Một nghiên cứu mới nêu lên 1 chế độ ăn giàu chất xơ có thể cải thiện đáp ứng điều trị ở những bệnh nhân có u ác tính tiến triển khi dùng thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch, trong khi chế phẩm sinh học có thể làm giảm hiệu quả điều trị.
Các nhà điều tra phát hiện những bệnh nhân báo cáo tiêu thụ ít nhất 20 g chất xơ hàng ngày có khả năng sống sót không tiến triển (PFS) tốt hơn đáng kể so với những người báo cáo tiêu thụ lượng chất xơ thấp hơn. Tuy nhiên, những bệnh nhân uống bổ sung probiotic trong tháng trước có PFS ngắn hơn 1 chút, nhưng kết quả không có ý nghĩa thống kê.
Và sau khi điều chỉnh các yếu tố lâm sàng, mỗi lần tăng 5 g chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày tương ứng với việc giảm 30% nguy cơ tiến triển của bệnh, theo phân tích được báo cáo trực tuyến ngày 23/12 trên báo Science.
Nghiên cứu làm sáng tỏ những tác động tiềm ẩn của chế độ ăn uống của bệnh nhân và việc sử dụng thực phẩm bổ sung khi bắt đầu điều trị bằng phong tỏa điểm kiểm tra miễn dịch, theo giáo sư đồng tác giả nghiên cứu Jennifer Wargo, MD, Trung tâm Ung thư MD Anderson, Houston, Texas. Những kết quả này cung cấp hỗ trợ thêm các thử nghiệm lâm sàng điều chỉnh hệ vi sinh vật với mục tiêu cải thiện kết quả ung thư bằng cách sử dụng chế độ ăn uống và các chiến lược khác.
Nghiên cứu trước đây nêu lên vi sinh vật có thể ảnh hưởng đến phản ứng của bệnh nhân với liệu pháp miễn dịch. Ví dụ, 1 phân tích gần đây phát hiện cấy ghép hệ vi sinh vật trong phân có thể cải thiện phản ứng với liệu pháp miễn dịch trong ung thư hắc tố tiến triển. Và 1 phân tích nhỏ vào năm 2019 từ Wargo cùng các đồng nghiệp gợi ý chế độ ăn nhiều chất xơ có thể nâng cao khả năng đáp ứng của bệnh nhân với liệu pháp miễn dịch trong ung thư hắc tố tiến triển, trong khi men vi sinh dường như làm giảm phản ứng đó.
Tuy nhiên, vai trò của chế độ ăn uống và bổ sung probiotic trong phản ứng điều trị vẫn còn chưa được hiểu rõ.
Trong nghiên cứu hiện tại, Wargo cùng các đồng nghiệp đánh giá hồ sơ hệ vi sinh vật trong phân và thói quen ăn uống, gồm cả lượng chất xơ và sử dụng probiotic, ở 158 bệnh nhân ung thư hắc tố giai đoạn cuối được sử dụng thuốc ức chế phong tỏa điểm kiểm soát miễn dịch.
Trong nhóm thuần tập, 31% (49 trên 158) bệnh nhân ung thư hắc tố giai đoạn cuối dùng 1 loại probiotic có bán trên thị trường trong tháng qua. Khi đánh giá liệu việc sử dụng probiotic có ảnh hưởng đến kết quả của bệnh nhân hay không, các nhà điều tra quan sát thấy sự khác biệt ngắn hơn nhưng không có ý nghĩa thống kê trong PFS ở những người dùng probiotic (trung bình 17 tháng) so với những người không dùng (23 tháng).
Tuy nhiên, chất xơ cao hơn trong chế độ ăn có liên quan đến PFS được cải thiện đáng kể ở 1 nhóm nhỏ 128 bệnh nhân. Nhóm nghiên cứu chia bệnh nhân thành nhóm tiêu thụ nhiều chất xơ hơn (những người tiêu thụ ít nhất 20 g mỗi ngày) và nhóm ít chất xơ (những người tiêu thụ ít hơn 20 g).
Với 37 bệnh nhân báo cáo lượng chất xơ cao hơn chứng minh PFS được cải thiện so với những người ở nhóm ăn ít (không đạt PFS trung bình so với 13 tháng), cộng với nguy cơ tiến triển bệnh hoặc tử vong thấp hơn 30% với mỗi 5 g tiêu thụ bổ sung mỗi ngày.
Tác dụng bảo vệ quan sát được của lượng chất xơ trong chế độ ăn liên quan đến PFS và đáp ứng vẫn nhất quán trong nhóm bệnh nhân được điều trị bằng đơn trị liệu anti-PD-1, với việc loại trừ những bệnh nhân báo cáo sử dụng kháng sinh gần đây.
Khi đánh giá lượng chất xơ và probiotic cùng nhau, các nhà nghiên cứu phát hiện tỷ lệ đáp ứng của liệu pháp miễn dịch cao hơn (82%) ở 22 bệnh nhân báo cáo ăn đủ chất xơ mà không sử dụng probiotic so với 59% ở 101 bệnh nhân không đủ chất xơ hoặc sử dụng probiotic.
Nghiên cứu ghi nhận tiêu thụ 1 chế độ ăn uống giàu chất xơ, như trái cây, rau và các loại đậu, có thể cải thiện khả năng đáp ứng với liệu pháp miễn dịch, theo đồng tác giả Giorgio Trinchieri, MD Trung tâm Nghiên cứu Ung thư của Viện Ung thư Quốc gia, Bethesda, Maryland. Số liệu ghi nhận những người có ung thư được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch không sử dụng chế phẩm sinh học bán sẵn trên thị trường.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm hiểu xem liệu lượng chất xơ ăn vào có tăng cường đáp ứng điều trị trong các mô hình chuột tiền lâm sàng có u ác tính hay không. Trong trường hợp này, những con chuột được áp dụng chế độ ăn giàu chất xơ thấy khối u chậm phát triển sau khi điều trị bằng thuốc kháng PD-1, so với những con chuột được cho ăn chế độ ăn ít chất xơ hoặc men vi sinh.
Chất xơ trong chế độ ăn uống và chế phẩm sinh học điều chỉnh hệ vi sinh vật và khả năng miễn dịch chống khối u suy giảm ở những con chuột ăn chế độ ăn ít chất xơ và ở những con nhận được chế phẩm sinh học với sự ức chế phản ứng của tế bào IFN-T trong cơ cả 2 trường hợp.
Chất xơ có thể phát huy tác dụng có lợi bằng cách làm tăng các loại vi khuẩn cụ thể trong ruột, chẳng hạn như họ Ruminococcaceae, chúng tạo hàm lượng cao các axit béo chuỗi ngắn có tác dụng chống khối u.
Chất xơ và men vi sinh lên hệ vi sinh vật đường ruột chỉ là 1 phần của tác động. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng của bệnh nhân ung thư hắc tố với liệu pháp miễn dịch, nhưng theo phân tích này, hệ vi sinh vật dường như là 1 trong những yếu tố chi phối.
Tên bài:
High-Fiber Diet May Improve Melanoma Immunotherapy Response, Outcomes
Sharon Worcester
December 23, 2021