Những phụ nữ sinh non có nguy cơ tăng huyết áp trong thập kỷ tới cao hơn ít nhất 1,6 lần so với những phụ nữ sinh đủ tháng, dựa trên số liệu từ 1 nghiên cứu thuần tập quốc gia với hơn 2 triệu phụ nữ.
Các biến chứng khi mang thai như tiền sản giật và các rối loạn tăng huyết áp khác của thai kỳ có liên quan đến tăng huyết áp mãn tính cũng như sinh non, nhưng vai trò độc lập của sinh non trong nguy cơ tăng huyết áp mãn tính vẫn chưa rõ ràng, theo Casey Crump, MD, Trường Y Icahn tại Mount Sinai, thành phố New York, cùng các đồng nghiệp. Cần hiểu rõ hơn nguy cơ tăng huyết áp lâu dài liên quan đến sinh non giúp cải thiện phân tầng nguy cơ, theo dõi lâm sàng và phòng ngừa CVD bệnh tim mạch đối với phụ nữ.
Trong 1 nghiên cứu được báo cáo trên Tạp chí JAMA Cardiology, các nhà nghiên cứu xem xét số liệu từ 2.195.989 phụ nữ với 4.308.286 ca sinh đơn ở Thụy Điển từ ngày 1 / 1 / 1973 đến ngày 31 / 12 / 2015. Những phụ nữ tăng huyết áp trước khi mang thai lần đầu được loại trừ. Thời gian mang thai được dựa trên báo cáo của người mẹ đối với kỳ kinh cuối cùng của bệnh nhân vào những năm 1970 và dựa trên các ước tính siêu âm trong những năm 1980 trở về sau. Thời gian mang thai được chia thành 6 nhóm theo số tuần tuổi thai: cực non (22-27 tuần), non vừa (28-33 tuần), non tháng (34-36 tuần), trước đủ tháng (37-38 tuần), đủ tháng (39-41 tuần), và già tháng (≥ 42 tuần). Sinh đủ tháng được sử dụng làm tài liệu tham khảo và 3 nhóm sinh non được kết hợp tóm tắt về sinh non (dưới 37 tuần).
Nhìn chung, phụ nữ sinh con dưới 37 tuần có nguy cơ tăng huyết áp cao gấp 1,6 lần trong vòng 10 năm tới, so với những phụ nữ sinh đủ tháng sau khi kiểm soát tiền sản giật, khác rối loạn tăng huyết áp của thai kỳ, và các yếu tố của mẹ.
Khi được phân tầng thêm theo thời gian mang thai, aHRs đối với sinh non cực kỳ non tháng, sinh non trung bình, sinh non muộn và sớm, so với sinh đủ tháng lần lượt là 2,23, 1,85, 1,55 và 1,26 trong thập kỷ đầu tiên sau khi sinh. Mỗi tuần bổ sung của thai kỳ có liên quan đến việc giảm trung bình 7% nguy cơ tăng huyết áp.
Nguy cơ tăng huyết áp sau sinh non (dưới 37 tuần) vẫn tồn tại ở 10-19 tuổi, 20-29 tuổi và 30-43 tuổi. Sinh non ở tuần thứ 37-38 cũng làm tăng nguy cơ tăng huyết áp trong thời gian dài so với sinh đủ tháng.
Những phát hiện này chỉ được giải thích 1 phần bởi các yếu tố gia đình (di truyền và / hoặc môi trường đầu đời), những yếu tố quyết định chung của cả sinh non và tăng huyết áp. Các phát hiện thân sinh non có thể góp phần hoặc ảnh hưởng đến sinh lý bệnh dẫn đến bệnh tim mạch.
Các kết quả này phù hợp với kết quả từ các nghiên cứu trước đây và ủng hộ việc thừa nhận sinh non như 1 yếu tố nguy cơ suốt đời của tăng huyết áp, nhưng các nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào các phân nhóm chủng tộc và dân tộc có nhiều nguy cơ đối với cả sinh non và tăng huyết áp.
Cần theo dõi thêm xem xét các mối liên quan này ở tuổi trưởng thành khi tăng huyết áp ngày càng gia tăng và ảnh hưởng không cân đối đến phụ nữ.
Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và thường không được phát hiện ở phụ nữ. Có những yếu tố nguy cơ chung giữa phụ nữ và nam giới đối với việc phát triển bệnh tim mạch, phổ biến nhất là tăng huyết áp. Tuy nhiên, phụ nữ có yếu tố nguy cơ duy nhất là mang thai và các biến chứng kèm theo gồm tiền sản giật, không dung nạp glucose và sinh non. Rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ thường dẫn đến sinh non được chỉ định và có liên quan đến sự phát triển của tăng huyết áp mãn tính và bệnh tim mạch trong cuộc sống sau đó.
Nghiên cứu hiện tại, đánh giá 1 trong những bộ số liệu dân số đầy đủ nhất với thời gian theo dõi lên đến 43 năm, là nghiên cứu đầu tiên đánh giá các yếu tố quyết định trong gia đình bằng phân tích cosibling và hỗ trợ sinh non như 1 yếu tố nguy cơ độc lập đối với sự phát triển của tăng huyết áp. Kết quả nghiên cứu thấy nguy cơ này là tồn tại lâu dài và sinh non tái phát càng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tăng huyết áp.
Các quá trình viêm có liên quan đến sự phát triển của tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Tương tự, các quá trình viêm có liên quan đến sinh lý bệnh của chuyển dạ sinh non và các cytokine gây viêm cũng có thể đóng 1 vai trò trong chuyển dạ sinh đủ tháng bình thường, có thể là phản ứng với các quá trình viêm tiềm ẩn. Việc xác định các quá trình viêm tiềm ẩn này và các phương pháp phòng ngừa sẽ rất quan trọng nếu muốn giảm cả tỷ lệ sinh non và CVD.
Vì chăm sóc trước khi sinh có thể là dịch vụ chăm sóc y tế duy nhất mà phụ nữ có được, điều quan trọng là phải tận dụng cơ hội này giáo dục bệnh nhân nguy cơ lâu dài của việc phát triển bệnh tăng huyết áp và sự cần thiết phải theo dõi lâu dài. Các biện pháp can thiệp có thể giúp giảm nguy cơ đối với sinh non tái phát và các nguy cơ lâu dài đối với phát triển tăng huyết áp và CVD gồm giảm cân, tăng cường hoạt động và ngừng hút thuốc; những mục tiêu này cần được chia sẻ với bệnh nhân.
Sự thiếu hụt kiến thức của cả nhà cung cấp dịch vụ và bệnh nhân có thể là 1 rào cản đáng kể đối với sự can thiệp có thể được khắc phục bằng cách cải thiện giáo dục. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc cần được giáo dục những rủi ro lâu dài liên quan đến tiền sử sinh non giúp giáo dục bệnh nhân tốt hơn trong phòng ngừa sinh non tái phát và sự phát triển của tăng huyết áp và CVD. Tuy nhiên, tình trạng kinh tế xã hội, trình độ học vấn và khả năng không được chăm sóc sức khỏe thêm vẫn là những rào cản phổ biến đối với sự can thiệp của nhiều phụ nữ.
Cần nghiên cứu bổ sung xác định nguyên nhân của các quá trình viêm nhiễm dẫn đến sinh non và nguy cơ tăng huyết áp và CVD. Chỉ sau khi các nguyên nhân được xác định, các phương pháp điều trị mới có thể được tìm kiếm để điều trị thành công những tình trạng này.
Tên bài:
Preterm Delivery Raises Lifetime Hypertension Risk
Heidi Splete
October 20, 2021
Medscape.com
Link: https://www.medscape.com/viewarticle/961274