Nếp nhăn (wrinkle/rhytide) theo như trong từ điển được hiểu là những đường được hình thành do sự suy yếu của da. Giải thích về mặt y học, điều đó có nghĩa là các sợi collagen và elastin trong lớp trung bì da bị chịu tổn thương và từ đó nếp nhăn được hình thành trên bề mặt da khi chúng không được phục hồi đúng cách.
Nếp nhăn có thể xảy ra vì một số lý do, hầu hết trong số đó liên quan đến lão hóa da, ngoài ra còn do tiếp xúc với tia cực tím, ô nhiễm môi trường, hút thuốc, thói quen ngu. biểu hiện trên khuôn mặt, thay đổi cân nặng đột ngột hoặc thiếu độ ẩm tạm thời. Các nguyên nhân chính của sự lão hóa (aging) được biểu hiện như sau.
1. Yếu tố sinh học (Biological Factor)
(1) Các yếu tố di truyền cố định, không thể thay đổi
2. Yếu tố môi trường (Environmental Factor)
(1) Phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời (sunlight exposure)
(2) Sự ô nhiễm (pollution)
(3) Khói thuốc lá (nicotine)
3. Yếu tố cơ học (Mechanical factor)
(1) Sự lặp di lặp lại các chuyển động cơ (repetitive muscle movements)
4. Các yếu tố khác
(1) Chế độ ăn (diet)
(2) Tư thế ngủ (sleep patterns)
(3) Các bệnh mắc phải (morbidity)
(4) Yếu tố tâm lý (mental factors)
(5) Hormones
Những nếp nhăn và hàng rào bảo vệ da cũng lại được hiểu và giải thích là do liên quan đến sự lão hóa và thay đổi cấu trúc da. Như sẽ được giải thích ở nội dung phía sau. có thể nói rằng việc ngăn ngừa lão hóa và kéo dài cấu trúc hàng rào bình thường của da là một phương pháp điều trị ngăn ngừa hoặc làm giảm nếp nhăn.
Hãy nhìn vào sự lão hóa và cấu trúc da, khi da bị lão hóa, mật độ cấu trúc của da giảm dần và chức năng của da dần bị suy giảm.
Cấu trúc liên quan đến lão hóa (hình trên) được hiểu như sau
1. Stratum corneum (Lớp sừng)
(1) Thành phần lipid giảm tới 65%.
(2) Độ ẩm ít và khô nghiêm trọng.
2. Epidermis (thượng bì)
(1) Bề dày da giảm, đặc biệt là ở mặt, cổ, thân trên, tay và cánh tay.
– Giảm 6,4% sau 10 năm.
– Đặc biệt đối với nữ giới hiện tượng này nghiêm trọng hơn.
(2) Epidermal Turnover (chu trình thay mới của lớp thượng bì) chậm lại.
– Tế bào keratinocyte nhỏ lại ròi phình ra, ngược lại comeocyte phình ra.
(3) Cứ sau 10 năm, số tế bào sắc tố melanocytes giảm 8-10%.
– Các đốm sắc tố (aging spots) bắt đầu xuất hiện không đều và lốm đốm trên cơ thể.
(4) Số lượng tế bào Langerhans giảm và khả năng miễn dịch giảm.
(5) Thành phần axit amin thay đổi, làm giảm các yếu tố làm ẩm da tự nhiên (Natural Moisturizing Factor-NMF) trên bề mặt.
– Giảm khả năng giữ ẩm
(6) Suy giảm khả năng tái tạo thượng bì da.
– Không dễ dàng làm lành vết thương.
3. Dermal-Epidermal Junction (.Mối nối thượng-trung bì)
Nhú trung bì (Dermal papillae) trở nên phẳng.
– Sự tương tác giữa lớp thượng bì và trung bì yếu đi, sự trao đổi cung cấp dinh dưỡng và oxy kém.
– Xuất hiện dermo-epidermal separation gây thúc đẩy sự hình thành nếp nhăn.
– Khả năng chiu áp lực xung quanh yếu đi và dễ bị tổn thương.
4. Trung bì
(1) Độ dày của lớp trung bì giảm (co thắt).
(2) Số lượng mạch máu và tế bào giảm.
(3) Lượng Glycosaminoglycans (GAG) giảm.
(4) Cấu trúc của các tuyển mồ hôi bị biến dạng và số lượng các tuyến hoạt động giảm.
(5) Pacinian Mesissner’s corpuscle giảm dẫn đến cảm giác với những va chạm nhẹ và áp lực giảm theo.
(6) Mast cell (dưỡng bào) và fibroblast (nguyên bào sợi dạng hoạt động) giảm.
– Hyaluronic acid và interfibrillary ground substances khác cùng giảm.
– Quá trình tổng hợp và sửa chữa collagen cũng giảm.
(7) Sợi Elastin bị phá vỡ, quá trình canxi hóa (calcification) xuất hiện và da bị dãn ra và cứng lại.
© Hay xảy ra hiện tượng dễ bị rách và tổn thương.
© Khi da bị để ép dưới áp lực hoặc rách phải mất một thời gian dài để da trở lại trạng thái ban đầu.
5. Hạ bì (Hypodermis)
(1) Sự phân bố của chất béo dưới da thay đổi.
– Mỡ dưới da ở tứ chi của bàn tay, bàn chân và khuôn mặt bị giảm.
– Mỡ dưới da ở khu vực trung tâm như đùi và bụng tăng.
6. Phần phụ thuộc da (Appendages)
(1) Các sắc tố của tóc giảm.
(2) Tóc yếu đi.
(3) Số lượng tuyến mồ hôi giảm.
Dưới đây là một số tính năng đặc biệt liên quan đến hàng rào bảo vệ da.
Chức năng hàng rào bảo vệ da ở da lão hóa ít rõ rệt hơn so với những thay đổi trong các cấu trúc da khác và dường như tương đối không nghiêm trọng. Thậm chí sự mất nước qua da (TEWL-Transepidermal Water Loss) giảm theo tuổi. Vì vậy, thật dễ dàng để nghĩ rằng cuối cùng nước sẽ bay hơi ít hơn, nhưng TEWL cũng giảm vì lượng nước bị mất ít hơn. Đương nhiên, khả năng phục hồi TEWL thông qua các hoạt động đóng kín khác cũng sẽ làm giảm khả năng phục hồi. Trong môi trường bình thường, chức năng rào cản có thể thực hiện bình thường, nhưng khi được đặt trong một môi trường chịu stress nhất định, chức năng bảo vệ da bị giảm xuống. Nhưng cần phải lưu ý rằng, tùy vào từng trường hợp mà chức năng rào cản hoặt động sẽ khác nhau nhưng khi đặt trong môi trường khắc nghiệt, TEWL cũng có thể bị tăng một cách cường chế ngay cả khi không có đủ nước cho quá trình lão hóa và bay hơi.
Da chiếm một phần sáu thể trọng cơ thể, vì vậy quá trình lão hóa dễ đựơc nhìn thấy một cách trực tiếp. Da là một cơ quan được xem như tấm rào chắn rất mạnh mẽ và kiên cố, nhưng khi chúng ta già đi, cấu trúc rào cản này dần bị phá vỡ, và độ đàn hồi và khả năng phục hồi giảm. Điều này sẽ khiến bạn dễ bị yếu đi, nhiễm bệnh và xuất hiện nếp nhăn hơn.
Khi xu thế dân số cao tuổi trên thế giới đang ngày càng gia tăng và tuổi thọ cũng ngày được nâng lên chúng ta không chỉ đơn giản là giảm hoặc ngăn ngừa nếp nhăn để làm cho cuộc sống còn lại của chúng ta tươi đẹp và khỏe mạnh hơn mà chúng ta cần hưởng đến một khác niệm toàn diện hơn đó là duy trì một làn da khỏe mạnh. Trước tiên chúng ta sẽ nói về phương pháp đầu tiên có thể ngăn ngừa lão hóa. Dó là giảm thiểu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, không hút thuốc, có thói quen ngủ đúng cách, duy trì cân nặng phù hợp, duy trì vẻ ngoài tươi sáng.
Luôn quản lý, duy trì độ ẩm thích hợp cho da bằng cách để ý đến môi trường xung quanh, bật máy duy trì độ ẩm phòng.
Phương pháp thứ hai, phương pháp được sử dụng phổ biến nhất đó là sử dụng botulinum, có thể làm tê liệt cơ học hoạt động của cơ bắp, do đó làm giảm việc sử dụng cơ bắp và giảm nếp nhăn.
Phương pháp thứ ba, là điều trị lão hóa tại chỗ (topical anti-aging treatment), đây là phương pháp bôi những thành phần cấu tạo da, chất dần xuất vitamin hay hocmon.
1. Chất dẫn xuất vitamin c hay A(Retinoid)
2. Vitamin B3 (Niacinamid)
Cải thiện đốm nhỏ, vết nhăn nhỏ, sắc tố da, vv
3. Vitamin B5 (Dapidanthenol) và Vitamin E, Vitamin Bl2 (Cyanocobalamin)
(1) Tăng lipid của lớp sừng và các phân tử protein linh hoạt (molecular mobility protein)
(2) Tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ da, giữ ẩm, chống viêm và làm dịu da hiệu quả
(3) Đẩy mạnh quá trình lành thương (wound healing), tái tạo da (skin regeneration)
(4) Khả năng giảm đau
4. Isotlavone chiết xuất từ đậu nành làm gia tăng số lượng nhú chân bì (dermal papillae), tăng cường màng đáy (dermal-epidermal junction)
5. GAGs
(1) Hyaluronic acid tiêu biểu
Những chất bôi này bổ sung lượng lipid và độ ẩm đang bị giảm, tác động đến TEWL, và cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cần thiết, cũng như các chất cần thiết cho cấu tạo của NMF và ECM ,và có thể làm chậm quá trình phân hủy mô da do lão hóa. Tuy nhiên, so với phương pháp bôi đơn giản thì phương pháp tiêm filler được sử dụng để tiêm chất làm đầy axit hyaluronic vào lớp hạ bì da sẽ tốt hơn đó là điều đương nhiên. Gần đây, một số phương pháp bôi hoặc tiêm thuốc tăng cường da bao gồm nhiều thành phần khác nhau đang thu hút được nhiều sự chú ý.
Ngoài ra, còn có liệu pháp thay thế hormone (estrogen) và liệu pháp tế bào gốc (stem cell therapy) nhưng nó không phù hợp với nội dung sách nên sẽ được lược bỏ.
Tài liệu tham khảo
1. Miranda A. Farage and Kenneth W.Miller, Peter Eisner, Howard I. Maibach, Structural Characteristics of the Aging Skin: A Review. Cutaneous and coular Toxicology
2. Journal of Dermatological Science, Elsevier — Takeo Minetasu, Yuko Yamamoto, Takashi Nagase, Qyumi Naito, Kimie Takehara, Shinju Lizaka, Kazunori Komagata, Lizuan Huang, Gojiro Nakagami, Tomoko Akasc.
Aging enhances maceration-induced ultrastructural alteration of the epidermis and impairment of skin barrier function.
3. American Academy of Dermatology “Causes of Aging” Retrieved 5 March 2013.
4. Ghadially R, Brown BE, Sequeira-Martin SM, Feingold KR, Elias PM. The aged epidermal permeability barrier. Structural, functional, and lipid biochemical abnormalities in humans and a senescent murin model. J Clin Invest 1995;95:2281-2290.
5. Harvell JD, Maibach HI. Percutaneous absoiption and inflammation in aged skin; a review. J Am Acad Dermatol 1994; 194:1015-1021.
6. Saint Leger, D, Francois AM, Lcveque JL, Stoudemayer TJ, Grove GL, Kligman AM. Age associated changes in stratum comeum lipids and ther relation to dryness. Dermatologica 1988; 177:159-164.
7. Neerken S, Lucassen GW, Bisschop MA, Lenderink E, Nujis TAM. Characterization of age-related effects in human skin. A comparative study that applies confocal laser scanning microscopy and optical cogerence tomography. J Boimed Opt 2004; 9:274-281.
8. Bisset DL, Miyamoto K, Sun P, Li J, Berge CA. Topical niacinamide reduces yellowing, wrinkling, red blotchiness and hyperpigmentation spots in aging facial skin. Int J Cosmct Sci. 2004;26:231-238.
9. Draelos ZD, Ertel K, Berge C. Niacinamide-containing facial moisturizer improves skin barrier and benefits subjects with rosacea. Cutis. 2005 76:135-141.
10. Ehrhardt Proksch. Raymond de Bony, Sonja Trapp & Stephanie BoudonTopical Use of dexpanthenol: a 70th anniversary article.
Xem thêm: