Viêm màng ngoài tim: Nguyên nhân, Biến chứng, Biện pháp điều trị

Hình 27-2 Phương pháp tiêm khác nhau ở vị trí thông thường
Hình 27-2 Phương pháp tiêm khác nhau ở vị trí thông thường

Viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim là phản ứng của hệ thống miễn dịch xảy ra khi có tác nhân gây bệnh tấn công vào màng ngoài tim (cấu trúc tương tự một túi mỏng, gồm 2 lớp, bao bọc lấy trái tim, có tác dụng cố định vị trí của tim trong lồng ngực và bôi trơn- đảm bảo cho sự co bóp của tim diễn ra nhịp nhàng).

Viêm màng ngoài tim có thể xảy ra đột ngột (cấp tính) hoặc kéo dài (mãn tính) và thường để lại nhiều biến chứng.

Cơn cấp tính của viêm màng ngoài tim thường là tự phát, diễn ra trong thời gian ngắn, nếu không được cấp cứu kịp thời có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng ngoài tim

Đến nay, nguyên nhân của bệnh viêm màng ngoài tim vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, các chuyên gia không thể kết luận chắc chắn về tác nhân gây bệnh (viêm màng ngoài tim vô căn). Nguyên nhân có thể đến từ sự suy giảm hệ thống miễn dịch hoặc nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng ngoài tim
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng ngoài tim

Các bệnh lý làm suy giảm hệ thống miễn dịch như: ung thư, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, bệnh lý liên quan đến chuyển hóa như nồng độ ure trong máu cao, suy giáp, tăng cholesterol máu, gout.

Nhiễm trùng do:

  • Vi rút: có thể do vi rút Herpes, vi rút quai bị, Adenovirus hay vi rút HIV.
  • Vi khuẩn: phế cầu, liên cầu, tụ cầu, đặc biệt là vi khuẩn lao.
  • Nấm: Histoplasmosis, Coccidioidomycosis.

Ngoài ra bệnh lý viêm màng ngoài tim rất dễ xảy ra sau một cơn nhồi máu cơ tim (biến chứng sau nhồi máu cơ tim), một phẫu thuật lồng ngực (ghép tim, tách động mạch chủ,..) hoặc các chấn thương liên quan đến phần ngực. Bệnh lý viêm màng ngoài tim xảy ra muộn sau các biến cố tim mạch này được gọi chung là hội chứng Dressler.

Yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ gây viêm màng ngoài tim

  • Viêm màng ngoài tim có thể xảy ra cho bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên bệnh phổ biến hơn ở người trưởng thành, độ tuổi từ 20-50 tuổi, tỷ lệ nam giới mắc bệnh cũng cao hơn ở nữ giới.
  • Tiền sử từng xuất hiện tối thiểu 1 cơn đau tim hoặc đã từng phẫu thuật tim.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể như: nhiễm vi rút HIV/AIDS, ung thư, lao hoặc suy thận và một số bệnh khác.
  • Bệnh nhân đã từng điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị.
  • Bệnh nhân có chấn thương lồng ngực do tai nạn.
  • Một vài loại thuốc có thể gia tăng nguy cơ mắc viêm màng ngoài tim: phenytoin (thuốc chống động kinh), warfarin và heparin (thuốc chống đông máu), procainamide (thuốc điều trị rối loạn nhịp tim), Hydralazine (thuốc hạ áp) hay Isoniazid (thuốc chữa lao).

Triệu chứng của bệnh viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim cấp tính

Được xem là cấp tính nếu các triệu chứng của bệnh kéo dài dưới 6 tuần, thời gian trung bình của một đợt cấp thường từ 2 đến 4 tuần.

Dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết nhất là xuất hiện một cơn đau tim:

  • Đau âm ỉ hoặc dữ dội, cảm giác như dao đâm ở vùng trước tim hoặc dưới xương ức, cơn đau có thể lan lên trên cổ, xương đòn (đặc biệt bên trái) hoặc vai.
  • Bệnh nhân cảm thấy đau với nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng.
  • Mức độ đau thường tăng lên khi bệnh nhân nằm, cử động, ho, thở sâu hoặc nuốt; cơn đau giảm nhẹ nếu bệnh nhân ngồi dậy và nghiêng mình về trước.
  • Huyết áp giảm.
Triệu chứng của bệnh viêm màng ngoài tim
Triệu chứng của bệnh viêm màng ngoài tim

Bệnh nhân có thể có một vài triệu chứng khác như khó thở, ho khan, sốt, có cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi toàn thân.

Do lưu lượng máu đi vào tim giảm, bệnh nhân có thể xuất hiện một vài triệu chứng điển hình của suy tim như tĩnh mạch cổ sưng lên hay phù chân hoặc bụng.

Viêm màng ngoài tim mãn tính

  • Được xem là mãn tính nếu các triệu chứng của bệnh kéo dài hơn 6 tháng.
  • Triệu chứng phổ biến nhất của viêm màng ngoài tim mạn tính là đau ngực.
  • Có thể xuất hiện hiện tượng tràn dịch màng ngoài tim đi kèm sốt ở mức độ nhẹ.

Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh viêm màng ngoài tim kéo dài, có thể xuất hiện nhiều hơn một đợt cấp tính, khoảng thời gian giữa 2 đợt cấp thường không có triệu chứng, và bệnh nhân thường lầm tưởng bệnh đã thuyên giảm.

Chẩn đoán bệnh viêm màng ngoài tim như thế nào?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh viêm màng ngoài tim dựa trên các yếu tố:

  • Hỏi về tiền sử bệnh của bệnh nhân.
  • Dực vào các triệu chứng cơ năng, thời điểm xuất hiện triệu chứng.
  • Có hay không tiếng ồn của màng ngoài tim cọ xát với lớp ngoài của tim (có xảy ra hiện tượng tràn dịch màng phổi hay không?)

Bác sĩ có thể thực hiện thêm các xét nghiệm khác để xác định bệnh và chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác:

  • X – quang ngực: hiển thị hình dạng của tim và dấu hiệu có chất lỏng dư thừa hay không.
  • Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG): kiểm tra nhịp tim, xem liệu tín hiệu điện áp có bị giảm do thừa chất lỏng hay không.
  • Siêu âm tim: sử dụng sóng âm thanh để hiển thị hình dạng và kích thước của trái tim, xác định liệu có tụ chất lỏng xung quanh tim hay không bằng sự xuất hiện của tiếng ồn do cọ xát cơ tim.
  • Cộng hưởng từ MRI: Từ trường và sóng vô tuyến quét ngang qua tim, cung cấp hình ảnh giúp bác sĩ có cái nhìn chi tiết về màng ngoài tim, độ dày, sự sưng to hay dịch tích tụ.
  • Chụp cắt lớp vi tính CT: cho hình ảnh chi tiết về tim và màng ngoài tim.
  • Xét nghiệm máu: Các thông số về số lượng bạch cầu và tốc độ lắng máu có thể giúp xác định có sự nhiễm trùng hay không nhưng không đặc hiệu để chẩn đoán viêm màng ngoài tim.

Dấu hiệu đặc trưng là cơn đau ngực tương tự như cơn đau do nhồi máu cơ tim, do đó viêm màng ngoài tim có thể bị chẩn đoán nhầm, chẩn đoán phân biệt dựa trên sự khác nhau về lâm sàng như sau:

Đặc tính Viêm màng ngoài tim Nhồi máu cơ tim
Mô tả cơn đau Đau nhói như dao đâm ở vùng trước tim hoặc dưới xương ức hoặc trước tim trái (ngực trái) Đau như thể có tảng đá đè lên ngực, đau do áp lực, mức độ nặng.
Đau lan tỏa đến đỉnh hình thang (đến phần thấp nhất của xương bả vai  trên lưng). Có trường hợp chỉ đau cục bộ ở vùng trước tim. Đau lan đến hàm hoặc cánh tay trái, hoặc không lan tỏa.
 Gắng sức không thay đổi cơn đau Gắng sức có thể làm cơn đau tăng lên.
Thời gian khởi phát Đau đột ngột, kéo dài hàng giờ hoặc đôi khi vài ngày trước khi được cấp cứu. Cơn đau đột ngột có thể đến và đi theo cơn kịch phát hoặc có thể kéo dài hàng giờ trước khi được cấp cứu.

 

Các xét nghiệm (định lượng các marker tim mạch, chụp phổi) cần phải được thực hiện thêm nếu tiền sử và triệu chứng và điện tâm đồ của bệnh nhân không điển hình.

Biến chứng của bệnh viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim là bệnh lý nguy hiểm, trong đợt cấp tính của bệnh, nếu các triệu chứng xảy ra mức độ nặng và không được cấp cứu kịp thời, rất dễ xảy ra các biến chứng như:

  • Tràn dịch màng ngoài tim.
  • Co thắt màng ngoài tim.
  • Viêm cơ tim.
  • Chèn ép tim.
  • Thậm chí bệnh nhân có thể tử vong.

Biện pháp điều trị viêm màng ngoài tim

Không nên chủ quan đối với bệnh lý viêm màng ngoài tim khởi phát lần đầu (mặc dù triệu chứng không điển hình hay chỉ diễn ra mức độ nhẹ), nên nhập viện với các đối tượng có yếu tố nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, suy giảm đáp ứng miễn dịch hay đang sử dụng các loại thuốc chống đông đường uống hoặc đã thử aspirin/ NSAIDs nhưng không có hiệu quả.

Biện pháp điều trị viêm màng ngoài tim
Biện pháp điều trị viêm màng ngoài tim

Lựa chọn phương pháp điều trị viêm màng ngoài tim dựa trên các yếu tố:

  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh viêm màng ngoài tim mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống khoa học, điều trị đơn giản là bệnh có thể thuyên giảm. Nhưng vẫn cần sự theo dõi sát sao của bác sĩ và bản thân người bệnh.
  • Nguyên nhân gây ra bệnh.
  • Với đa số các trường hợp, bệnh nhân sẽ được được điều trị nội khoa bằng cách sử dụng các loại thuốc giảm viêm hoặc sử dụng thêm thuốc kháng sinh nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn- vi rút- nấm. Mục đích chính là giảm đau, giảm viêm và giảm nguy cơ tái phát.

Các thuốc thường được chỉ định là:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
  • Colchicin: hiệu quả trong việc giảm nhanh các triệu chứng của viêm màng ngoài tim. Ngoài ra còn được các bác sĩ chỉ định duy trì để ngăn chặn nguy cơ tái phát của bệnh. Tuy nhiên cần cẩn trọng khi kê đơn cho các bệnh nhân suy gan, thận vì tác dụng phụ nguy hại của thuốc.
  • Corticosteroid: Chỉ định khi bệnh nhân đã sử dụng NSAIDS hay colchicin nhưng không đáp ứng.
  • Kháng sinh: Isoniazid (nếu vi khuẩn lao là nguyên nhân gây ra bệnh), hoặc các kháng sinh khác.

Biện pháp điều trị ngoại khoa:

Phẫu thuật được chỉ định đối với các trường hợp viêm màng ngoài tim tiến triển nặng, viêm màng ngoài tim tái phát.

  • Chọc hút dịch màng ngoài tim: Nếu xảy ra biến chứng tràn dịch màng ngoài tim, phải nhanh chóng loại bỏ nước và các chất lỏng dư thừa bằng kim tiêm vô trùng hay ống thông nhỏ.
  • Cắt bỏ màng ngoài tim: Trường hợp người bệnh được chẩn đoán viêm màng ngoài tim co thắt, màng ngoài tim đã trở nên cứng nhắc, ảnh hưởng đến các chức năng co bóp của tim, cần phải sớm cắt bỏ.

Viêm màng ngoài tim được phát hiện sớm thường có tiên lượng tốt. Điều trị kịp thời và đúng cách giúp rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa các biến chứng.

Phòng ngừa tái phát viêm màng ngoài tim

Thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học có thể giúp người bệnh giảm thiểu nguy cơ tái phát viêm màng ngoài tim.

  • Tái khám định kỳ, theo dõi chức năng tim thường xuyên.
  • Uống thuốc đúng liều lượng, đúng giờ để ngăn chặn nguy cơ tái phát. Không nên tự ý dùng thêm các loại thuốc khác nếu không có chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế các hoạt động đòi hỏi thể lực. Điều chỉnh thời gian làm việc hợp lý, luân phiên giữa làm việc và nghỉ ngơi.
  • Chế độ ăn ít dầu mỡ, không nên ăn mặn hay sử dụng các chất kích thích.
  • Nếu thấy bất cứ dấu hiệu tái phát nào, nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được chăm sóc kịp thời.

Xem thêm:

Cơ chế bù trừ trong suy tim | Cơ chế ngoài tim | Cơ chế tại tim

Hoạt động của tim: Chức năng, Các giai đoạn của chu kỳ tim

Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.