Hàng rào bảo vệ da và nám

Hình 11-7 Hình ảnh điển hình màng đáy basement membrane bị hư hại.
Hình 11-7 Hình ảnh điển hình màng đáy basement membrane bị hư hại.

Tiền đề và nguyên nhân nám da

Nếu xem nguyên nhân nám da được trình bày ở được biết đến như 1 cuốn giáo khoa da liễu, nguyên nhân nám giống như bên dưới.

Chúng tôi không biết rõ cơ chế gây ra nám da nhưng nguyên nhân gây ra nám thì có liên quan đến tia tử ngoại, ảnh hưởng của hooc môn, nguyên nhân di truyền. Ngoài ra còn có nguyên nhân liên quan đến biện pháp tránh thai, liệu pháp thay thế estrogen, rối loạn chức năng buồng trứng hoặc tuyến giáp, khối 11 buồng trứng, mỹ phẩm (cosmetics), trạng thái dinh dưỡng (nutrition), nhiễm độc quang, thuốc chống dị ứng và thuốc chống động kinh…

Nhưng gần đây lại có những bài luận văn phản bác nguyên nhân nám da trước đây. Đầu tiên, một bài báo nghiên cứu 324 người tại 12 cơ sơ y tế ở 9 quốc gia cho thấy, chỉ có 50% bệnh nhân nám da do tiền sử gia đình. Khi nhìn vào thời kỳ bị nám da, đa phần thời kỳ nám đầu tiên đều xuất hiện ở độ tuổi 20, 30, trường hợp bị nám ở độ tuổi 40, 50 là 14%, 6%. Ngoài ra, loại da sáng màu xuất hiện sớm và loại da sẫm màu (loại da Fitzpatrick V, VI) xuất hiện muộn hơn, và cũng có trường hợp bị nám sau khi mãn kinh. Do đó, so với nguyên nhân di truyền thì nguyên nhân mang tính chủng tộc có khả năng là nguyên nhân lớn hơn gây ra nám da.

Thêm nữa, nếu nhìn vào ảnh hưởng của hooc môn, thì chỉ có 20% bệnh nhân bị nám da trong thời kỳ mang thai. Thuốc tránh thai được chứng minh có ảnh hưởng nhỏ đến việc xuất hiện nám. Cuối cùng, tia cực tím (UV, ultraviolet radiation) được biết là nguyên nhân hàng đầu gây tái phát nám, trong số các bệnh nhân, mặc dù phần lớn đã sử dụng kem chống nắng đúng cách vẫn bị tái phát nám. Đặc biệt đối với loại da sẫm màu, so với tia cực tím thi ánh sáng có thể nhìn thấy được bằng mắt (visible light) gần đây đã được báo cáo là một nguyên nhân làm tăng sắc tố da. Hơn nữa, đối với da sẫm màu (Fitzpatrick skin type IV-V1) thì ánh sáng có thể nhìn thấy bằng mắt được biết có khả năng làm da đến hơn so với UVA. Do đó, kem chống nắng chỉ có 1 số tác dụng phòng ngừa.

Cũng có quan điểm cho rằng các loại kem chống nắng có màu (như kem BB) có thể ngăn ngừa ánh sáng mà mắt thường nhìn thấy hiệu quả hơn việc ngăn ngừa tái phát.

Ngược lại, Mỹ phẩm là một trong những nguyên nhân gây ra nám da, được thể hiện trong luận văn . Hơn nữa, KenichirouKasai của cũng cho rằng nguyên nhân gây ra nám là do ‘phá vỡ rào cản bởi các vết nứt mãn tính’. Nói cách khác, hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ bởi sự tác động mãn tính từ mỹ phẩm, do đó gây nên nám để bảo vệ da giống như PIH (tình trạng tăng sắc tố sau viêm).

Kasai, một bác sĩ y khoa Nhật Bản, đã kiểm trả các bệnh nhân nám da và tìm thấy những xu hướng thú vị (tác động mãn tính) ở những bệnh nhân nám này. Nói cách khác, chúng tôi quan sát thấy có ‘sự phá hủy hàng rào bảo vệ da’ ở khu vực bị tổn thương, và không có ‘Sự phá vỡ hàng rào bảo vệ da’ ở khu vực không bị nám của bệnh nhân nám.

Hình 11-1 Triệu chứng- Tần suất phát sinh
Hình 11-1 Triệu chứng- Tần suất phát sinh

Ngoài ra, chúng tôi còn thấy rằng, nám da giảm đi đi đôi với các phương pháp giảm sự phá hủy hàng rào bảo vệ, nám nặng hơn khi có các phương pháp làm sự phá hủy hàng rào bảo vệ tệ hơn.Và độ tuổi bị nám da cũng đồng nhất với độ tuổi ‘trang điểm’ (Hình 11-1).

Kasai cho rằng trang điêm và tẩy trang hăng ngày là nguyên nhân chính gây phá hủy hàng rào bảo vệ da. Ông nói rằng, dùng nhiều loại mỹ phẩm khác nhau để che giấu nám, nhưng ngược lại do để tay lên da, gây phá vỡ hàng rào bảo vệ nên nám da càng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, ông nói rằng các vấn đề liên quan đến da như viêm da, tẩy đỏ, da dị ứng đối VỚI các bệnh nhân nám đều do sự phá vỡ hàng rào bảo vệ da. Vì lý do này, cho nên Kasai suy đoán rằng dù bạn bôi thuốc mỡ trị nám, nhưng gây kích ứng da và tác dụng phụ.

Tuy nhiên, vì những suy đoán này chỉ là gia thuyết dựa trên những quan sát đơn giản, Kasai nói rằng ông đã xuất bản cuốn với hy vọng rằng các thế hệ tương lai sẽ xác nhận lại xem giả thuyết đó là đúng hay không đúng. Theo giả thuyết của Kasai, chúng ta hãy thử tìm hiểu các bài báo khác nhau về việc phá hủy hàng rào bảo vệ da do sự tác động mãn tính gây ra có phải là nguyên nhân hay không.

Đặc điểm mô học của nám da

Để điều trả nguyên nhân của nám da, chúng tôi sẽ kiểm trả các đặc điểm mô học của nám thông qua các bài luận văn khác nhau.

Light Microscopic, ìmmunohisto chemical, ami UltrastnicturalAlterati ons in Patients with Melasma

Grimes và cộng sự đã làm sinh thiết rồi so sánh xung quanh vùng da thường và nám da trên 21 bệnh nhân bị nám. Kết quả cho thấy tế bào viêm nhiễm xâm nhập vào 75% da nám, lắng động melanin trong lớp thượng bì và hạ bì tăng (increased epidennal melanin & dennal melanophages) (Bảng 11-1).

Bảng 11-1 so sánh thông qua mô hóa miễn dịch (immunohistochemiscal staining) và kính hiển vi
Bảng 11-1 so sánh thông qua mô hóa miễn dịch (immunohistochemiscal staining) và kính hiển vi

Số lượng melanocytes không thay đổi về mặt thống kê, nhưng melanocytes được tăng lên trong keratinocytes và melanocytes tăng dưới kính hiển vi điện tử. số lượng dendrite trên mỗi melanocyte tăng so với da bình thường. Da thường 5,28 ± 1,85, da nám 7,55 ± 2,53, p <0,05).

Tóm lại, da nám được kết cấu bởi các tế bào sắc tố melanocytes hoạt hóa (melocytes ‘hyperactive’) với sự gia tăng melanogen, dẫn đến tăng melanin thượng bì và phát sinh melanogen ở lớp hạ bì (increased epidermal melanin & dermal melanophages).

Melasma: histopathological characteristics in 56 Korean patients

Kang và cộng sự đã kiểm trả kết cấu da và so sánh da bình thường và da nám với 56 bệnh nhân Hàn Quốc đang bị nám.

Kết quả cho thấy melanin tăng đáng kể trong toàn bộ lớp thượng bì của da nám (Bảng 11-2), đặc biệt là ở màng đáy thượng bì. Ngoài ra, thoái hóa elastin do ánh sáng (solar elastosis) tăng đáng kể ở da nám so với da bình thường (Bảng 11-3).

Bảng 11-2 so sánh nồng độ melanin ở vùng da bị nám và vùng da bình thường
Bảng 11-2 so sánh nồng độ melanin ở vùng da bị nám và vùng da bình thường
Bảng 11-3 so sánh kết quả kiểm tra kết cấu vùng da bình thường xung quanh và vùng da bị nám
Bảng 11-3 so sánh kết quả kiểm tra kết cấu vùng da bình thường xung quanh và vùng da bị nám

Hơn nữa, khi kiểm trả bằng kính hiển vi điện tử. các tế bào melanocytes của da nám có nhiều ribosome, rough endoplasmic reticulum, Golgi apparatus và mitochondria nhiều hơn so với các tế bào melanocytes binh thường (I lình 11-2), Nói cách khác, các tế bào melanocytes trong da nám hoạt động mạnh hơn so với da bình thường để tạo ra nhiều melanocytes (activated melanocyte).

Hình 11-2 Sơ đồ kinh hiển vi điện tử A. Tế bào Melenin của da bình thường, B. Tế bào Melenin của da nám — mitochơndria, Golgi apparatus, rough endoplasmic reticulum, ribosome tất cả đều đang tăng.
Hình 11-2 Sơ đồ kinh hiển vi điện tử
A. Tế bào Melenin của da bình thường, B. Tế bào Melenin của da nám — mitochơndria, Golgi apparatus, rough endoplasmic reticulum, ribosome tất cả đều đang tăng.

In vivo reflectance confocal microscopy detects pigmentary change in melasma at a cellular level resolution

K.ang và cộng sự đã sử dụng RCM để quan sát da trong một mặt cắt ngang và so sánh nó với kết quả sinh thiết trong một mặt cắt dọc. Kết quả như sau.

1. So với da thường, có thể thấy da nám các sắc tố mellanin tăng và rete ridge trở nên bằng phẳng. Hiện tượng rete ridge là hiện tượng da bị lão hóa (flattened rete ridges)

2. Các tế bào mellarnin tạo thành nhiều nhánh và kích hoạt (activated melanocyte).

3. Có thể thấy dropping cells là tế bào melanin rớt lớp thượng bì vào lóp hạ bì (Protruded melanocytes).

4. Có thể quan sát được thực bào( melanophage) trong lớp hạ bì. Melanin (melanophages in the dermis)

5. Có thể quan sát được solar elastosis được phát hiện do lão hóa và viêm trong lớp hạ bì và có thể thấy gia tăng mạch máu mà được quan sát khi viêm.( a significant increase in solar elastosis and blood vessels in the dermis)

6. Cuối cùng, các tế bào thực bào melanin (melanophage) được tìm thấy trong lớp hạ bì, nhưng chỉ được tìm thấy ở một số khu vực nám cho dù khuếch đại bằng kính hiển vi cũng chỉ thấy được một phần thực bào melanin. (Melanophages inthe dermis, very heterogenous).

Các luận gần đây về nguyên nhân nám da:

Lần này tôi sẽ xem xét một vài luận án đề cập tới các nguyên nhân gây nám da.

Inflammatory features of melasma lesions in Asian ski

Noh và cộng sự qua khảo sát 197 bệnh nhân bị nám da so sánh thông qua việc kiểm trả các mô và phân chia thành hai nhóm: nhóm không viêm (noninflammatory group) và nhóm viêm (inflammatory 2roup)

Câu hỏi khảo có tổng 31 hạng mục. theo dõi các nhân tổ cho thấy phản ứng viêm và nhân tố gây nám da nặng hơn. Phản ứng viêm da có 7 loại triệu chứng như: Ngứa (itching/tingling sensation), khô (dryness),giãn tĩnh mạch/ bản đỏ (erythema/telangiectasia), trường hợp có 5 mục bất thường được phân loại thành nhóm viêm (inflammatory) ( bảng 11-4)

Bảng 11-4 Các hạng mục phản ứng viêm trong các kết quả nhận được từ khảo sát
Bảng 11-4 Các hạng mục phản ứng viêm trong các kết quả nhận được từ khảo sát

Theo kết quả khảo sát nhóm viêm có tổng 50 người, bệnh nhân nám da chiếm 25.4%. Kết quả kiểm trả mô cho thấy, tại nhóm viêm màng đáy có sự phá vỡ (basement membrane disruption), mào thượng bì (rete ridge) phẳng hơn (rete ridge flattening), sắc tố của lớp cơ sỡ sẫm hơn (basal hyperpigmentation) so với nhóm không bị viêm. Thêm nữa việc xâm nhập tế bào viêm (inflammatory cell infiltration) và solar clastosis nghiêm trọng hơn trong nhóm viêm.

Bảng 11-5 Comparative histological features (mean ± standard deviation) of biopsy specimens from korean women with melasma (using hematoxylin and eosin, Fontana -Masson, and diastase-periodic acid-Schiff stains) n = 19
Bảng 11-5 Comparative histological features (mean ± standard deviation) of biopsy specimens from korean women with melasma (using hematoxylin and eosin, Fontana -Masson, and diastase-periodic acid-Schiff stains) n = 19

Kiểm tra hóa mô miễn dịch cũng cho thấy CD68 melanophages, CD117 mast cells là tế bào viêm và LCA leukocytes đã tăng lên đáng kể trong nhóm viêm (bảng 1 1-6)

Bảng 11-6 Histological features of biopsy specimens from patients in the non-inflam Tmatory And inflammatory groups. The mean ± standard deviation of the number of positive cells in shown. Cells were manually eounted in three fields at a magnification of *200. H&E, hematoxylin and eosin; leukocyte common antigen. *P<0.05
Bảng 11-6 Histological features of biopsy specimens from patients in the non-inflam
Tmatory And inflammatory groups
The mean ± standard deviation of the number of positive cells in shown. Cells were manually eounted in three fields at a magnification of *200. H&E, hematoxylin and eosin; leukocyte common antigen. *P<0.05

Các tác giả cho rằng viêm là nguyên nhân chính của nám cùng với đó là hooc – môn và tia tử ngoại cũng gây nám. Do đó. họ chia thành nám không viêm và nám viêm rồi đưa ra các cách điều trị khác nhau.

The dermal stem cell factor and c-kit are overexpressed in m el ism a

Kang và cộng sự tiến hành một nghiên cứu hóa mô miễn dịch về nám và xung quanh vùng da bình thường trên 52 bệnh nhân bị nám, chia ra đo Stem Cell Factor (SCF) và c-kit là thụ thể (receptor) của SCF tại thượng bì và lớp hạ bì. SCF được biết đến như là một cytokine tổng hợp melanogenesis.SCF quan sát được keratinocyte tại lớp thượng bì, trong các nguyên bào sợi đứng (fibroblast) ở lớp hạ bì.

SCF tại lớp da nám là 0.014±0.012 và ở da bình thường là 0.005±0.004, trong da bị nám SCF của lớp hạ bì tăng lên (P=0.5)

Mặt khác, c-kit của lớp thượng bì trong tế bào nám là 0.14±0.0I7 và ở da bình thường là 0.08±0.06, c-kit ở lớp thượng bì trong da nám được gia tăng (P<0.005). Vả lại, nồng độ c-kit trên một đơn vị diện tích của lớp thượng bì là 25.375 ± 1023 ở da nám và 18.124 ± 1044 ở da thường , theo thống kê nồng độ C-kit tại lớp nám thượng bì tăng (P<0.005). Nhưng nồng độ C-kit lớp hạ bì không có chênh lệch lệch ở da nám và da thường lần lượt là 3.13± 6.0cm-l, 2.75±4.8cm-l. Nói cách khác, SCF tạo ra melanin thấy tăng lên trong nguyên bào sợi (dermal fibroblasts) của lớp hạ bì chứ không phài là lớp thượng bì. Với trường hợp phát hiện SCF trong lớp hạ bì có liên quan tới chứng viêm, bởi vì bị viêm nên bài tiết SCF trong nguyên bào sợi lớp hạ bì. Ngược lại, c-kit là receptor của SCF chỉ thấy có trong lớp thượng Bì mà không phải là hạ bì. Tóm lại, có thể suy đoán rằng nám do viêm lớp hạ bì nên SCF tại lớp hạ bì tăng lên và kết hợp với các c-kit của tế bào hình thành sừng lớp thượng bì rồi sản sinh ra melanin (melanogenesis).

Dựa trên kết quả của bài báo này, có thể nghĩ rằng viêm lớp hạ bì tạo ra sắc tố thượng bì. Cùng có thể giả định rằng lớp thượng bì và hạ bì có liên quan đến nhau.

The vascular characteristics of melasma

Kim và các cộng sự đã điều trả VEGF (vascular endothelial growth factor) là nhân tố hình thành mạch máu (major angiogenic factor) chính của da. Phương pháp đầu tiên, thông qua máy đo, đo được giá trị a* Khi xuất hiện ban đỏ và lần hai so sánh bằng sinh thiết vùng da bình thường và vùng da nám với 50 bệnh nhân nữ người Hàn Quốc bị nám da, lần ba thông qua kiểm trả hóa mô miễn dịch thì đo được factor V11 Ia-related angtigen và EGF. Kết quả cho thấy Giá trị a* của gò má phía bên phải và bên trái da bình thường lần lượt là 10.24il.35 và 10.53± 1.73, giá trị a* của gò má phía bên phải và bên trái da nám lần lượt là 12.92±1.96 1 và 2.78±2.19. Hơn nữa, da nám độ rộng mao mạch là 16.28%, mật độ mao mạch 33.89%, diện tích mạch máu 68.75% cao hơn so với da bình thường. (Hình 11- 3)

Hình 11-3 Hình ảnh phân tích Factor villa-related Antigen bằng máy tính Độ rộng mao mạch (A) và mật độ mạch máu (B) Theo thống kê diện tích mao mạch (C) chiếm tăng lên trong da nám
Hình 11-3 Hình ảnh phân tích Factor villa-related Antigen bằng máy tính
Độ rộng mao mạch (A) và mật độ mạch máu (B)
Theo thống kê diện tích mao mạch (C) chiếm tăng lên trong da nám

Theo ý nghĩa thống kê số lượng mạch máu và mức độ sắc tố nám có mối tương quan với nhau. (Bảng 11-7).

Bảng 11-7 Mối quan hệ giữa sắc tố thượng bì và mao mạch
Bảng 11-7 Mối quan hệ giữa sắc tố thượng bì và mao mạch

Cuối cùng, VEGF được tìm thấy là 0,137 ±0.125 ở da bình thường và 0,270 ± 0,237 ở da nám, và nồng độ VEGF ở da nám là 0.270±0.237, cao hơn so với da bình thường(P = 0,034).

Trong một bài viết phân tích kết quả bất thường và đưa ra ý kiến như sau:

‘Tăng cường mạch máu (increased vascularization) vì là kết quả đặc hiệu của quá trình lão hóa nên có thể nghĩ răng nó là kiểu hình độc đáo (unique phenotype) do quang hóa mà nám cũng không phải là bệnh sắc tố thượng bì. Như vậy, cho chúng ta thấy rằng nám không phải chỉ cần điều trị sắc tố cũng cần điều trị mao mạch (anti-anqiogenic) và chống lão hóa (anti-anging)’.

Solar elastosis presence of must cells as key feature in the pathogenesis of melasma

Hernadez-Barrera và các cộng sự của mình đã so sánh sinh thiết trên 27 bệnh nhân nám và phân tích chênh lệch solar elastosis và tế bào mast (mast cell) bằng máy tính. Kết quả nhận được solar elastosis có trong da nám và thường lần lượt là 13.3±2.8% và 10.2±2.9%. Theo ý nghĩa thống kê cao hơn so với da nám (p <0.01). Tế bào mast có trong da nám và thường lần lượt là 173 ±57% và 145±57% cũng như vậy nó cao hơn trong da nám((P=0.04).

Bài viết này cho thấy solar elastosis được thấy ở lớp hạ bì và tế bào mỡ tăng lên, như đã thấy trong, Phát hiện mô học của nám da. Solar elastosis được biết đến chủ yếu là do quang hóa (photoaging), vì vậy có thể coi rằng quang hóa đóng một vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của các đốm nám. Trong bài báo trước, hiện tượng tăng lên các mạch máu được cho rằng do quang hóa. Tuy nhiên, tôi nghi ngờ rằng Solar elastosis và các mạch máu tăng lên do nám da có thể là do tổn thương ở lớp hạ bì do sự kích thích và viêm khác nhau, không chỉ do tia cực tím.

Vai trò của tế bào mỡ trong da nám chưa được biết đến, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng histamine đóng vai trò trong sự hình thành melanogen. Nói cách khác, tia UV làm tăng bài tiết histamine trong tế bào mỡ và histamine thúc đẩy sự tăng sinh và di chuyển của melanocyte. Ngoài ra còn có một bài báo về mối quan hệ giữa các tế bào mỡ và quang hóa, cho thấy rằng có sự gia tăng đáng kể các tế bào mỡ trong da được quang hóa. Do đó, một số bài báo xem xét vai trò của các tế bào mỡ trong vùng da nám như trong Hình 11-4.

Hình 11-4 Vai trò của tế bào mast trong quá trình quang hóa và tổng hợp,mellanin
Hình 11-4 Vai trò của tế bào mast trong quá trình quang hóa và tổng hợp,mellanin

Chức năng của hàng rào bảo vệ da bị khiếm khuyết và không kiểm soát sắc tố (Defectivebarrierfunetion & pigment incontinence)

Defective barrier f’miction in melasma skin

Lee và cộng sự của mình đã nghiên cứu so sánh xung quanh vùng da bình thường và nám để xác nhận chức năng hàng rào bảo vệ da trên 16 bệnh nhân bị nám da. Kết quả cho thấy độ ẩm của lớp sừng ngược lại cao tại phẩn nám và mất nước qua thượng bì (TEWL-Trans-Epidermal Water Loss) không khác biệt giữa hai phần. (Hình I1-5)

Hình 11-5 Đặc điểm của lớp sừng cơ bản (Basal Stratum Corneum)
Hình 11-5 Đặc điểm của lớp sừng cơ bản (Basal Stratum Corneum)

Sau khi lặp đi lặp lại 5 lần viêc gắn rồi tháo băng dính trên da thì xác nhận TEWL đo được tăng lên tại phần nám (hình 11-6). Vì thế có thể thấy được lực hồi phục da tại phần nám giảm.

Hình 11-6 Chức năng hàng rào thẩm thấu của thượng bì Sau khi lặp lại 5 lần gắn- tháo băng dính trên da TEWL đã đo. Tại da nám TEWL đã tăng tương đối. Đặc biệt, ở da nám có thể thấy hồi phục trể sau 5 giờ (P
Hình 11-6 Chức năng hàng rào thẩm thấu của thượng bì
Sau khi lặp lại 5 lần gắn- tháo băng dính trên da TEWL đã đo. Tại da nám TEWL đã tăng tương đối. Đặc biệt, ở da nám có thể thấy hồi phục trể sau 5 giờ (P<0,05)

Trong 16 bệnh nhân đã tiến hành sinh thiết 11 người, có thể thấy rằng lớp sừng (stratum corneum) tại vùng bị nám mỏng hơn so với da bình thường (nám, 10.4±2.9pm.Da bình thường , 14.5±5.5pm, p=0.052). Ngoài ra, có thể thấy mối quan hệ tỉ lệ thuận với tốc tộ hồi phục hàng rào bảo vệ (barrier recovery rate) và độ dày lớp sừng (corrclation coefficient, 0.721). Cuối cùng, 6 trong số 1 1 bệnh nhân trải qua sinh thiết cho thấy PPAR-a là nguyên tố quan trọng cho việc chuyển hóa lipid ngày càng thấp.

Two cases of melasma with unusual histopathologic findings

Shin và đồng nghiệp đã báo cáo trường hợp về hai bệnh nhân có mô học đặc biệt. Bệnh nhân đầu tiên cho thấy kết quả mô học tế bào mellanin của lớp sừng và tế bào hình thành sừng đột nhiên xuất hiện tại lớp hạ bì. Bệnh nhân thứ hai cho thấy dermal melanocytosis mà tế bào melanin có trong lớp hạ bì. Tức tế bào mellanin tồn tại ở lớp hạ bì cùng với Ota’s nevus hoặc ABNOM. Tuy nhiên, các tế bào mellnin nằm ở độ sâu 1,3±0.1 ram trong Ota’s nevus nhưng trường hợp của bệnh nhân này các tế bào melanin nằm 0.35mm rất thấp so với Ota’s nevus

Tổng hợp lại kết quả mô học của hai bệnh nhân, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kéo dài (prolonged sun exposure) sẽ biến thành tình trạng các tế bào melanin thượng bì bị đùn vào lớp hạ bì, cuối cùng nó rơi vào lớp hạ bì dẫn tới hình thành các tế bào melanin trung bì (dermal melanocytosis). Thế nên tác giả kết luận rằng phát hiện mô học khác nhau thì đưa ra cách điều trị khác nhau cho các lớp như thượng bì, hạ bì, màng đáy.

Histocliemical and immunohistochemical study in melasma: evidence of damage in the basal membrane

Torres-Alvarez đã nghiên cứu 24 bệnh nhân nám da trong tổng 48 người, đối chiếu da mông (photoprotected nonlesional skin) và da nám bằng sinh thiết và group A, 24 người còn lại so sánh vùng da binh thường và da nám (group B)

Trong nhóm A, dựa vào kết quả sinh thiết bởi nhiễm sắc thể PAS (Periodic acid – Schiff stain) thì 3 (12.5%) trong 24 người thấy biến mất hoàn toàn (total absence) của màng cơ sở (basement membrane), 87.5% đã thấy không có hoặc bị phá hủy một phần màng đáy. Tỷ lệ mất màng đáy ở mỗi sinh thiết là 25.85±11 %.

Trong nhóm B, xem kết quả sinh thiết bởi nhiễm sắc thể PAS có 3 người (12.5%) mất hoàn toàn (total absence) màng đáy, mô cho thấy màng đáy bị tổn thương trong da nám là 95.8% cao hơn so với da bình thường (58.3%). hơn nữa, tỷ lệ mất màng đáy của mỗi mô là 23±12% cao hơn đáng kể so với da bình thường (15±7%). (P <0.002). Theo kết quả kiểm trả mô học miễn dịch về anti-collagen IV thì tương tự mô cho thấy màng đáy bị tổn thương trong da nám là 83% cao hơn so với da bình thường (66%). Thèm nữa, theo thống kê cho thấy tỷ lệ mất màng đáy của mỗi mô là 19.3±14.4% % cao hơn đáng kể so với da bình thường (10± 14.8%) (PO.054).

Không kiểm soát sắc tố (Pigment incontinence) là một hiện tượng mô học của sự tích tụ melanin ở lớp hạ bì. Thông thường, lớp hạ bì bình thường không có sắc tố nhưng lý do tích tụ melanin được biết có liên quan tới màng đáy (basal layer) và màng đáy (basement membrane) bị tổn thương. Tức do tình trạng viêm của màng đáy màng đáy và màng đáy bị hư hại, tế bào melanin hoặc tế bào hình thành sừng có chứa melanin rớt vào hạ bì. Về mặt mô học, có thể quan sát thấy sự thực bào (melanophage) melanin nuốt lấy túi sắc tố (melanosome) và tế bào mellarin (melanocyte) trong lớp trung bì. (Hình 11- 7,11-8,11-9)

Hình 11-7 Hình ảnh điển hình màng đáy basement membrane bị hư hại.
Hình 11-7 Hình ảnh điển hình màng đáy basement membrane bị hư hại.
Hình 11-8 Hình ảnh minh họa khi màng đáy bị hư hại tế bào bình thành sừng và tế bào melanin bị đùn qua (protruded) lớp hạ,bì.
Hình 11-8 Hình ảnh minh họa khi màng đáy bị hư hại tế bào bình thành sừng và tế bào melanin bị đùn qua (protruded) lớp hạ,bì.
Hình 11-9 Hình minh họa kết quả thực bào (melanophage) melanin nuốt lấy melanosome và tế bào mellarin (melanocyte) trong lớp hạ bì
Hình 11-9 Hình minh họa kết quả thực bào (melanophage) melanin nuốt lấy melanosome và tế bào mellarin (melanocyte) trong lớp hạ bì
Hình 11-10 Hình minh họa kết quả mô học hỗn hợp da nám.
Hình 11-10 Hình minh họa kết quả mô học hỗn hợp da nám.

Trong hai bài luận trên, cũng có thể quan sát được pigment incontinence trong nám da. về mặt mô học, dựa theo vị trí của sắc tố mellanin nó có thể chia nám da thành những loại: hỗn hợp (mixed type), trung bì (dermal type) và thượng bì (epidermal type), khi suy xét hình thành pigment incontinence thấy trong nám, thông thường nám da đang tồn tại dưới loại thượng bì thì đó là pigment incontinence nên không phải suy đoán nó tiến triển thành loại hạ bì, hỗn hợp (hình 11-10). Cho nên trong nám da, nám loại hỗn hợp và loại thượng bì rất nhiều, nám loại hạ bì nguyên chất ít.

Ngoài ra, điều trị nám da rất khó và lí do tái phát là vì pigment incontinence và hư hại màng đáy. Cho nên để ngăn ngừa tái phát nám và để cải thiện kết quả lâu dài, cần phải thực hiện những phẫu thuật có thể hồi phục màng đáy.

Da nhạy cảm (SensitiveSkin)

Trong cuốn sách được xuất bản bởi Hiệp hội Y khoa Laser Ọuốc tế, đang giải thích như sau về nám da.

‘Vết nám hình thành từ phản ứng viêm (subclinical, i.e., invisible, mildinflammation) nhẹ tức là mắt thường không nhìn thấy. Nói cách khác nám da có thể gọi là da nhạy cảm (sensitive skill).’

Tôi cũng thấy rằng bệnh nhân bị nám da nhạy cảm hơn so với những bệnh nhân khác, Theo kinh nghiệm của tôi những bệnh nhân da mẫn cảm trong số những người bị nám rất khó điều trị. Thêm nữa, những bệnh nhân da mẫn cảm phát sinh nám và cho dù những bệnh nhân da mẫn cảm không có nám tôi cũng điều trị theo tiêu chuẩn nám.

Nguyên nhân nám được suy luận

Các kết quả mô học được tóm tắt trong bảng 11-8

Bảng 11-8 Những kết quả mô học của nám da
Histological findings in melasma
1. Lớp thượng bì mỏng, nhú chân bì bị phẳng ( Epidermal thinina.rete ridge flattening)
2. Có tăng sắc tố thượng bì.
3. Melanocytes hoạt động trong lớp thượng bì. (Activated melanocytes in the epidermis.)
4. Màng đáy bị phá vỡ melanocytes nhô ra. (Damage in basement membrane. Protruded melanocytes.)
5. Melanophages trong lớp trung bì. Rất không đồng nhất. (Melanophages in the dermis. Very heterogenous.)
6.Sự gia tăng tổn hại elastin do ánh mặt trời và mạch máu ở lớp trung bì. (A significant increase in solar elastosis and blood vessels in the dermis.)
7. Sự xâm nhập của tế bào lympo.xâm nhập tế bào mast (Perivascular lymphohistocytic infiltrate, mast Cell infiltration)_

Một lần nữa, nguyên nhân cơ bản, mô học và tổng hợp các tài liệu đưa ra đưa dấu hiệu hiệu hình thành nguyên nhân dược tóm tắt trong hình 11-9.

Bảng 11-9
Nguyên nhân phát sinh nám Cơ chế phát sinh nám
Di truyền, hormone, uv, mỹ phẩm, Viêm,v…v… (Genetics, hormone, uv, cosmetics, etc Inflammation) 1. Rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ(Epidermal Barrier dysfunction)
2. Màng tế bào bị phá vỡ(Basement membrane disruption)
3. Viêm da(Dermal inflammation)
4. Tăng sắc tố thượng bì( Epidermal hyperpigmentation)

Dựa vào bảng 11-9 tôi đã suy ra cơ chế phát sinh nám như sau:

‘Những bệnh nhân có da nhạy cảm do hooc-môn hay di truyền có chứng viêm kích ứng mãn như mỹ phẩm hoặc tia tử ngoại nên hàng rào thượng bì bị vỡ , màng đáy(basement membrane) cũng bị phá vỡ và đến lớp hạ bì phát sinh viêm nhiễm. Để bảo vệ da bị tổn thương như vậy, những sắc tố trên lớp thượng bì tăng lên là cơ chế gây nám’.

Nếu vậy phải điều trị nám như thế nào?

Đầu tiên, do di truyền chúng tôi không co cách nào hết nhưng do hooc-môn vì nám có liên quan tới Estrogen nên những bệnh nhân sử dụng thuốc tránh thai nên sử dụng thuốc tránh thai Estrogen liều thấp (ví dụ như Yaz). Ngoài ra, phải tuyệt đối ngăn các tia tử ngoại và không gây kích ứng da.

Tiếp theo, để khồi phục da bị hư hại thì tất cả các lớp thượng bì, màng đáy và hạ bì phải được tái tạo, cùng phải giảm viêm lớp hạ bì. Nghĩa là phải cải thiện toàn bộ da. Cuối cùng giảm hoạt động của tế bào mellanin, chính những sắc tố không được tạo thành và sẽ phải loại bỏ những sắc tố hiện có. Chị em có thể kết hợp sử dụng các dòng sản phẩm serum trị nám hiệu quả trên thị trường.

Kết luận

Tác giả suy nghĩ về nguyên nhân nám ‘phá hủy hàng rào bảo vệ bởi quá kích thích mãn tính (cọ xát)’ giống với Kenichirou Kasai. Tuy nhiên trong suy nghĩ của Tác giả chỉ tham khảo chỉnh lí những bài viết đưa ra nguyên nhân gây nám và những bài nghiên cứu kết quả mô học nám ở giả thuyết Kasai.vẫn chỉ là những giả thuyết. Chỉ là một bước tiến triển hơn Kasai. Giống với Kasai là một bác sĩ còn hạn chế không thể nghiên cứu thử nghiệm hoặc lâm sàn. sắp tới chúng tôi mong được nhìn thấy cơ chế phát sinh chính xác thông qua những nghiên cứu khác.

Tài liệu tham khảo:

Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo

Xem thêm:

Tiêm cấp ẩm (Hydrating injection)

Hàng rào bảo vệ da (skin barrier)

Hàng rào bảo vệ da và bệnh lý về da

Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.