Bằng chứng mới ghi nhận bệnh COVID-19 gây tăng nguy cơ tiền sản giật và sinh non ở những người lây nhiễm khi mang thai, theo 1 nghiên cứu quan sát hồi cứu được báo cáo trên American Journal of Obstetrics and Gynecology.
**
Thực tế là 43% (13/30) trường hợp tiền sản giật được chẩn đoán sau khi nhiễm SARS-Cov-2 là tiền sản giật non tháng (<37 tuần) thấy COVID-19 có thể là 1 nguyên nhân gây sinh non được chỉ định y tế góp phần vào tỷ lệ sinh non vượt mức được báo cáo trước đây, Jonathan Lai, MD, Bệnh viện King’s College, London, Anh cùng các đồng nghiệp viết.
Nghiên cứu thấy khả năng bệnh COVID-19 tăng lên ở những người có tiền sản giật trước khi lây nhiễm.
Theo Linda Eckert, MD, giáo sư y khoa, Đại học Washington, COVID-19 có liên quan đến tiền sản giật trong nghiên cứu này, và COVID-19 có liên quan đến sinh non.
Các nhà nghiên cứu kiểm tra lại số liệu từ 1.223 phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 trong khoảng thời gian từ tháng 2/2020 đến tháng 3/2021 tại bất kỳ bệnh viện phụ sản trong số 14 bệnh viện phụ sản thuộc Dịch vụ Y tế Quốc gia ở Vương quốc Anh.
Các nhà nghiên cứu so sánh mức độ nghiêm trọng của bệnh giữa những phụ nữ với nguy cơ có TSG như 1 kết quả chính, tiếp theo là kết quả của sinh non và tuổi thai khi sinh.
Nhiễm COVID-19 được phân loại là không có triệu chứng, bệnh nhẹ (khó thở, khó thở hoặc hình ảnh ngực bất thường), bệnh vừa (bằng chứng của bệnh hô hấp dưới nhưng độ bão hòa oxy ít nhất 94%) và bệnh nặng phụ thuộc nhiều hoặc chăm sóc đặc biệt thứ phát sau suy giảm / suy hô hấp hoặc rối loạn chức năng đa cơ quan.
Tiền sản giật gặp trên 4,2% phụ nữ và 17,6% phụ nữ sinh non. 1,3% nhóm thuần tập sẩy thai và có 10 (0,81%) thai chết lưu.
Kết quả 21 trường hợp tiền sản giật gặp trước khi những phụ nữ có kết quả xét nghiệm dương tính, các nhà nghiên cứu loại bỏ những trường hợp đó khỏi phân tích. Trong số 30 trường hợp còn lại, có 13 phụ nữ tiền sản giật sinh non và 17 trường hợp tiền sản giật đủ tháng.
Khi các nhà nghiên cứu so sánh nguy cơ tiền sản giật của dân số nghiên cứu với 1 nhóm dân số riêng biệt có các yếu tố nguy cơ tương tự, nguy cơ tăng phản ứng với liều lượng ở những người nhiễm COVID-19. Trong khi 1,9% bệnh nhân không có triệu chứng TSG, tỷ lệ bệnh là 2,2% ở bệnh nhân nhẹ, 5,7% ở những người bệnh trung bình và 11,1% ở những người bệnh nặng. Phụ nữ nhiễm COVID-19 nặng có xu hướng già hơn và có chỉ số khối cơ thể cao hơn.
Sau khi điều chỉnh, phụ nữ có nguy cơ tiền sản giật cao hơn gần năm lần nếu họ COVID-19 nặng so với phụ nữ lây nhiễm không có triệu chứng. Những người bệnh vừa hoặc nặng có nguy cơ TSG gấp 3 lần so với những người lây nhiễm nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ giữa liều lượng và phản ứng với nguy cơ sinh non. Trong khi 11,7% bệnh nhân không có triệu chứng sinh non, tỷ lệ bệnh là 12,8% ở những người lây COVID-19 nhẹ, 29,9% ở những người bệnh vừa và 69,4% ở những người lây bệnh nặng. Phụ nữ bệnh nặng có nguy cơ sinh non cao hơn 5 lần so với phụ nữ lây nhiễm tkhông có triệu chứng, và nguy cơ sinh non cao hơn 2,5 lần ở phụ nữ lây bệnh vừa.
Hơn nữa, có mối quan hệ giữa liều lượng và đáp ứng giữa tuổi thai khi sinh và mức độ nghiêm trọng của lây nhiễm SARS-CoV-2. Tuổi thai trung bình khi sinh là 38,7 tuần ở những phụ nữ không có triệu chứng so với 37,5 tuần ở những người bệnh trung bình và 33 tuần ở những người bệnh nặng.
Nhiễm SARS-CoV-2 càng nặng thì càng có nguy cơ tiền sản giật và sinh non. Nhiễm SARS-CoV-2 có thể dẫn đến rối loạn chức năng nội mô, viêm nội mạch, protein niệu, kích hoạt thrombin và tăng huyết áp, tất cả đều là đặc điểm của TSG.
Tên bài:
COVID-19 Disease May Actually Cause Preeclampsia, Suggests Study
Tara Haelle
September 03, 2021
Medscape.com
Link:http://www.medscape.com/viewarticle/958156