Theo nghiên cứu mới được báo cáo trên Pediatrics, sinh non và sinh sớm có liên quan đến việc tăng nguy cơ có chứng tự kỷ không phụ thuộc vào các yếu tố di truyền hoặc môi trường.
Các nghiên cứu trước đây liên kết việc sinh non với việc tăng nguy cơ tự kỷ trong 1 nghiên cứu năm 2017 được báo cáo trên tạp chí Cerebral Cortex thấy 27,4% trẻ sinh non tháng được chẩn đoán chứng tự kỷ, theo Tiến sĩ Casey Crump.
Sinh non trước đây có liên quan đến nguy cơ bệnh tự kỷ cao hơn. Đây là nghiên cứu lớn nhất đến nay của tuổi thai khi sinh có liên quan đến chứng tự kỷ và là 1 trong những nghiên cứu đầu tiên điều tra sự khác biệt cụ thể giới tính, sinh non hoặc ảnh hưởng của các yếu tố gia đình chung.
Crump cùng các đồng nghiệp kiểm tra số liệu từ hơn 4 triệu trẻ sinh ở Thụy Điển từ năm 1973 đến 2013 được theo dõi về chứng rối loạn phổ tự kỷ được xác định từ các chẩn đoán nội trú và ngoại trú trên toàn quốc đến tháng 12/2015.
Trẻ sinh từ 22 đến 27 tuần được coi là cực kỳ non tháng, những trẻ sinh từ 28 đến 33 tuần được đặc trưng là sinh non từ rất đến trung bình và những trẻ sinh từ 34 đến 36 tuần được coi là sinh non muộn.
Sinh non được đặc trưng bởi trẻ sinh từ 37 đến 38 tuần và trẻ sinh từ 39 đến 41 tuần được coi là sinh đủ tháng.
Với 6,1% những trẻ sinh cực non được chẩn đoán chứng tự kỷ. Trong khi đó, tỷ lệ rối loạn phổ tự kỷ là 2,6% đối với sinh non rất đến trung bình, 1,9% đối với sinh non muộn, 2,1% đối với tất cả các trường hợp sinh non và 1,6% đối với trẻ sinh đủ tháng, so với 1,4% ở trẻ sinh đủ tháng.
Sinh non và sinh sớm có liên quan đến việc tăng đáng kể nguy cơ chứng tự kỷ trên trẻ nam và nữ.
Trẻ sinh cực non có nguy cơ bệnh tự kỷ tăng gấp 4 lần. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện trung bình mỗi tuần thai thêm có liên quan đến tỷ lệ chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) thấp hơn 5%.
Nguy cơ gia tăng ngay cả ở trẻ sinh non không hoàn toàn đáng ngạc nhiên vì 1 số nhà nghiên cứu nêu lên tỷ lệ cao hơn của nhận thức sớm, khả năng vận động ngôn ngữ và các vấn đề về học đường …và rối loạn tâm thần, 1số có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, theo Elisabeth McGowan, MD.
Mối liên quan giữa sinh non và chứng tự kỷ có thể là do nồng độ dấu hiệu viêm tăng lên. Một nghiên cứu năm 2009 được báo cáo trên Tạp chí Khoa học Sinh sản thấy mức độ cytokine tiền viêm tăng lên có liên quan đến thời gian và sự bắt đầu của sinh non, đồng thời cũng được phát hiện trong não và dịch não tủy của những người chứng tự kỷ và có thể đóng 1 vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh.
Sự thay đổi do viêm của các kết nối tế bào thần kinh trong các giai đoạn phát triển quan trọng của não có thể là trung tâm của sự phát triển của chứng tự kỷ.
Mặc dù nguy cơ tương đối của chứng tự kỷ cao hơn ở những trẻ sinh non, nhưng nguy cơ tuyệt đối của tình trạng này là thấp.
McGowan, phó giáo sư nhi khoa, Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ sơ sinh, Providence, Rhode Island, báo cáo xác định được tỷ lệ gia tăng của ASD ở trẻ sinh non. Và mặc dù tác động của việc sinh non đối với sự phát triển của não bộ có thể là 1 phần của chuỗi nhân quả dẫn đến ASD (hoặc các kết quả phát triển thần kinh khác), những yếu tố này đang hoạt động trong 1 bối cảnh sinh học phức tạp, với các con đường dẫn đến kết quả ASD có thể không đồng nhất.
ASD là 1 tình trạng phát triển ảnh hưởng đến khoảng 1 trong số 54 trẻ em, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh. Nhiều trẻ em không được chẩn đoán ASD đến khi còn nhỏ, trong 1 số trường hợp, điều này sẽ làm chậm trễ việc điều trị và can thiệp sớm. ASD có thể được phát hiện sớm nhất là 18 tháng, nhưng tuổi trung bình chẩn đoán ASD là 4,3 tuổi, theo CDC.
Trẻ sinh non cần được đánh giá sớm và theo dõi lâu dài tạo điều kiện phát hiện và điều trị kịp thời chứng tự kỷ, đặc biệt là những trẻ sinh ở tuổi thai sớm nhất. Bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, tuổi thai khi sinh nên được đưa vào hồ sơ bệnh sử và bệnh sử thường quy giúp xác định trong thực hành lâm sàng những người sinh non hoặc thiếu tháng. Đánh giá sớm hơn chứng tự kỷ và các tình trạng phát triển thần kinh khác ở những trẻ sinh non.
Tên bài:
Preterm and Early Term Birth Linked to Increased Autism Risk
Jaleesa Baulkman
August 19, 2021
From Medscape.com