Sử dụng liệu pháp chống huyết khối không hiệu quả đối với bệnh nhân Covid-19 ngoại trú.

Kết quả thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên mới thấy liệu pháp chống huyết khối ở bệnh nhân COVID-19 ổn định lâm sàng, không nhập viện không có tác dụng bảo vệ chống lại các biến cố tim mạch hoặc phổi.

Liệu pháp chống huyết khối được chứng minh là hữu ích trên những bệnh nhân nội trú có bệnh nặng với COVID-19, nhưng trong nghiên cứu này, điều trị bằng aspirin hoặc apixaban (Eliquis) không làm giảm tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân, huyết khối tĩnh mạch hoặc động mạch có triệu chứng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, hoặc nhập viện vì nguyên nhân tim mạch hoặc phổi ở những bệnh nhân nhiễm bệnh COVID-19 nhưng không nhập viện.

Trong số những bệnh nhân ngoại trú có triệu chứng, ổn định lâm sàng với COVID-19, điều trị bằng aspirin hoặc apixaban so với giả dược không làm giảm tỷ lệ kết cục lâm sàng tổng hợp. Tuy nhiên, nghiên cứu dừng sau khi có 9% người tham gia ghi danh vì tỷ lệ sự kiện chính thấp hơn dự đoán.

Nghiên cứu do Jean M. Connors, MD, Bệnh viện Brigham and Women’s Hospital, Boston, Massachusetts, được báo cáo trực tuyến ngày 11 / 10 trên JAMA.

Thử nghiệm phòng ngừa huyết khối đối với bệnh nhân ngoại trú ACT-4B là 1 thử nghiệm ngẫu nhiên, thích ứng, mù đôi, đối chứng với giả dược nhằm so sánh liệu pháp chống đông máu và chống kết tập tiểu cầu trong số 7000 bệnh nhân ngoại trú có triệu chứng nhưng ổn định lâm sàng với COVID-19.

Thử nghiệm được tiến hành tại 52 địa điểm của Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ tháng 9/2020 đến tháng 6/2021, với lần theo dõi cuối cùng vào ngày 5/8 vừa qua và liên quan đến các tương tác trực tiếp tối thiểu với những người tham gia nghiên cứu.

Bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên theo tỷ lệ 1: 1: 1: 1 với aspirin (81 mg uống một lần mỗi ngày; n = 164 bệnh nhân), apixaban liều dự phòng (2,5 mg uống 2 lần mỗi ngày; n = 165), apixaban liều điều trị (5 mg uống 2 lần mỗi ngày; n = 164), hoặc giả dược (n = 164) trong 45 ngày.

Tiêu chuẩn chính là tổng hợp tử vong do mọi nguyên nhân, huyết khối tĩnh mạch hoặc động mạch có triệu chứng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, hoặc nhập viện vì nguyên nhân tim mạch hoặc phổi.

Thử nghiệm chấm dứt vào đầu tháng 6 vừa qua bởi ủy ban giám sát số liệu độc lập vì tỷ lệ sự kiện thấp hơn dự đoán. Vào thời điểm đó, chỉ có 657 bệnh nhân ngoại trú có triệu chứng với COVID-19 được ghi danh.

Độ tuổi trung bình của những người tham gia nghiên cứu là 54 tuổi; 59% là phụ nữ.

Thời gian trung bình từ khi chẩn đoán đến khi phân nhóm ngẫu nhiên là 7 ngày, và thời gian trung bình từ khi chọn ngẫu nhiên đến khi bắt đầu dùng thuốc nghiên cứu là 3 ngày.

Các phân tích hiệu quả và độ an toàn chính của thử nghiệm được giới hạn ở những bệnh nhân nhận ít nhất 1 liều thuốc thử, số lượng cuối cùng là 558 bệnh nhân.

Trong số những bệnh nhân này, tiêu chuẩn chính gặp ở 1 bệnh nhân (0,7%) ở nhóm aspirin, 1 bệnh nhân (0,7%) ở nhóm 2,5 mg apixaban, 2 bệnh nhân (1,4%) ở nhóm 5 mg apixaban và 1 bệnh nhân. (0,7%) ở nhóm giả dược.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy mức giảm nguy cơ tuyệt đối so với giả dược có kết cục chính là 0,0% ở nhóm aspirin, 0,7% ở nhóm apixaban liều dự phòng, và 1,4% ở nhóm apixaban liều điều trị.

Không có biến cố chảy máu lớn được báo cáo.
Sự khác biệt nguy cơ tuyệt đối so với giả dược đối với các biến cố chảy máu không do vết thương có liên quan đến lâm sàng là 2% ở nhóm aspirin, 4,5% ở nhóm dự phòng apixaban, và 6,9% ở nhóm apixaban liều điều trị.

Kết quả an toàn và hiệu quả tương tự nhau ở tất cả các bệnh nhân được chỉ định ngẫu nhiên.

Các nhà nghiên cứu suy đoán sự kết hợp của 2 sự thay đổi nhân khẩu học theo thời gian có thể dẫn đến tỷ lệ các sự kiện thấp hơn dự đoán trong ACTIV-4B.

Thứ nhất, ngưỡng nhập viện giảm rõ rệt kể từ khi bắt đầu đại dịch, do đó việc nhập viện không còn giới hạn gần như chỉ dành cho những người có suy phổi nặng có khả năng phải thở máy. Kết quả là mức độ nghiêm trọng của bệnh tật trên những người nhiễm COVID-19 và được điều trị ngoại trú giảm.

Thứ hai, ít nhất là ở Hoa Kỳ nơi thử nghiệm được tiến hành, những người hiện đang lây nhiễm SARS-CoV-2 có xu hướng trẻ hơn và ít có bệnh nền hơn khi so sánh với những người lây nhiễm khi bắt đầu đại dịch.

Hơn nữa, việc thử nghiệm COVID-19 khá hạn chế trong giai đoạn đầu của đại dịch, và có thể tỷ lệ sự kiện dự đoán dựa trên số liệu từ các cơ quan đăng ký cung cấp tại thời điểm đó được đánh giá quá cao vì mẫu số (tức là tổng số cá thể lây nhiễm) cơ bản là không xác định.

Thử nghiệm ACTIV-4B là thử nghiệm ngẫu nhiên đầu tiên tạo bằng chứng mạnh mẽ tác dụng của liệu pháp chống huyết khối trên bệnh nhân ngoại trú với COVID-19, theo Tiến sĩ Otavio Berwanger, MD, Bệnh viện Israelita Albert Einstein, Sao Paulo -SP, Brazil.

Đây là 1 thử nghiệm được thiết kế tốt với nguy cơ sai lệch thấp. Mặt khác, hạn chế chính là số lượng sự kiện thấp và do đó, sức mạnh thống kê hạn chế.

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên sử dụng aspirin hoặc apixaban trong quản lý bệnh nhân ngoại trú với COVID-19.

ACT-4B cũng cung cấp thông tin hữu ích của các thử nghiệm khác đang thực hiện liệu pháp chống huyết khối đối với những bệnh nhân COVID-19 không phải nhập viện.

Tên bài:
Antithrombotic Therapy Not Warranted in COVID-19 Outpatients
Fran Lowry
October 20, 2021
Medscape.com
Link: https://www.medscape.com/viewarticle/961278

Kim Chi Nguyễn Thị

Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.