Trẻ sơ sinh có lượng vi khuẩn đa dạng hơn trong phân sẽ ít có dị ứng với các loại thực phẩm như trứng, sữa hoặc đậu phộng.
Theo Christine Joseph, Tiến sĩ, MPH, Hệ thống Y tế Henry Ford, Detroit, Michigan, cùng các đồng nghiệp, phát hiện này có thể dẫn đến các phương pháp mới giúp ngăn ngừa dị ứng thực phẩm qua trung gian immunoglobulin E (IgE-FA).
Sự xâm chiếm của vi khuẩn là 1 yếu tố có thể thay đổi được dọc theo con đường nhân quả dẫn đến IgE-FA, theo báo cáo trên Nhi khoa Dị ứng và Miễn dịch học.
Dị ứng thực phẩm có thể gặp khi tiếp xúc với thực phẩm cụ thể kích hoạt tế bào mast và basophils. Các bệnh dị ứng có thể gây bệnh chàm dị ứng ở trẻ sơ sinh và viêm mũi và hen suyễn sau này trong cuộc sống.
Trẻ sơ sinh khỏe mạnh, protein thực phẩm tương tác với các tế bào trình diện kháng nguyên, nhưng các tế bào điều hòa T ngăn chặn phản ứng miễn dịch, ngăn ngừa dị ứng.
Mối quan hệ giữa vi khuẩn đường ruột và dị ứng rất phức tạp. Theo các nhà nghiên cứu, oligosaccharides trong sữa mẹ tạo interleukin 10 và IgA cũng kích thích sự phát triển của Bifidobacterium và Lactobacillus. Clostridia kích hoạt giải phóng TGF-β, giúp tạo các tế bào điều hòa T ngăn chặn các phản ứng miễn dịch không mong muốn. Vi khuẩn đường ruột cũng giúp lên men carbohydrate phức tạp tạo các axit béo chuỗi ngắn, ảnh hưởng đến chức năng hàng rào tế bào B và ruột.
Các nghiên cứu trước đây nêu lên mối liên hệ giữa thành phần hệ vi sinh vật đường ruột và tính nhạy cảm với thực phẩm. Sự xâm chiếm chậm trễ của vi khuẩn trong ruột có thể dẫn đến sự phát triển bất thường của các mô bạch huyết liên quan đến ruột.
Các nhà nghiên cứu ghi danh những phụ nữ mang thai từ 21-45 tuổi ở thành phố Detroit đang được chăm sóc trước khi sinh tại các phòng khám sản khoa Henry Ford từ tháng 9/2003 đến tháng 11/2007. Các nhà nghiên cứu lấy mẫu máu của trẻ sơ sinh khi khám tại nhà 6 và 12 tháng. Tại 1 lần khám tại phòng khám kéo dài 24 tháng, lấy IgE huyết thanh đặc hiệu với chất gây dị ứng, thực hiện các xét nghiệm dị ứng châm chích trên da và phỏng vấn các bậc cha mẹ tiền sử bệnh của con họ, việc tránh ăn, các triệu chứng tiêu hóa và phản ứng với thực phẩm. Các nhà nghiên cứu lấy mẫu phân khi trẻ 1 tháng và 6 tháng tuổi.
Trong số 447 trẻ có đủ số liệu, 44 trẻ được chẩn đoán bệnh IgE-FA. Trong số này, 59% có dị ứng với 1 loại thực phẩm, 30% dị ứng với 2 loại thực phẩm và 11% dị ứng với 3 loại thực phẩm. Dị ứng phổ biến nhất là trứng (73% trẻ dị ứng), tiếp theo là đậu phộng (59%) và sữa (20%).
Trong số trẻ 3-5 tuổi, mẫu phân của những trẻ dị ứng ghi nhận hệ vi sinh vật đường ruột ít đa dạng hơn đáng kể so với những trẻ không có dị ứng, đặc biệt là với sữa và đậu phộng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Thử nghiệm các vi khuẩn cụ thể ở trẻ 6 tháng tuổi, sự giảm bớt sự phong phú của 20 đơn vị phân loại hoạt động riêng lẻ (OTUs) ở những trẻ có dị ứng, chủ yếu theo thứ tự Bacteroidales và Clostridiales. Mặt khác, những đứa trẻ này có lượng Bifidobacteria dồi dào hơn.
Theo Vivian Hernandez-Trujillo, MD, Bệnh viện Nhi Nicklaus, Miami, Florida, phát hiện này có thể dẫn đến những cách tiếp cận mới trong việc ngăn ngừa dị ứng thực phẩm.
Tên bài:
Diverse Gut Bacteria in Infants Linked to Reduced Food Allergies
Laird Harrison
December 03, 2021