Bệnh suy tim trái: Nguyên nhân, Triệu chứng, Biến chứng, Cách điều trị

Hình 6-6 Detoxification Pathway of Antioxidants
Hình 6-6 Detoxification Pathway of Antioxidants

Bệnh suy tim là bệnh mà hoạt động của tim bị suy yếu, tim không cung cấp đủ lượng máu cần thiết cho các cơ quan. Cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi và thiếu sức lực làm việc do thiếu oxy. Vậy suy tim trái có những biểu hiện như thế nào, hãy cùng tapchiyhocvietnam.com tìm hiểu trong bài viết này.

Bệnh suy tim là gì?

Tim là bộ phận quan trọng trong cơ thể người, nằm trong trung thất giữa và lệch về bên trái của lồng ngực. Tim có kích thước và trọng lượng thay đổi theo độ tuổi. Cấu tạo của tim có 4 buồng tim gồm: Tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải, tâm thất trái, tâm thất phải.

Tâm nhĩ có thành vách dày hơn tâm thất và lưu thông với tâm thất qua các lỗ nhĩ thất tương ứng. Máu đổ vào tâm nhĩ phải là máu chảy từ xoang vành, tĩnh mạch chủ dưới và chủ trên đổ vào, còn các tĩnh mạch phổi sẽ đổ máu vào tâm nhĩ trái. Bình thường, tim hoạt động như một cỗ máy thực hiện hoạt động vừa hút vừa đẩy máu đi các cơ quan trong cơ thể.

Những bệnh nhân bị suy tim nặng mà không điều trị kịp thời sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim, suy tim mất bù và có nguy cơ tử vong.

Bệnh suy tim trái gây ra bởi nguyên nhân gì?

  • Van tim bị bất thường: Hẹp – hở van hai lá và ba lá, van động mạch chủ
  • Tăng huyết áp: Những người mắc bệnh tăng huyết áp lâu năm thường mắc bệnh suy tim kèm theo. Nguyên nhân là do tim phải co bóp mạnh hơn mới thắng được sức cản của lòng mạch để đẩy máu đến các cơ quan.
Nguyên nhân của bệnh suy tim trái
Nguyên nhân của bệnh suy tim trái
  • Bệnh lý cơ tim: Gồm bệnh cơ tim phì đại và bệnh cơ tim giãn. Bệnh do mắc bẩm sinh hoặc do bệnh lý khác gây nên, bệnh làm cơ tim bị yếu đi ảnh hưởng tới khả năng co bóp cơ tim. Lâu ngày sẽ dẫn tới bệnh suy tim.
  • Bệnh của mạch vành: Mạch vành chịu trách nhiệm chính cung cấp máu cho cơ tim hoạt động. Khi mạch vành xuất hiện những mảng xơ vữa, chúng sẽ tích tụ và ngày một lớn dần bám vào thành động mạch. Điều này sẽ gây hẹp lòng mạch, lượng máu tới cơ tim bị giảm sút. Tim không đủ dinh dưỡng để làm việc, lâu ngày sẽ dẫn tới bệnh suy tim.
  • Người bệnh mắc tiểu đường mạn tính: Cơ thể mất khả năng chuyển hóa đường cơ bản làm cho lượng đường trong máu tăng lên quá giới hạn cho phép, do sự bất thường trong việc sản xuất hormone insulin hoặc sử dụng hormone insulin không đúng cách. Lâu ngày sẽ làm tổn thương tế bào cơ tim và mạch máu nhỏ quanh tim dẫn tới bệnh suy tim.
  • Bệnh suy tim mắc sau khi bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu cục bộ mạn tính hoặc sau khi cơ tim bị nhồi máu.

Cơ chế bù trừ khi tim suy?

Khi mắc bệnh suy tim, cơ thể của bạn sẽ phản ứng bằng những cơ chế bù trừ tại tim và ngoài tim như sau:

Cơ chế bù trừ tại tim:

  • Giãn tâm thất: Đây là sự thích ứng đầu tiên của cơ thể khi áp lực cuối tâm trương tăng cao. Theo quy luật Starling, khi tâm thất giãn sẽ làm các sợi cơ tim kéo dài ra và làm tăng sức co bóp cơ tim nếu cơ tim vẫn còn dự trữ.
  • Kích thích hệ thần kinh giao cảm: Khi suy tim, các sợi giao cảm hậu hạch sẽ tiết ra catecholamin ở cuối sợi thần kinh. Các hóa chất trung gian này sẽ làm tăng sức co bóp của cơ tim, nhịp tim cũng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu cấp máu của cơ thể.
  • Tâm thất phì đại: Khi tim bị suy, sẽ xảy ra tình trạng tăng áp lực tại các buồng tim, áp lực hậu gánh tăng lên, thể tích tống máu đi trong mỗi nhịp tim bị giảm xuống. Tim sẽ thích nghi bằng cách tăng chiều dày của các thành tim.

Nhờ cơ chế trên mà cung lượng tim được điều chỉnh về mức an toàn nhưng chỉ được trong một khoảng thời gian nào đó. Vì mức độ giãn của tâm thất sẽ đạt mức tối đa, dữ trữ cơ cạn kiệt dần và sự đáp ứng của hệ thần kinh giao cảm giảm sút. Vì vậy, người bệnh nên được can thiệp sớm để thu được kết quả tốt.

Cơ chế bù trừ ngoài tim:

  • Thần kinh giao cảm được kích hoạt, gây co mạch ngoại vi tại da và thận, sau đó là hệ thống mạch máu xung quanh các tạng cũng sẽ co lại.
  • Hệ Renin-Angiotensin-Aldosteron: Nồng độ Renin trong máu tăng cao là hệ quả của việc hoạt hóa thần kinh giao cảm và lượng máu tới thận không được cung cấp đủ. Renin sẽ kích thích hệ thống RAA hoạt động, từ đó lượng Natri và nước ở ống thận sẽ được tăng tái hấp thu ở ống thận.
  • Hệ Arginine-Vasopressin: Khi hệ thống này được kích hoạt sẽ làm tăng cường tác dụng co mạch của Angiotensin II và ống thận tăng cường tái hấp thu nước.

Xem thêm: Bệnh đau nửa đầu: Nguyên nhân, Triệu chứng, Có nguy hiểm không?

Những triệu chứng của bệnh suy tim

Bệnh nhân suy tim thường có những triệu chứng sau:

  • Ứ huyết tại phổi: Bệnh nhân sẽ bị ho khan hoặc khò khè. Dịch chèn ép vào phổi khiến bệnh nhân thấy khó thở, đôi khi phải ngồi dậy để thở.
  • Nhịp tim của bệnh nhân không ổn định, lúc nhanh lúc chậm để thích nghi với việc bơm máu.
  • Giữ nước và dịch: Khi tim bị suy, không đẩy máu đầy đủ cho thận. Thận sẽ giữ lại nước gây phù nề ở chân tay, mí mắt, tăng cân, tiểu nhiều hơn…
  • Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt: Do lượng máu cung cấp cho cơ thể không đủ năng lượng để làm việc. Não bị thiếu máu. Người bệnh hay bị ngất xỉu, không đủ sức lực ngay cả khi làm những việc sinh hoạt ngày thường như đi bộ, leo cầu thang…Bệnh nhân có thể kèm theo hoa mắt, chóng mặt.
Triệu chứng của bệnh suy tim
Triệu chứng của bệnh suy tim

Ngoài ra, tùy theo vị trí suy tim bệnh nhân còn có những biểu hiện sau:

Suy tim trái:

  • Khó thở: Khi bạn mắc bệnh suy tim, bạn sẽ cảm thấy khó thở ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh như: Khó thở khi gắng sức hoặc khi nghỉ ngơi…kèm một số biểu hiện khác của bệnh.
  • Đau ngực: Bệnh nhân cảm thấy đau ngực trái, có thể lan ra vùng lân cận. Cơn đau xảy ra với cường độ và tần suất khác nhau.
  • Hen tim, phù phổi cấp: Sau gắng sức bệnh nhân xuất hiện cơn phù phổi cấp bất ngờ. Bệnh nhân lên cơn khó thở dữ dội, ho khạc ra bọt hồng và kích thích vật vã. Bệnh cần được xử lý tức khắc vì có nguy cơ tử vong cao.
  • Triệu chứng thực thể: Khi nghe tim có thể thấy tiếng tim bất thường, mỏm tim lệch trái.

Suy tim phải:

  • Bệnh nhân cảm thấy khó thở: Hiện tượng khó thở xảy ra theo cơn, cơn dài hay ngắn khác nhau ở mỗi người. Nếu bệnh nhân không được điều trị thì cơn khó thở sẽ nặng dần lên theo thời gian.
  • Phù nề ở chân, gan to lên và tĩnh mạch cổ nổi.

Suy tim toàn bộ: Triệu chứng giống như bệnh suy tim phải tuy nhiên ở mức độ nặng và bệnh nhân hay bị khó thở hơn. Kèm theo đó, bệnh nhân bị gan to nhiều, phù tăng lên và có thể xuất hiện tình trạng tràn dịch đa màng.

Phân độ suy tim theo hiệp hội tim mạch New York

Theo Hiệp hội tim mạch học New York, suy tim được phân độ như sau:

  • Suy tim độ 1: Bệnh nhân có bệnh suy tim nhưng chưa xuất hiện triệu chứng cơ năng. Bệnh chưa ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống người bệnh.
  • Suy tim độ 2: Khi bệnh nhân gắng sức nhiều như lao động nặng thì sẽ xuất hiện biểu hiện bệnh như khó thở, đau ngực.
  • Suy tim độ 3: Bệnh nhân có triệu chứng ngay cả khi vận động nhẹ như leo cầu thang, đi bộ…Bệnh ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của người bệnh.
  • Suy tim độ 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh. Bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi trong bất kỳ vận động nào, kể cả khi nghỉ ngơi. Mặc dù đã can thiệp nhiều biện pháp nhưng bệnh vẫn khó tiến triển.

Bệnh suy tim có những giai đoạn nào?

Theo Hiệp hội tim mạch hoa kỳ và Hội tim mạch học Hoa Kỳ ( viết tắt là ACC và AHA ), suy tim được chia thành các giai đoạn sau đây:

Các giai đoạn của bệnh suy tim
Các giai đoạn của bệnh suy tim
  • Giai đoạn A: Bệnh nhân có mắc các bệnh nền như: Tăng huyết áp, bệnh xơ vữa động mạch, bệnh đái tháo đường, béo phì… Ở giai đoạn này, cơ thể chưa có bệnh suy tim nhưng có nguy cơ cao mắc bệnh suy tim.
  • Giai đoạn B: Người bệnh đã có bệnh tim thực thể nhưng những triệu chứng của bệnh vẫn chưa xuất hiện. Những bệnh của van tim không có triệu chứng, tiền sử mắc nhồi máu cơ tim… làm ảnh hưởng tới chức năng tâm thất ( EF < 40%).
  • Giai đoạn C: Bệnh nhân có tổn thương thực thể tại tim, trước đó đã có triệu chứng bệnh suy tim như mệt mỏi và khó thở, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh cũng như giảm năng suất làm việc.
  • Giai đoạn D: Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh. Dù bệnh nhân đã được điều trị nội khoa đúng, đủ liệu trình nhưng bệnh đã trở lên kháng trị nên không thu được hiệu quả rõ rệt. Người bệnh thường xuyên xuất hiện các triệu chứng mức độ năng ngay cả khi nghỉ ngơi. Lúc này, các bác sĩ có thể cân nhắc can thiệp các thủ thuật như ghép tim hoặc thiết bị hỗ trợ cơ học vĩnh viễn.

Những biến chứng có thể gặp của bệnh suy tim

Bệnh suy tim có thể gây ra những biến chứng sau đây:

  • Gan bị tổn thương: Nguyên nhân là do tình trạng ứ huyết tại gan do tim bị suy giảm về chức năng bơm hút máu, máu đẩy về gan nhiều làm gan bị to ra. Nếu tình trạng này kéo dài, gan sẽ khó hồi phục và dễ bị xơ gan và suy gan, ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng khiến cơ thể bị thiếu chất, có nguy cơ suy dinh dưỡng, thiếu máu.
  • Thận: Thận không được cấp máu đầy đủ do khả năng bơm cấp máu của tim bị giảm sút, ảnh hưởng tới chức năng đào thải độc tố, lọc máu và tái hấp thu các chất của thận. Cơ thể sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp hoặc phù nề do muối bị tích trữ nhiều hơn trong cơ thể.
  • Cơ thể bị thiếu máu: Erythropoietin là một hormone kích thích sản sinh hồng cầu tại tủy xương được điều hòa bởi thận. Khi thận bị thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất Erythropoietin, cơ thể có nguy cơ bị thiếu máu.
  • Đột quỵ: Khi tim bị suy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành huyết khối do máu bị ứ đọng lại tại tim. Khi đó, cục huyết khối sẽ di chuyển trong lòng mạch và gây tắc nghẽn mạch tại một vị trí nào đó, nguy hiểm nhất khi tắc tại mạch máu não, mạch vành gây đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Biến chứng của bệnh suy tim
Biến chứng của bệnh suy tim
  • Ngưng thở khi ngủ cũng thường gặp ở bệnh nhân suy tim do xảy ra hiện tượng rối loạn nhịp thở, khiến bệnh nhân hốt hoảng và thức giấc.
  • Phù phổi cấp gặp trong suy tim trái: Bệnh nhân ho ra bọt hồng, khó thở đột ngột và mệt mỏi. Đây là tình trạng nguy hiểm và cần được can thiệp kịp thời do có thể gây tử vong cho người bệnh.
  • Cấu trúc tim bị thay đổi.

Phương pháp chẩn đoán suy tim

Hiện nay có hai hệ thống tiêu chuẩn được các bác dùng để chẩn đoán suy tim là: Tiêu chuẩn của Hội tim mạch châu Âu (ESC) và Tiêu chuẩn Framingham.

Theo Hội tim mạch châu Âu (ESC) năm 2012, bệnh suy tim được chẩn đoán theo các tiêu chuẩn sau đây:

  • Chẩn đoán suy tim tâm thu: Dựa vào triệu chứng thực thể và cơ năng, chỉ số EF giảm.
  • Chẩn đoán suy tim tâm trương: Dựa vào triệu chứng thực thể và triệu chứng cơ năng, chỉ số EF bảo tồn, chứng minh được sự thay đổi cấu trúc tim như giãn nhĩ trái và dày nhĩ thất hoặc có chức năng tâm trương bị rối loạn.

Theo tiêu chuẩn Framingham:

Tiêu chuẩn chính:

  • Ban đêm xuất hiện cơn khó thở kịch phát hoặc phải ngồi dậy do khó thở.
  • Tĩnh mạch cổ nổi
  • Giãn buồng tim
  • Phù phổi cấp
  • Nghe tim có tiếng T3
  • Đo áp lực tĩnh mạch hệ thống trên 16 cmH2O
  • Phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính
  • Thời gian tuần hoàn trên 25 giây

Tiêu chuẩn phụ:

  • Cổ chân bị phù.
  • Ho nhiều về đêm.
  • Khi gắng sức bệnh nhân thấy khó thở.
  • Gan tăng về kích thước.
  • Phổi xuất hiện triệu chứng tràn dịch màng phổi.
  • Nhịp tim nhanh trên 120 lần/ phút.

Điều trị bệnh suy tim như thế nào?

Suy tim được điều trị bằng cách kết hợp nội khoa và ngoại khoa tùy từng trường hợp, nhưng ưu tiên hàng đầu cho bệnh nhân chính là điều trị nội khoa.

Sử dụng thuốc điều trị suy tim
Sử dụng thuốc điều trị suy tim
  • Sử dụng thuốc ức chế men chuyển: Các bác sĩ sẽ dùng thuốc để ức chế thụ thể AT1. Đây là những thuốc căn bản nhất để điều trị bệnh giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn do triệu chứng được cải thiện và giảm thiểu được tỷ lệ tử vong.
  • Chẹn beta giao cảm: Hệ giao cảm bị ức chế do vậy sự xuất hiện của những triệu chứng của những phản ứng quá mẫn được giảm bớt, nhịp tim được ổn định hơn do vậy giảm được tỷ lệ tử vong do sự bất thường nhịp tim, sức khỏe được cải thiện nên sức lao động của bệnh nhân được tăng lên.
  • Thuốc lợi tiểu kháng Aldosteron: Thuốc bảo vệ tính mạng cho người bệnh do giúp giảm được nguy cơ tử vong.
  • Thuốc lợi tiểu quai: Thuốc được dùng chủ yếu cho những người bị suy tim ứ huyết, giúp cải thiện triệu chứng của bệnh suy tim.
  • Thuốc làm chậm nhịp tim Digoxin: Trước khi dùng thuốc các Bác sĩ sẽ xem xét bệnh nhân có mắc các bệnh lý về thận hay không mới chỉ định thuốc, do thuốc có nguy cơ gây ngộ độc. Thuốc giúp cải thiện triệu chứng, tăng cường sức khỏe cho người bệnh.
  • Nhóm thuốc kết hợp Valsartan/ sacubitril: Thuốc ngày càng được sử dụng nhiều do tính ưu việt hơn một số thuốc khác.

Ngoài ra có một số phương pháp sau để điều trị bệnh suy tim:

  • Cấy máy CRT: Máy CRT là máy tái đồng bộ tim được sử dụng khi bệnh nhân được điều trị nội khoa tích cực nhưng bệnh không tiến triển, tim có tỷ lệ tống máu thất trái EF ≤ 35%, thời gian của phức bộ QRS ≥ 130 m/s.
  • Phương pháp cấy máy ICD: Máy ICD là máy phá rung, được sử dụng khi bệnh nhân chuyển qua giai đoạn rất nặng nhưng tiên lượng sống còn trên 1 năm. Bệnh nhân vẫn còn các triệu chứng của bệnh cơ tim co giãn, bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ hoặc tình trạng huyết động do rối loạn nhịp thất nặng mặc dù đã được điều trị tích cực, LVEF ≤ 35%.
  • Ghép tim: Phương pháp này được sử dụng đối với bệnh nhân 65 tuổi trở xuống, đang trong giai đoạn cuối cùng của bệnh và đã xảy ra tình trạng kháng lại với hầu hết các cách điều trị khác. Phương pháp này không được phép dùng với những người có tăng áp phổi cố định, mới phát hiện bệnh ung thư phổi dưới 5 năm và có bệnh lý toàn thân nặng.

Bệnh suy tim nguy hiểm như thế nào?

Bệnh suy tim là bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe. Bệnh có thể gặp ở tất cả các đối tượng nhưng gặp chủ yếu ở người già. Người già cơ thể lão hóa thường mắc các bệnh kèm theo nên khi mắc bệnh thường tiên lượng không tốt và khó điều trị. Đặc biệt, bệnh suy tim là bệnh tiến triển thầm lặng nên khó phát hiện ở giai đoạn đầu dễ gây tâm lý chủ quan cho người bệnh.

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng sẽ gây các biến chứng nguy hiểm như: suy gan ,suy thận, phù phổi cấp, đột quỵ… khiến sức khỏe bệnh nhân suy yếu và có nguy cơ tử vong. Vì vậy khi mắc bệnh, bệnh nhân nên thăm khám sức khỏe thường xuyên và thực hiện điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Bệnh suy tim có chữa khỏi được không?

Bệnh suy tim có chữa khỏi hay không phụ thuộc vào từng giai đoạn cũng như tình trạng bệnh. Có những bệnh nhân có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng cũng có nhiều người phải sống chung với bệnh.

Với bệnh nhân mà nguyên nhân suy tim là do hở hẹp van tim thì bệnh có thể chữa khỏi nhờ phương pháp thay van tim. Những bệnh nhân mắc bệnh suy tim là hậu quả của bệnh khác thì tiên lượng chữa khỏi bệnh ít hơn, đa phần đều phải sống chung với bệnh. Tuy nhiên bệnh có thể được kiểm soát tốt trong thời gian dài nếu người bệnh thực hiện theo đúng chỉ định của Bác sĩ.

Tham khảo: Bệnh Parkinson: Nguyên nhân, Có mấy giai đoạn, Có chữa được không?

Bệnh suy tim nên ăn gì?

Bệnh nhân suy tim nên ăn những loại thực phẩm sau đây:

  • Bệnh nhân nên ăn những loại rau màu xanh chứa nhiều vitamin, các loại hạt từ đậu nành, ngũ cốc nguyên chất, cá thịt nạc và trứng.
  • Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê.
  • Bệnh nhân nên ăn nhạt (khoảng dưới 2g muối/ngày, mỗi bữa ăn dưới 0.06g), giảm natri sẽ tốt cho tim.
  • Bệnh nhân nên uống nước vừa đủ (khoảng dưới 2 lít/ ngày).
  • Không nên ăn các loại thức ăn tinh chế sẵn và giàu chất béo như đồ chiên rán.
Chế độ ăn lành mạnh cho bệnh nhân suy tim
Chế độ ăn lành mạnh cho bệnh nhân suy tim

Biện pháp dự phòng bệnh suy tim

Để dự phòng mắc bệnh suy tim, mọi người nên thực hiện những điều sau đây:

  • Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh và hoa quả, không nên ăn quá mặn và hạn chế ăn đồ mỡ cũng như đồ nội tạng. Nên ưu tiên dùng dầu thực vật thay thế cho dầu động vật để chế biến món ăn.
  • Hạn chế tối đa dùng các chất kích thích như rượu, bia.
  • Nên sắp xếp thời gian trong ngày để dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để rèn luyện thân thể, tăng cường sức dẻo dai và sức đề kháng, tinh thần thoải mái.
Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.