Tăng huyết áp tăng gấp đôi trên toàn cầu trong hơn 30 năm.

Tăng huyết áp tăng gấp đôi trên toàn cầu trong hơn 30 năm.

Trong 3 thập kỷ qua, số người trưởng thành trên thế giới bị tăng huyết áp đã tăng từ 650 triệu lên 1,28 tỷ người, và gần 1 nửa số người này không biết mình có tăng huyết áp, theo phân tích toàn cầu đầu tiên về xu hướng tỷ lệ bệnh tăng huyết áp, phát hiện, điều trị và kiểm soát.

Tác giả cấp cao Tiến sĩ Majid Ezzati, Đại học Hoàng gia London, những nơi có tiến bộ trong điều trị, đó là sự kết hợp giữa cải thiện chung khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe, thông qua bảo hiểm toàn dân và cung cấp có cơ bản của các trung tâm y tế và nhân viên y tế; khuyến khích các bác sĩ / nhân viên y tế đo huyết áp thường xuyên thông qua các hướng dẫn và đào tạo; và cung cấp có và khả năng chi trả của các loại thuốc.

Tăng huyết áp không kiểm soát

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Imperial College London và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, được báo cáo trực tuyến ngày 24/8 trên tạp chí Lancet và sẽ được trình bày vào ngày 30/8 tại Đại hội Hội Tim mạch Châu Âu (ESC) năm 2021.

Ezzati và sự hợp tác các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm (NCD-RisC) phân tích số liệu từ 1201 nghiên cứu đại diện cho dân số, với 104 triệu người từ 184 quốc gia, chiếm 99% dân số thế giới.

Tăng huyết áp được định nghĩa là huyết áp tâm thu từ 140 mm Hg trở lên, huyết áp tâm trương từ 90 mm Hg trở lên, hoặc đang dùng thuốc điều trị huyết áp cao.

Trên toàn cầu, số người trưởng thành từ 30 đến 79 tuổi bị tăng huyết áp đã tăng từ ước tính 331 triệu phụ nữ và 317 triệu nam giới vào năm 1990 lên 626 triệu phụ nữ và 652 triệu nam giới vào năm 2019, với hầu hết sự gia tăng này gặp các nước thu nhập mức thấp và trung bình.

Số liệu thấy sự chuyển dịch của vấn đề từ các quốc gia có thu nhập cao, nơi tỷ lệ tăng huyết áp đã giảm, sang các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình và Trung và Đông Âu, nơi tỷ lệ không thay đổi nhiều hoặc không tăng lên.

Canada, Peru và Thụy Sĩ có tỷ lệ tăng huyết áp thấp nhất trên thế giới vào năm 2019, trong khi 1 số tỷ lệ cao nhất được thấy ở Cộng hòa Dominica, Jamaica và Paraguay đối với phụ nữ và ở Hungary, Paraguay và Ba Lan đối với nam giới.

Nhìn chung, vào năm 2019, 41% phụ nữ và 51% nam giới tăng huyết áp không biết về tình trạng của mình, và 53% phụ nữ và 62% nam giới có tăng huyết áp không được điều trị.

Trên toàn thế giới, ít hơn 1/4 phụ nữ và 1/5 nam giới được kiểm soát huyết áp cao.

Nam giới và phụ nữ ở Canada, Iceland và Hàn Quốc có nhiều khả năng được điều trị bằng thuốc hạ huyết áp, với hơn 70% những người có tăng huyết áp được điều trị vào năm 2019.

Ngược lại, nam giới và phụ nữ ở châu Phi cận Sahara, Trung, Nam và Đông Nam Á, và các quốc đảo Thái Bình Dương ít có khả năng phải dùng thuốc nhất. Tỷ lệ điều trị ở 1 số vùng này là dưới 25% đối với phụ nữ và 20% đối với nam giới.

Tỷ lệ phát hiện và điều trị thấp vẫn tồn tại ở các quốc gia nghèo nhất thế giới, cùng với số người có tăng huyết áp ngày càng tăng, sẽ làm chuyển tỷ lệ ngày càng tăng của gánh nặng bệnh mạch máu và thận sang châu Phi cận Sahara, châu Đại Dương và Nam Á.

Việc nâng cao năng lực phát hiện và điều trị tăng huyết áp của các quốc gia này như 1 phần của chăm sóc sức khỏe ban đầu và bao phủ sức khỏe toàn dân phải được đẩy mạnh.

Gần nửa thế kỷ sau khi chúng ta bắt đầu điều trị tăng huyết áp, dễ chẩn đoán và điều trị bằng thuốc rẻ tiền, đó là 1 thất bại về sức khỏe cộng đồng mà rất nhiều người bị cao huyết áp trên thế giới vẫn chưa được điều trị.

Tuy nhiên, 1 số quốc gia có thu nhập trung bình thành công trong việc mở rộng điều trị hạ huyết áp và hiện đang đạt được tỷ lệ điều trị và kiểm soát tốt hơn so với hầu hết các quốc gia có thu nhập cao. Costa Rica và Kazakhstan là hai ví dụ; 2 quốc gia hiện có tỷ lệ điều trị cao hơn hầu hết các quốc gia có thu nhập cao hơn.

Nguyên tắc mới của WHO

Clara Chow, Tiến sĩ và Tu Nguyen, MD, PhD, từ Đại học Sydney, Australia, cần phải chuyển đổi và tiếp cận sáng tạo, giảm gánh nặng tăng huyết áp trên toàn cầu.

Thiết lập các chiến lược tốt hơn tăng cường chẩn đoán và quản lý, tận dụng dịch vụ chăm sóc ban đầu hoặc các hệ thống hiện có hoặc xác định các phương pháp mới để thu hút người tiêu dùng trong việc quản lý huyết áp.

Do có sự khác biệt lớn tỷ lệ lưu hành, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp giữa các quốc gia, nên cần phải kiểm tra việc thực hiện tại địa phương.

Từ quan điểm mô hình y tế, chuyển đổi kỹ thuật số như theo dõi từ xa, theo dõi huyết áp tại nhà, nhắc nhở bằng tin nhắn văn bản cải thiện sự tuân thủ và các can thiệp sức khỏe kỹ thuật số khác khuyến khích các hành vi lành mạnh hoặc các phác đồ y tế đơn giản hơn như điều trị ban đầu bằng liệu pháp kết hợp chẳng hạn như 1 viên thuốc duy nhất chứa liệu pháp phối hợp 4 liều cực thấp nên được xem xét giải quyết các rào cản đối với việc kiểm soát huyết áp.

Sự bế tắc về tỷ lệ phổ biến toàn cầu và tỷ lệ kiểm soát toàn cầu khoảng 20% sẽ đóng vai trò như 1 lời cảnh tỉnh toàn cầu quan trọng bệnh tim mạch sẽ là gánh nặng bệnh tật chính trong nhiều năm tới, đặc biệt là nếu chúng ta tiếp tục như thế này.

WHO cũng công bố hướng dẫn mới điều trị bằng thuốc đối với bệnh tăng huyết áp ở người lớn, giúp các quốc gia cải thiện việc quản lý bệnh tăng huyết áp.

Hướng dẫn toàn cầu mới về điều trị tăng huyết áp, lần đầu tiên trong 20 năm, cung cấp hướng dẫn dựa trên bằng chứng hiện tại và phù hợp nhất về việc bắt đầu sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở người lớn.

Các khuyến cáo gồm mức huyết áp bắt đầu dùng thuốc, loại thuốc hoặc kết hợp các loại thuốc sẽ sử dụng, mức huyết áp mục tiêu và tần suất kiểm tra huyết áp theo dõi.

Không thể phóng đại nhu cầu quản lý tốt hơn bệnh tăng huyết áp. Bằng cách tuân thủ các khuyến cáo trong hướng dẫn mới này, tăng cường và cải thiện khả năng tiếp cận với thuốc huyết áp, xác định và điều trị các bệnh đi kèm như tiểu đường và bệnh tim từ trước, thúc đẩy chế độ ăn lành mạnh hơn và hoạt động thể chất thường xuyên, và kiểm soát chặt chẽ hơn các sản phẩm thuốc lá, các quốc gia sẽ có thể cứu mạng sống và giảm chi tiêu cho y tế cộng đồng.

Tài liệu tham khảo

Hypertension Has Doubled Globally Over 30 Years
Megan Brooks
August 25, 2021
Medscape.com
Link: http://www.medscape.com/viewarticle/957242

Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.