Hiện nay, bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới là một loại bệnh lý mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng ở nước ta. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh này mời các bạn cùng đọc và tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Đại cương về bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới là một loại bệnh lý do tình trạng một hoặc nhiều tĩnh mạch chi dưới bị tắc nghẽn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Hệ thống tĩnh mạch chi dưới bao gồm hai phần lớn là tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu. Từ hai hệ thống này sẽ chia ra rất nhiều nhánh khác nhau để nuôi dưỡng toàn bộ hai chi dưới, do đó hệ thống tĩnh mạch chi dưới rất phong phú và dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố trong và ngoài cơ thể.
Hệ tĩnh mạch chi dưới bao gồm tĩnh mạch chậu, tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch khoeo, tĩnh mạch chày, tĩnh mạch mác và tĩnh mạch gan bàn chân. Nối liền với những tĩnh mạch này là rất nhiều mao mạch ngoại vi dày đặc. Các mạch lớn của chi dưới khi bị tổn thương gây ảnh hưởng gián tiếp tới các mạch nhỏ là nhánh chia của nó. Do vậy khi bị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới vùng mạch lớn bệnh nhân có thể có biểu hiện ở cả toàn bộ một hoặc hai chân.
Chức năng chính của hệ thống tĩnh mạch chính là dẫn lưu lượng máu đã nuôi dưỡng các cơ quan trở về tim để làm mới thành máu nhiều oxy, vì vậy máu tĩnh mạch bản chất là máu nghèo oxy, giàu CO2, không có tác dụng nuôi dưỡng các cơ quan. mà ngược lại nếu máu tĩnh mạch ứ đọng nhiều còn cản trở máu giàu oxy đến các cơ quan để nuôi dưỡng gây nên tình trạng thiểu dưỡng tại các cơ quan đó.
Cơ chế chung gây nên hiện tượng các tĩnh mạch chi dưới bị tắc là do máu bị dồn xuống hai chân quá nhiều làm cho áp lực trong các tĩnh mạch chi dưới bị tăng lên nhiều hơn so với bình thường. T
ình trạng tăng áp lực như vậy kéo dài sẽ làm cho các van tĩnh mạch dần bị tổn thương, gây ứ đọng máu tại chi dưới. máu ứ đọng lâu ngày gây thu hút và tập tập trung nhiều tế bào, thành phần trong máu tại một vị trí tĩnh mạch tổn thương trước đó, từ đó dẫn đến tình trạng tắc tĩnh mạch.
Nguyên nhân của bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Cho tới nay, nguyên nhân của bệnh lý viêm tắc tĩnh mạch chi dưới vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tùy theo từng giới, từng lứa tuổi, những đối tượng khác nhau sẽ có những nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ cao gây nên bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới:
- Nguyên nhân có thể do tổn thương một hoặc nhiều van tĩnh mạch ngoại vi: có thể là do tổn thương van bẩm sinh hoặc mắc phải do một số yếu tố như: tư thế là việc phải đứng quá nhiều,ngồi quá lâu, các công việc thường xuyên phải mang vác vật nặng, người béo phì, người ít vận động.
- Những người cao tuổi, đặc biệt là lứa tuổi trên 65 thì nguy cơ bị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới lại tăng lên rất nhiều so với người trẻ. Tuy nhiên hiện nay tình trạng bệnh cũng đang có xu hướng trẻ hóa so với trước kia.
- Người uống rượu và hút thuốc lá nhiều và lâu năm: theo thống kê thì những người hút thuốc lá và uống rượu bia có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch rất cao, đặc biệt là bệnh xơ vữa động mạch. Mà khi bị xơ vữa động mạch thì nguy cơ bị viêm tắc tĩnh mạch rất cao.
- Phụ nữ mang thai: trong thời kỳ mang thai, khi thai nhi lớn dần sẽ tạo nên một trọng lực lớn dồn xuống hai chi dưới, làm cho nguy cơ bị tắc tĩnh mạch chi dưới tăng lên.
- Những người mắc các bệnh về rối loạn đông cầm máu hay các bệnh lý ung thư giai đoạn di căn cũng có nguy cơ bị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới rất cao.
- Những người mà trước đó từng có tiền sử bị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới thì nguy cơ bị tái phát cũng cao hơn rất nhiều.
Phân loại viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Dựa vào vị trí tổn thương viêm tắc mà người ta chia viêm tắc tĩnh mạch chi dưới thành hai loại là: viêm tắc tĩnh mạch nông và viêm tắc tĩnh mạch sâu.
- Viêm tắc tĩnh mạch nông: là tình trạng viêm xảy ra ở các tĩnh mạch vị trí nông, thường gần ngoài da và không gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Viêm tắc tĩnh mạch nông đa số có thể tự khắc phục mà không cần can thiệp quá nhiều.
- Viêm tắc tĩnh mạch sâu: Ngược lại với các tĩnh mạch ở nông, các tĩnh mạch ở sâu khi bị viêm tắc thường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong cho người bệnh do cục máu đông di chuyển về phổi gây tắc mạch hay nhồi máu phổi.
Ngoài ra còn có cách phân loại khác dựa vào mức độ nặng của tình trạng viêm và tắc tĩnh mạch. Cách phân loại này có thể chia bệnh thành hai mức độ là viêm nhẹ tĩnh mạch chi dưới và viêm tắc tĩnh mạch chi dưới nặng.
Các triệu chứng của bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Tùy theo mức độ của bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình và hay gặp khi bị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới:
- Dấu hiệu viêm tại chi dưới: có thể gặp ở một hoặc cả hai bên chân. Tình trạng viêm tắc tĩnh mạch sẽ biểu hiện bằng dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau tại chi có tĩnh mạch tắc. Chân bệnh nhân sẽ ngày càng sưng to và căng đau. Bệnh nhân sẽ rất khó chịu vì chân đau tức liên tục không thuyên giảm, cảm giác nặng nề khó chịu chỉ giảm đi khi nguyên nhân được loại bỏ.
- Hạn chế vận động đi lại của bệnh nhân: chính vì áp lực dồn nhiều vào hai chi dưới, cùng với tình trạng viêm sẽ làm cho bệnh nhân khó khăn trong việc đi lại, khó bước chân vì chân quá nặng, khi vận động bệnh nhân lại đau nhiều hơn. Từ đó làm cho bệnh nhân sợ đi lại.
- Dấu hiệu nhiễm trùng tại chỗ và toàn thân: bệnh nhân có thể sốt nhẹ hoặc thậm chí sốt cao, người hốc hác, có dấu hiệu mất nước, ăn uống kém. Nhiều trường hợp nếu bệnh nhân đặt đường truyền tĩnh mạch nhiều có thể bị nhiễm trùng tại vị trí đó, có thể chảy dịch mùi hôi, loét.
- Bệnh nhân có thể xuất hiện các dấu hiệu như chuột rút thường xuyên ở hai chi dưới.
- Các dấu hiệu trên da: ở nhiều bệnh nhân có thể thấy có các búi tĩnh mạch giãn dưới da, có thể thấy hiện tượng xuất huyết dưới da nếu tình trạng bệnh nặng hơn. Các tĩnh mạch bị tắc nếu nổi gồ thì khi sờ sẽ thấy cứng và thô hơn bình thường.
- Ngoài ra bệnh nhân còn có thể có các dấu hiệu bệnh lý ở các cơ quan khác kèm theo như: tim mạch, hô hấp.
Các phương pháp thăm dò khi nghi ngờ viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Các dấu hiệu lâm sàng chỉ có giá trị định hướng chẩn đoán bệnh. Để có thể chẩn đoán xác định thì cần có thêm các xét nghiệm cận lâm sàng như:
- Chụp X Quang tĩnh mạch chi dưới: qua phim Xquang có thể gián tiếp phát hiện được vị trí tắc mạch và mức độ, kích thước tắc của lòng mạch.
- Siêu âm Doppler kép: đây là phương pháp có giá trị chẩn đoán xác định bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới. Qua các sóng siêu âm thì có thể đánh giá chức năng lưu thông máu của tĩnh mạch, kể cả các tĩnh mạch ở sâu mà nhiều khi chụp phim Xquang không thể đánh giá được. Qua siêu âm cũng có thể đánh giá được vị trí, kích thước của vùng tắc tĩnh mạch, loại tĩnh mạch bị tắc cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh.
- Đo sự thay đổi thể tích tĩnh mạch: phương pháp này được thực hiện dựa vào nguyên lý máu tĩnh mạch luôn luôn đối nghịch với sức cản của thành mạch. Do đó phương pháp đo được thực hiện bằng cách đo và đánh giá sự thay đổi thê rtisch ở hai thời điểm là trước và sau khi ép tĩnh mạch đùi ở vị trí gốc đùi.
- Đo sự thay đổi thể tích cẳng chân: phương pháp này đo và đánh giá sự thay đổi thể tích tĩnh mạch ở 2 thời điểm trước và sau khi vận động. Vì khi vận động cẳng chân thì lượng máu tĩnh mạch sẽ trở về tim theo hệ thống tĩnh mạch chi dưới. Nếu vì nguyên nhân nào đó hệ thống van tĩnh mạch bị bất thường thì máu sẽ bị ứ đọng lạ gây tăng thể tích máu tĩnh mạch.
- Đo áp lực tĩnh mạch sâu chi dưới: vì phần lớn lượng máu đến vùng chi dưới là đi theo con đường tĩnh mạch sâu. Do vậy đây là một phương pháp khảo sát tương đối khách quan. Việc đi áp lực tĩnh mạch sâu phụ thuộc vào việc có cơ đẩy máu qua tĩnh mạch về tim.
Chẩn đoán bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới như thế nào?
Để chẩn đoán xác định bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới cho một bệnh nhân cần dựa vào rất nhiều yếu tố. Có các tiêu chuẩn chẩn đoán như sau:
- Các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng: các triệu chứng hay gặp trên lâm sàng như sưng, nóng, đỏ, đau vùng chi dưới, chuột rút thường xuyên, tĩnh mạch nổi dưới da,… chính là những dấu hiệu hướng tới bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới.
- Các dấu hiệu cận lâm sàng điển hình: kết quả siêu âm vừa là thường quy vừa là tiêu chuẩn trong chẩn đoán viêm tắc tĩnh mạch chi dưới. Trong nhiều trường hợp để chắc chắn hơn có thể cho bệnh nhân chụp phim CT hoặc MRI để phát hiện những tổn thương nhỏ mà siêu âm không phát hiện được.
- Ngoài ra việc khai thác tiền sử bệnh liên quan của bệnh nhân cũng có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán viêm tắc tĩnh mạch chi dưới. Những người có tiền sử viêm tắc tĩnh mạch trước đó khi có các dấu hiệu lâm sàng điển hình thì phải nghĩ ngay tới tắc mạch chi dưới tái phát.
Hậu quả của bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Có nhiều hệ quả được kể đến khi bị viêm tắc tĩnh mạch. Dưới đây là một số hậu quả mà bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới gây ra:
- Suy tĩnh mạch: đây là bệnh lý rất hay gặp sau một thời gian điều trị bệnh viêm tắc tĩnh mạch không hiệu quả. Các tĩnh mạch bị giãn ra và suy giảm chức năng dẫn máu về tim. lâu dần dẫn gây ứ đọng máu ở các chi, các chi dần phù nề, tím tái, giảm chức năng.
- Thiểu dưỡng vùng chi dưới bị tắc: khi máu ứ lại ở tĩnh mạch là gián tiếp ảnh hưởng tới lượng máu động mạch đến nuôi dưỡng chi dưới. Từ đó dẫn tới các tổ chức tại vùng tổn thương bị thiểu dưỡng, dễ bị viêm nhiễm, loét, yếu cơ, ảnh hưởng tới vận động chi dưới của bệnh nhân. Tình trạng thiểu dưỡng kéo dài có nguy cơ gây hoại tử vùng thiểu dưỡng, nhiều trường hợp bệnh nhân phải cắt cụt chi do thiểu dưỡng gây hoại tử chi.
- Hội chứng Raynaud: hội chứng này bị gây ra bởi sự co thắt các tiểu động mạch ở vị trí ngoại vi . biểu hiện bằng dấu hiệu tím tái, tê bì và mất cảm giác ở các đầu chi.
- Suy động mạch: khi bị viêm tắc tĩnh mạch sẽ là giảm lượng máu đi qua động mạch, kéo dài sẽ gây suy động mạch. Khi bệnh nhân bị suy động mạch sẽ rất dễ và nhanh chóng dẫn tới suy nhiều cơ quan bộ phận khác trong cơ thể, nhất là suy tim và suy thận.
- Nhồi máu phổi: đây là một biến chứng rất nguy hiểm và có nguy cơ tử cung cao do cục máu đông di chuyển lên phổi. nhồi máu phổi nhẹ sẽ làm giảm chức năng phổi trầm trọng. còn nhồi máu phổi nặng có thể dẫn tới tử vong cho bệnh nhân.
- Ngoài ra còn một số biến chứng khác của bệnh như viêm mạch bạch huyết, tím tái chi dưới, viêm loét tĩnh mạch khác.
Biện pháp điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Tùy vào cac loại viêm tắc tĩnh mạch có thể có các cách điều trị khác nhau. Cụ thể như sau:
- Đối với viêm tắc các tĩnh mạch nông: đây là thể nhẹ nên chỉ cần loại bỏ nguyên nhân là loại bỏ đường truyền tĩnh mạch, ép nén vùng bị tổn thương và dùng kháng sinh phòng nhiễm trùng sâu.
- Đối với viêm tắc các tĩnh mạch sâu: việc điều trị sẽ phức tạp hơn và đòi hỏi thời gian lâu dài hơn. Việc điều trị bao gồm: thuốc chống đông, phẫu thuật loại bỏ cục máu đông gây tắc, đặt thiết bị lọc tĩnh mạch khi có nguy cơ gây nhồi máu phổi.
Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới:
- Thuốc chống đông: hiện nay loại thuốc chống đông chuyên dụng nhất là Heparin đặc biệt là loại có trọng lượng phân tử thấp. Heparin có tác dụng ngăn cản sự hình thành cục máu đông trong lòng mạch và làm tan cục máu đông đã hình thành. Heparin có thể dùng theo nhiều đường khác nhau như đường tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da hay đường uống.
- Vitamin K: người ta hay chỉ định dùng vitamin K cùng với Heparin để tránh tình trạng xuất huyết xảy ra cho bệnh nhân. Vitamin K thường được dùng theo đường uống. Liều lượng tùy thuộc vào liều của heparin để điều chỉnh cho thích hợp tránh quá liều hoặc không đủ liều.
- Dùng băng chun tạo áp lực cho tĩnh mạch cũng là một phương pháp điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới rất hiệu quả, việc tạo áp lực tĩnh mạch sẽ làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
- Điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới theo các bài thuốc đông y: theo đông y có nhiều bài thuốc được dùng để điều trị chứng bệnh này. Nguyên tắc điều trị theo đông y là lưu thông khí huyết, bổ huyết, bổ can, thận,… các vị thuốc hay được sử dụng để điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới là đan sâm, xích thược, bạch truật, đương quy, hương phụ, hoa hòe, thiên niên kiện,… ưu điểm của điều trị theo phương pháp đông y chính là chi phí điều trị thấp hơn điều trị thuốc tây y, ít khi xuất hiện tác dụng phụ của thuốc nên an toàn và phù hợp với những người có nhiều bệnh lý nền, khó kết hợp thuốc trong tây y.
- Ngoài ra hiện nay mảng điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới bằng phương pháp vật lý trị liệu cũng được nhiều người ưa chuộng. Trong đó máy nén ép trị liệu đang là một hướng đi hiện đại mang lại hiệu quả cao. Với cơ chế tạo áp lực bằng nên khí, máy nén ép sẽ tác động lên vùng chi bị viêm tắc tĩnh mạch gây kích thích, tăng lưu thông và cải thiện tình trạng viêm tắc tĩnh mạch.
Cách phòng bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Để phòng tránh bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới, độc giả cần lưu ý một số điều sau:
- Những người có nguy cơ cao như: người có tiền sử bị viêm tắc tĩnh mạch trước đó, người bị xơ vữa động mạch hay bệnh tim mạch nên khám sức khỏe định kỳ 3 tháng 1 lần để kiểm soát bệnh.
- Xét nghiệm D- dimer để đánh giá quá trình đông cầm máu của cơ thể, đồng thời phát hiện nguy cơ cục máu đông. Kết quả của xét nghiệm này có ý nghĩa tiên lượng bệnh.
- Siêu âm và chụp tĩnh mạch kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm những bất thường nếu có
- Các phương pháp thăm dò khác cũng có thể được áp dụng như : chụp phim X Quang, cắt lớp vi tính,… khi có nghi ngờ viêm tắc tĩnh mạch chi dưới.
- Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp: tránh các chất kích thích, dầu mỡ. Bổ sung nhiều vitamin và đạm.
Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới, hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về bệnh này. Từ đó có thể nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh cũng như có cách phòng bệnh phù hợp.
Xem thêm:
Đột quỵ não là gì? Nguyên nhân, Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ não?
Bệnh xơ vữa động mạch: Nguyên nhân, Cách điều trị và Phòng ngừa