Tổn thương thận cấp tính (AKI) do hậu quả của COVID-19 gây tử vong nhiều hơn đối với những bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt ngay cả khi so sánh với những người có rối loạn chức năng thận từ trước và lọc máu chỉ ảnh hưởng vừa phải đến sự sống sót.
Theo Katharina Oberneder, MD, Sigmund-Freud-Private University, Vienna, Áo, nghiên cứu ghi nhận sự suy giảm các thông số chức năng thận có thể là dấu hiệu ban đầu đối với sự tiến triển nghiêm trọng của COVID-19.
Do đó, điều quan trọng là phải tập trung vào chức năng thận ngay cả ở những bệnh nhân không có bệnh thận từ trước.
Các biện pháp phòng ngừa như tối ưu hóa tưới máu thận thông qua theo dõi áp lực động mạch trung bình cũng như huyết áp nên được đo ở những bệnh nhân phát hiện giảm chức năng thận, hoặc những người có nguy cơ có chấn thương thận cấp tính (AKI).
Nghiên cứu được báo cáo tại Euroanaesthesia, cuộc họp thường niên của Hội gây mê và chăm sóc chuyên sâu Châu Âu (ESAIC).
Nghiên cứu 129 bệnh nhân trong 2 ICU
Tổng số 129 bệnh nhân từ 2 đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) đóng vai trò là trung tâm COVID-19 ở Vienna, Áo được đưa vào phân tích. Tất cả các bệnh nhân được nhận vào ICU đều xác nhận COVID-19 và được theo dõi đến khi kết thúc đợt điều trị ICU.
Các bệnh nhân được chia thành 3 nhóm: nhóm 1 gồm 33 bệnh nhân có tiền sử bệnh thận trước đó; nhóm 2 gồm 26 bệnh nhân có chức năng thận khỏe mạnh ban đầu nhưng có AKI thứ phát vào ngày thứ 5 của đợt điều trị ICU; và nhóm 3 gồm 70 bệnh nhân có chức năng thận bình thường cả trước khi được nhận vào ICU và vào ngày thứ 5 của thời gian ở ICU.
Tổng cộng có 32 bệnh nhân cần điều trị thay thế thận (lọc máu). Ở nhóm 1, 55% bệnh nhân sống sót so với chỉ 46% bệnh nhân ở nhóm 2 AKI thứ phát do COVID-19. Ngược lại, 83% nhóm 3 có chức năng thận vẫn khỏe mạnh trước và trong thời gian ở ICU của họ sống sót.
Ở cả 2 nhóm có tổn thương thận (1 và 2), xác suất sống sót dưới mức trung bình đáng kể, ghi nhận tỷ lệ tử vong cao hơn so với bệnh nhân có chức năng thận bình thường.
Việc bắt đầu chạy thận sớm hơn cũng như số ngày chạy thận không tạo sự khác biệt nhiều trong khả năng sống sót của bệnh nhân, mặc dù những người sống sót dành nhiều ngày hơn lọc máu, trung bình là 11,5 ngày, so với những bệnh nhân tử vong, ở mức trung bình là 5 ngày.
Số ngày chạy thận trung bình ở những người sống sót cao hơn 1 chút so với những người tử vong, nhưng điều này chỉ được quan sát mô tả.
Thời gian lọc máu càng lâu thì thời gian ICU ở trong số những người sống sót cũng kéo dài hơn.
Yếu tố nguy cơ chính của rối loạn chức năng thận là 1 yếu tố nguy cơ chính gây tử vong liên quan đến COVID-19 ở bệnh nhân chăm sóc đặc biệt.
Nghiên cứu ghi nhận những bệnh nhân có chứng COVID-19 phát triển AKI đối mặt với nguy cơ tử vong trong ICU cao hơn những người có bệnh thận mãn tính (CKD) từ trước.
Điều quan trọng nhất là tập trung vào chẩn đoán sớm các rối loạn chức năng thận cấp tính và có thể sử dụng những kết quả này giúp cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân COVID-19 có bệnh nặng.
Tên bài:
AKI From COVID-19 Deadlier Than Preexisting Kidney Disease
Pam Harrison
December 22, 2021