giới mang biến thể gen ALDH2 dung nạp rượu ở mức độ thấp, những người vẫn uống rượu thường xuyên sự tích tụ nhiều acetaldehyde có thể trực tiếp làm tăng nguy cơ ung thư.
Nghiên cứu nhấn mạnh giảm mức tiêu thụ rượu trong dân số ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi mức tiêu thụ rượu ngày càng tăng mặc dù mức độ dung nạp rượu thấp trong một bộ phận lớn dân số.
Một số biến thể di truyền nhất định dẫn đến nguy cơ bệnh ung thư đầu và cổ, thực quản và phổi cao hơn.
Hạn chế uống rượu là 1 trong nhiều lối sống lành mạnh hơn giúp giảm nguy cơ ung thư.