Các bệnh nhân có chấn thương sọ não đang dùng các loại thuốc chống đông máu và kháng tiểu cầu cũ có tỷ lệ xuất huyết nội sọ chậm (DH) và tử vong do DH cao hơn đáng kể so với những bệnh nhân dùng các loại thuốc mới hơn.
Các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi Warren Chang, MD, MBA, Viện chẩn đoán hình ảnh của Mạng lưới Y tế Alleghany, Pittsburgh, Pennsylvania, các bác sĩ lâm sàng nên xem xét CT sọ não lặp lại khi bệnh nhân chấn thương đang dùng thuốc chống đông máu / kháng tiểu cầu, Warfarin (Coumadin, Bristol-Meyers Squibb) và clopidogrel (Plavix, Bristol-Meyers Squibb / Sanofi).
Các ước tính về nguy cơ DH sau chấn thương đầu được báo cáo trong y văn rất khác nhau, từ dưới 1% đến 10%.
Nhóm nghiên cứu xem xét hồ sơ của 1046 bệnh nhân (547 phụ nữ và 499 nam giới) với độ tuổi trung bình là 77,5 tuổi đang dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu và chống đông máu, gồm các loại cũ hơn và thuốc chống đông máu đường uống trực tiếp mới hơn (DOAC). Bệnh nhân được gồm nếu họ được chụp CT lặp lại tìm tình trạng xuất huyết muộn sau khi chụp CT âm tính ban đầu.
Tỷ lệ bệnh DH là 1,7% (22 bệnh nhân) và 0,3% tỷ lệ tử vong do DH (4 bệnh nhân). Bệnh nhân dùng warfarin và clopidogrel có tỷ lệ DH cao hơn (3,2%), so với 0,9% ở nhóm dùng DOAC. Cả 4 trường hợp tử vong đều thuộc nhóm clopidogrel / warfarin.
Thời gian trung bình đến DH là 22 giờ và tất cả 22 bệnh nhân DH đều phải nhập viện.
Aspirin đồng thời làm tăng thêm rủi ro
Trong 1 phát hiện khác, bệnh nhân dùng bất kỳ loại thuốc làm loãng máu cùng với aspirin đều có nguy cơ xuất huyết muộn tăng lên đáng kể. Khoảng 1/3 số bệnh nhân đang sử dụng aspirin ngoài thuốc chống đông máu và trong số các trường hợp chảy máu, gần 2/3 là ở những bệnh nhân sử dụng liệu pháp aspirin đồng thời.
Nguy cơ có DH đối với bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu / chống kết tập tiểu cầu và aspirin là 1 trường hợp trong mỗi 24 lần quét, so với 1 trường hợp trên 100 lần quét ở bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu / chống kết tập tiểu cầu nhưng không dùng aspirin.
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên chụp lại hình ảnh với mọi bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu cũng đang dùng aspirin.
Theo giáo sư Benton R. Hunter, MD, Trường Y Đại học Indiana, Indianapolis, những phát hiện của nghiên cứu phù hợp với những phát hiện trước đó, bệnh nhân nên thường xuyên chụp CT lặp lại.
Nguy cơ xuất huyết chậm có ý nghĩa hoặc quan trọng là cực kỳ thấp, bất kể thuốc chống đông máu hoặc các kháng tiểu cầu được sử dụng. Có ít số liệu hơn trên những bệnh nhân dùng nhiều thuốc, chẳng hạn như aspirin cộng với 1 loại thuốc chống đông máu khác.
Các bệnh viện khác nhau rất nhiều trong thực hành đối với việc chụp CT lặp lại sau chấn thương đầu, nhưng việc lặp lại định kỳ phổ biến hơn ở châu u. Clopidogrel không ghi nhận có tỷ lệ xuất huyết muộn rất cao.
Các nhà nghiên cứu nêu lên tỷ lệ xuất huyết muộn và tử vong ở nhóm bệnh nhân này cao hơn 1 chút so với nghiên cứu trước đây.
Tài liệu tham khảo
Older Anticoagulants Increase Risk of Delayed Brain Hemorrhage After Trauma
Marcia Frellick
December 02, 2021
Link: https://www.medscape.com/viewarticle/964069