Liệu pháp sóng xung kích ngoài cơ thể – Những điều cần biết

Bài viết Liệu pháp sóng xung kích ngoài cơ thể – Những điều cần biết được dịch từ sách “KỸ THUẬT TIÊM CƠ XƯƠNG KHỚP” của tác giả RANDEEP S. AUJLA VÀ PHILIPPA TURNER.

1. DẪN NHẬP

Liệu pháp sóng xung kích ngoài cơ thể (ESWT) là một phương pháp không xâm lấn để điều trị các bất thường ở mô mềm mạn tính vốn nổi tiếng là khó điều trị. Một đợt điều trị kéo dài từ ba đến bốn tuần, là một biện pháp can thiệp an toàn và dễ thực hiện với ưu điểm là ít tác dụng phụ. CHƯƠNG này sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến việc sử dụng liệu pháp sóng xung kích ngoài cơ thể và hiệu quả của nó đối với từng vùng cơ xương khớp.
ESWT đã được sử dụng để điều trị các tình trạng cơ xương khớp trong hơn 20 năm. Sau những thành công của phương pháp này trong điều trị bệnh sỏi thận / sỏi niệu quản, ESWT đã nổi lên như một hình thức trị liệu không xâm lấn và chấp nhận để điều trị các bệnh lý về gân và các bệnh lý cơ xương khớp khác. Khoảng 80% -85% các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng từ cơ sở dữ liệu điều trị vật lý trị liệu (PEDro) đã cho thấy kết quả tích cực khi điều trị bằng ESWT.

2. LIỆU PHÁP SÓNG XUNG KÍCH NGOÀI CƠ THẾ LÀ GÌ?

ESWT là một phương pháp điều trị không xâm lấn, theo đó sóng xung kích được ‘truyền’ qua da đến vùng trị liệu mục tiêu thông qua một đầu dò gắn với thiết bị cầm tay hoặc di động (Hình 10.1). Sóng xung kích là những sóng âm thanh có năng lượng thấp, có thể nghe được, phát thành từng đợt sóng (xung), mỗi lần trị liệu khoảng 3-5 phút. Các dao động tạo ra sự thay đổi áp suất tại mô đích dao động từ 5 tới 120 MPa trong vòng 5 ns. Áp suất chênh lệch này chuyển thành lực cơ học, tác động đến mô để kích hoạt các thay đổi sinh học.

Hình 10.1 Thiết bị trị liệu bằng sóng xung kích ngoài cơ thể cầm tay và di động.
Hình 10.1 Thiết bị trị liệu bằng sóng xung kích ngoài cơ thể cầm tay và di động.

ESWT đã được sử dụng dưới nhiều hình thức trong các nghiên cứu. Có thể lựa chọn loại xung hội tụ hoặc lan tỏa, và cũng có thể chỉnh chế độ năng lượng thấp hoặc cao. Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy xung hội tụ hay lan tỏa ưu việt hơn, nhưng có bằng chứng cho thấy năng lượng không đủ áp vào vùng điều trị sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Quy trình điều trị tối ưu bao gồm ba đến bốn phiên điều trị cách nhau hàng tuần, cung cấp 2000 xung mỗi phiên điều trị.

3. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG?

Cơ chế hoạt động chính xác trên các mô của ESWT vẫn chưa được biết. Nhìn chung, nó được cho là giúp giảm viêm, phá vỡ mô sẹo và kích thích chữa lành tổ chức. Điều này được thực hiện thông qua quá trình tân tạo mạch máu, tác động ức chế trực tiếp lên các cơ quan thụ cảm, kích thích trực tiếp các con đường chữa lành và cơ chế quá kích.
Những thay đổi sinh lý chính được quan sát thấy trong quá trình điều trị là hình thành mạch và dây thần kinh tại chỗ. Người ta cũng đề xuất rằng vi chấn thương cơ học thúc đẩy dòng thác viêm khu trú tại vị trí tác động, và một quá trình dị hóa được kích hoạt để loại bỏ các thành phần mô bị hư hỏng.
Trong các bệnh lý của gân, đã có bằng chứng ủng hộ lý thuyết điều trị giảm đau bằng các kích thích. Sự gia tăng ban đầu sau đó là sự giảm chất P trong thời gian dài ở các khu vực được điều trị đã ủng hộ lý thuyết này. Ngoài ra ESWT còn giúp tăng sản xuất TGFb1 và IGF-1, dẫn đến hoạt hóa tế bào tenocyte, là nguyên liệu để tái lập tổ chức gân mới.

4. CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG

Bằng chứng mạnh:
• Bệnh lý cốt hóa gân cơ chóp xoay vai mạn tính
• Viêm cân gan chân mạn tính
• Bệnh lý gân Achilles

Bằng chứng trung bình:
• Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài mạn tính
• Hội chứng đau mấu chuyển lớn
• Bệnh lý đầu gần gân hố khoeo
• Bệnh lý gân/dây chằng bánh chè
• Gãy rạn xương

Bằng chứng còn hạn chế:
• Viêm mỏm trên lồi cầu trong
• Viêm bao gân đầu dài cơ nhị đầu cánh tay nguyên phát
• Hoại tử chỏm xương đùi

5. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

• Hội chứng đau cơ – mạc

• U ác tính ở vùng chiếu sóng xung kích
• Nhiễm khuẩn tại vùng chiếu
• Mang thai
• Dưới 18 tuổi
• Rối loạn đông máu
• Bất thường thần kinh hoặc mạch máu vùng chiếu
• Đặt máy tạo nhịp/khử rung
• Tiền sử phẫu thuật (CCĐ tương đối)
• Dùng thuốc chống đông, chống kết tập TC (CCĐ tương đối)
• Bệnh lý chèn ép thần kinh ngoại biên (CCĐ tương đối)

6. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN/NGUY CƠ

Thường có một số bệnh nhân than phiền vì đau khi thực hiện trị liệu. Da sau khi điều trị có thể đỏ, bầm tím, sưng tấy và thậm chí giảm cảm giác da. Những tác động này đều là tạm thời và sẽ tự hết trong vòng một tuần. Có báo cáo về đứt gân Achilles 2 tuần sau đợt điều trị ESWT, xảy ra sau té ngã (yếu tố nguy cơ). Bệnh nhân nên được khuyến cáo rằng nếu tổ chức gân yếu hoặc bị thoái hóa, sẽ có một nguy cơ nhỏ bị đứt gân sau ESWT.

7. ỨNG DỤNG LÂM SÀNG

Notarnicola và cộng sự đã đánh giá các yếu tố tiên lượng ở những trường hợp điều trị ESWT thành công với nhiều tình trạng bệnh khác nhau ở 355 bệnh nhân. Họ nhận thấy tỷ lệ thành công tổng thể là 46%; giới tính nam và chỉ số khối cơ thể cao là những yếu tố dự báo điều trị thành công. Điều thú vị là không có sự khác biệt liên quan đến tuổi tác, công việc / hoạt động thể thao, bệnh đồng mắc, loại bệnh lý của gân và mật độ năng lượng của ESWT với kết quả điều trị. Tuy nhiên, nghiên cứu này thực hiện trên bệnh nhân có các nhóm bệnh không đồng nhất, nên vẫn còn hạn chế.

8. VAI

Bệnh lý vôi hóa gân cơ chóp xoay

Tỷ lệ đau vai do tất cả các nguyên nhân trong dân số Vương quốc Anh được ước tính là khoảng 7%, tăng lên 26% ở người cao tuổi. Vôi hóa gân cơ chóp xoay là một bệnh tương đối phổ biến không rõ nguyên nhân, đặc trưng bởi tình trạng lắng đọng tinh thể canxi hydroxyapatite trong gân. Chẩn đoán dựa trên tiền sử, khám lâm sàng và chụp X quang, siêu âm – biện pháp hiệu quả nhất, độ nhạy cao và rẻ tiền.
Lựa chọn điều trị ban đầu là bảo tồn, thường bao gồm nghỉ ngơi, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), phục hồi chức năng và tiêm corticosteroid.
Kết quả thuận lợi đã được thấy trong 90% -99% trường hợp. Một số lựa chọn có sẵn cho những bệnh nhân thất bại trong điều trị không phẫu thuật, bao gồm ESWT, xúc rửa tinh thể calci bằng kim dưới hướng dẫn nội soi và can thiệp loại bỏ mảng bám calci. Những phương pháp này làm giảm bớt cơn đau bằng cách loại bỏ cặn vôi hóa.
Điều trị bằng ESWT có thể được sử dụng trước các thủ thuật xâm lấn như liệt kê ở trên. Việc sử dụng nó trong bệnh lý gân cơ chóp xoay không vôi hóa đã được đề cập lần đầu tiên trong các tài liệu y khoa khoảng 20 năm trước. Và hiệu quả cùng với tỉ lệ biến chứng thấp của liệu pháp này đã được chứng minh theo thời gian. Tuy nhiên, hiện nay bằng chứng điều trị các tình trạng vôi hóa còn hạn chế, đặc biệt là vôi hóa gân cơ chóp xoay.

NICE ở Vương quốc Anh đã công bố hướng dẫn điều trị bệnh vôi hóa gân cơ chóp xoay vai. Hướng dẫn này mô tả việc sử dụng ESWT xung tập trung trong những trường hợp không đáp ứng với các biện pháp bảo tồn như NSAID, thuốc giảm đau, corticosteroid, hút hoặc xúc rửa. Không có sự thống nhất về máy ESWT trị liệu hiệu quả nhất, số đợt điều trị, số xung, tần số, mức năng lượng, sử dụng gây mê hay các phương pháp định vị. Điều này cản trở so sánh kết quả giữa các nghiên cứu. Nghiên cứu được công bố trong thập kỷ trước đã cho thấy một mức độ hiệu quả nhất định khi điều trị bằng ESWT, nhưng các thiết bị, quy trình và mục tiêu điều trị khác nhau giữa các nghiên cứu này.
Khả năng phân giải calci trong điều trị bằng ESWT năng lượng cao lớn hơn đáng kể so với giả dược, trong khi ESWT năng lượng thấp là không cho kết quả khả quan. Trong tám thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) so sánh ESWT năng lượng thấp và năng lượng cao, năng lượng cao dường như hiệu quả hơn trong việc phân giải cặn canxi. Nó cũng có hiệu quả hơn trong việc giảm đau, cải thiện chức năng và thúc đẩy sự hấp thụ các sản phẩm chứa calci.

Tóm lại, liên quan đến đau, chức năng sinh lý, sự tái hấp thu các muối calci (dường như phụ thuộc vào liều lượng), an toàn, không xâm lấn, giảm thời gian phục hồi sau khi ứng dụng và hiệu quả về chi phí, ESWT là một giải pháp thay thế hiệu quả cho phẫu thuật hoặc đơn giàn là có thể kéo dài thời gian tới chỉ định phẫu thuật. Trong bệnh lý gân cơ chóp xoay không vôi hóa, không có sự khác biệt giữa việc sử dụng ESWT xung tập trung liều thấp hoặc liều cao so với giả dược, hoặc so với các trị liệu khác.

9. KHUỶU

Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài

Bệnh viêm gân mặt ngoài khuỷu tay bên hoặc viêm mỏm trên lồi cầu ngoài là một bất thường hệ cơ xương khớp phổ biến ảnh hưởng đến 1% -3% số người lớn trong quần thể. Nam và nữ bị ảnh hưởng như nhau, và nó thường xuất hiện ở độ tuổi từ 35 đến 50 tuổi. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi đối với người hay chơi thể thao / hoạt động thể chất.
Nguyên ủy gân cơ duỗi cổ tay quay ngắn là khu vực hay viêm nhất. Mặc dù nguyên nhân thực sự chưa được biết rõ, nhưng chúng có liên quan tới các cử động lặp đi lặp lại trong hơn 2 giờ một ngày, tập luyện với dụng cụ > 1 kg, nâng vật nặng> 20 kg ít nhất 10 lần / ngày, điều kiện công việc không tốt và hỗ trợ xã hội thấp tại nơi làm việc cũng là các yếu tố rủi ro.

Các nghiên cứu ban đầu về điều trị viêm mỏm trên lồi cầu ngoài bằng ESWT cho thấy kết quả trái ngược nhau. Một đánh giá của Cochrane vào năm 2005 cho thấy có rất nhiều bằng chứng cho rằng ESWT ít hoặc không có ích trong việc cải thiện chức năng và cơn đau trong bệnh lý viêm mỏm trên lồi cầu ngoài. Tuy nhiên, các tác giả không phân biệt trường hợp cấp tính và mạn tính, họ không cân nhắc việc sử dụng các thiết bị sóng xung kích hoặc các phác đồ điều trị tùy từng bệnh nhân, và không đề cập đến việc sử dụng gây tê tại chỗ. Điều này đã dẫn đến câu hỏi về độ tin cậy của nghiên cứu này.
Các nghiên cứu ban đầu từ năm 2002 đến năm 2008 cho thấy nhiều kết quả kém do phương pháp nghiên cứu không tốt. Gần đây, nhiều RCT chất lượng cao hơn đã được thực hiện và hiện nay có rất nhiều thử nghiệm lâm sàng cho thấy kết quả rất tốt đối với ESWT trong điều trị bệnh viêm mỏm trên lồi cầu ngoài.

Các thử nghiệm so sánh ESWT với phẫu thuật, tiêm corticosteroid và vật lý trị liệu đều cho thấy tính hữu dụng của ESWT. Cơ sở bằng chứng hiện tại có vẻ là đầy đủ để ủng hộ việc sử dụng ESWT điều trị viêm mỏm trên lồi cầu ngoài với các triệu chứng kéo dài hơn 3 tháng. Mặc dù vậy, vẫn cần nghiên cứu thêm để điều tra các phác đồ điều trị tốt nhất sẽ được sử dụng. Không có nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả của ESWT đối với viêm mỏm trên lồi cầu trong.

10. HÁNG

Hội chứng đau mấu chuyển lớn

Hội chứng đau mấu chuyển lớn (GTPS) là một rối loạn ở một bên của hông. Đây là bệnh thường gặp ở phụ nữ và ảnh hưởng thường xuyên nhất đến những người ở độ tuổi 40-60. Trong những thập kỷ gần đây, đã có một loạt tên gọi cho tình trạng này, do không rõ nguyên nhân chính.
Ban đầu, bao hoạt dịch mấu chuyển lớn được cho là vấn đề chính; tuy nhiên, hiện nay người ta cho rằng có liên quan đến các gân của cơ dạng và cơ xoay ngoài, đặc biệt là cơ mông giữa.
Chẩn đoán lâm sàng dựa trên vị trí đau (mấu chuyển lớn, mông và mặt ngoài đùi bên trên). Khám lâm sàng sờ thấy đau mặt sau ngoài mấu chuyển lớn; tuy nhiên, các tiêu chí khác cũng cần được đánh giá, chẳng hạn như đau khi nằm ở bên bệnh. Do có nhiều nhóm tiêu chuẩn chẩn đoán, dẫn tới làm tăng nguy cơ sai sót và có thể dẫn đến kết luận sai lầm về hiệu quả điều trị.

Rompe và cộng sự đã nghiên cứu trên 229 bệnh nhân bị GTPS một bên, dai dẳng được chỉ định ngẫu nhiên cho chương trình trị liệu tại nhà (n = 76), tiêm corticosteroid tại chỗ đơn liều (25 mg prednisolone) (n= 75) hoặc điều trị ESWT xung lan tỏa năng lượng thấp lặp lại ( n = 78). Tiêm corticosteroid được chứng minh là phương pháp điều trị hiệu quả nhất trong tháng đầu tiên. ESWT và liệu pháp tập thể dục tại nhà đều cho thấy hiệu quả hơn sau 15 tháng theo dõi. Có đến 2/3 bệnh nhân cải thiện đáng kể các triệu chứng, tuy nhiên, 60% bị tái phát khi theo dõi sau 4 tháng.
Trong khi ESWT cung cấp các kết quả trung hạn đầy hứa hẹn, các kết quả dài hạn trong nhiều năm vẫn chưa được nghiên cứu. Bệnh nhân bị bệnh gân cơ mông có yếu cơ dạng và các biến thể cơ sinh học có khả năng dẫn đến quá tải tương đối khi bắt đầu dạng chân. Giảm đau trong thời gian ngắn và trung hạn bằng tiêm corticosteroid hoặc ESWT không có khả năng giải quyết tình trạng quá tải này và có thể giải thích sự thất bại của ESWT đơn thuần khi theo dõi trong thời gian dài.
Năm 2010, NICE đã đưa ra hướng dẫn về xử lý GTPS dai dẳng bằng ESWT. Tuy nhiên, bằng chứng còn hạn chế về chất lượng và số lượng. Do đó, quy trình này chỉ nên được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt để quản lý lâm sàng, để đánh giá hoặc nghiên cứu.

Bệnh lý đầu gần gân hố khoeo mạn tính

Bệnh lý đầu gân gân hố kheo mạn tính là một hội chứng xảy ra do bệnh nhân hoạt động quá mức, thường được quản lý bằng các phương pháp không phẫu thuật. Một nghiên cứu RCT đã xem xét liệu ESWT có hiệu quả hơn các phương pháp điều trị không phẫu thuật khác đối với bệnh lý này hay không. Nó kết luận ESWT là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho những bệnh nhân này, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào khác được công bố về việc sử dụng chúng trên lâm sàng.

11. GỐI

Bệnh lý gân/dây chằng bánh chè

Bệnh lý gân bánh chè, còn được gọi là viêm gân bánh chè hoặc đầu gối của vận động viên nhảy cầu, là một vấn đề thường xuyên đối với dân thể thao, đặc biệt là những môn thể thao liên quan đến nhảy, thay đổi đột ngột về hướng và chạy nhiều. Tỷ lệ mắc dao động từ 2% đến 45% tùy thuộc môn thể thao người chơi và có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp tập luyện, nhu cầu tập luyện và thói quen. Chẩn đoán dựa trên tiền sử, khám lâm sàng, và được xác nhận bằng siêu âm màu duplex và / hoặc MRI. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn đang trên đường đi tìm một liệu pháp hiệu quả để điều trị tình trạng đau mạn này.
Một nghiên cứu trên thỏ đã chứng minh rằng ESWT làm tăng tổng hợp collagen và liên kết chéo giữa các sợi collagen trong giai đoạn liền gân sớm. Phát hiện này dã được áp dụng trên thực hành lâm sàng với tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân tốt.
Furia và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu hồi cứu và nhận thấy sự cải thiện trong thang điểm Visual Analogue Scale (VAS) ở 1, 3 và 12 tháng sau điều trị ESWT. Họ có tỷ lệ hài lòng là 76% sau một buổi điều trị duy nhất. Một RCT so sánh ESWT xung lan tỏa và hội tụ cho thấy 2 liệu pháp xung thu về kết quả tương tự nhau. Tuy nhiên, cả hai nhóm đều cải thiện điểm số theo Viện Đánh giá Thể thao Victoria (VISA-P).
Các nghiên cứu đã so sánh ESWT với phẫu thuật điều trị bệnh viêm gân xương bánh chè mạn tính và nhận thấy rất ít khác biệt về kết quả giữa hai phương thức. Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng, việc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) ở những người tập thể thao đã cho thấy kết quả trung hạn tốt hơn so với ESWT tập trung trong điều trị viêm gân bánh chè.
Theo một đánh giá có hệ thống gần đây, bằng chứng ửng hộ việc điều trị ESWT trong bệnh lý gân bánh chè là ‘hạn chế’. Tuy nhiên, chỉ có hai nghiên cứu báo cáo kết quả kém: một nghiên cứu chỉ bao gồm các vận động viên chuyên nghiệp trong khi thi đấu và nghiên cứu còn lại sử dụng một quy trình không theo tiêu chuẩn là một phiên ESWT cứ sau 48-72 giờ. Kết quả khả quan tổng thể với ESWT đã được ghi nhận là 62% -90%.

12. CỔ CHÂN VÀ BÀN CHÂN

12.1.Bệnh lý gân Achilles

Gân Achilles là một trong những gân dễ bị chấn thương nhất. Bệnh lý gân gót được tìm thấy ở 18% số người chạy bộ và chiếm 4% số bệnh nhân đến khám tại các phòng khám y học thể thao. Nó có thể ảnh hưởng đến cả người chơi và không chơi thể thao. Chẩn đoán dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng, và được xác nhận bằng hình ảnh (sử dụng siêu âm màu duplex hoặc MRI). Các phương pháp điều trị cơ bản bao gồm vận động trị liệu và vật lý trị liệu. Những phương pháp này tốn thời gian và không phải lúc nào cũng thành công và bệnh nhân có thể kém tuân thủ. Vì những lý do này, ESWT đã được tìm kiếm như một giải pháp thay thế (Hình 10.2).

Hình 10.2 Sử dụng ESWT điều trị bệnh lý gân Achilles.
Hình 10.2 Sử dụng ESWT điều trị bệnh lý gân Achilles.

RCT đã được tiến hành để so sánh ESWT với giả dược, không can thiệp hoặc các bài tập đặc biệt. Năm 2005, Costa và cộng sự thấy không có sự khác biệt sau 3 tháng điều trị ESWT so với giả dược ở 49 bệnh nhân. Ngược lại Rasmussen đã chứng minh sự cải thiện kết quả trong một nghiên cứu tương tự. Rompe và cộng sự đã chứng minh sự khác biệt có ý nghĩa thống kê sau 16 tuần điều trị ESWT so với không can thiệp (24% so với 52%) nhưng không có sự khác biệt khi so sánh với các bài tập đặc biệt (60% so với 52%). Các tác giả sau đó đã chỉ ra rằng ESWT nên được áp dụng cùng với 1 chương trình tập luyện đặc biệt để tăng hiệu quả điều trị so với các liệu pháp trị liệu đơn thuần. Các triệu chứng được cải thiện ở 78% -87% số bệnh nhân khi theo dõi từ 6 đến 12 tháng. Các tài liệu hiện tại cho thấy rằng việc sử dụng ESWT kết hợp với chương trình tập luyện đặc biệt có thể sẽ mang lại kết quả lâm sàng tốt
nhất cho hầu hết các bệnh nhân.

12.2.Viêm cân gan chân

Viêm cân gan chân là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới đau gót chân và thường tự khỏi. Chẩn đoán dựa trên tiền sử và khám lâm sàng.
Viêm cân gan chân nên quản lý bằng các biện pháp không phẫu thuật đối với hầu hết các trường hợp, với 10% -20% phát triển thành cơn đau mạn tính. Trong các trường hợp viêm đau dai dẳng, ESWT (Hình 10.3) có thể được chỉ định, với nhiều RCT cho thấy lợi ích đạt được tốt hơn giả dược. Tuy nhiên, có một số RCT, bao gồm RCT đa trung tâm lớn, không cho thấy bất kỳ lợi ích nào của ESWT trong nhóm khó điều trị này.
Aqil và cộng sự thực hiện một nghiên cứu tổng hợp các RCT vào năm 2013, bao gồm bảy nghiên cứu (294 bệnh nhân trong nhóm ESWT, 369 bệnh nhân trong nhóm giả dược). Nhóm ESWT cho thấy sự cải thiện về điểm số VAS, tình trạng đau gót chân khi thực hiện các bước ban đầu, chỉ số áp lực cân gan chân và sự hài lòng. Những cải thiện này đã rõ ràng vào 12 tuần sau khi điều trị. Qua nhiều nghiên cứu, tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân dao động từ 55% -65%. Điểm số VAS giảm ở mức tương tự. Aqil và cộng sự kết luận rằng ESWT là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả trong các trường hợp viêm cân gan chân kéo dài hơn 3 tháng.

13. TỔNG KẾT

Tổng kết
TỔNG KẾT

 

14. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Schmitz C et al. Efficacy and safety of extracorporeal shock wave thera- py for orthopedic conditions: A systematic review on studies listed in the PEDro database. Br Med Bull. 2015; 116(1):115.
2. Wang C-J, Ko J-Y, Kuo Y-R, Yang Y-J. Molecular changes in diabetic foot ulcers. Diabetes Res Clin Pract. 2011; 94(1):105–10.
3. Maier M, Averbeck B, Milz S, Refior HJ, Schmitz C. Substance P and prostaglandin E2 release after shock wave application to the rabbit fe- mur. Clin Orthop. 2003; 406(1):237–45.
4. Chen Y-J et al. Extracorporeal shock waves promote healing of collage- nase-induced Achilles tendinitis and increase TGF-β1 and IGF-I expres- sion. J Orthop Res. 2004; 22(4):854–61.
5. Notarnicola A, Maccagnano G, Tafuri S, Fiore A, Margiotta A, Pesce V, Prognostic factors of extracorporeal shock wave therapy for tendinopa- thies. Musculoskelet Surg. 2016; 100(1):53–61.
6. Suzuki K, Potts A, Anakwenze O, Singh A. Calcific tendinitis of the rota- tor cuff: Management options. J Am Acad Orthop Surg. 2014 22(11):707– 17.
7. Gardesmeyer L et al., Extracorporeal shock wave therapy for the treat- ment of chronic calcifying tendonitis of the rotator cuff. JAMA. 2003; 290:2573–80.
8. Thiele S, Thiele R, Gerdesmeyer L. Lateral epicondylitis: This is still a main indication for extracorporeal shockwave therapy. Int J Surg. 2015; 24:165–70.

9. Radwan YA, ElSobhi G, Badawy WS, Reda A, Khalid S. Resistant tennis elbow: shock-wave therapy versus percutaneous tenotomy. Int Orthop. 2008;32(5):671–7.
10. Ozturan KE, Yucel I, Cakici H, Guven M, Sungur I. Autologous bloo and corticosteroid injection and extracoporeal shock wave therapy in the treatment of lateral epicondylitis. Orthopedics. 2010;33(2):84–91.
11. Gündüz R, Malas FÜ, Borman P, Kocaoğlu S, Özçakar L. Physica thera- py, corticosteroid injection, and extracorporeal shock wave treatment in lateral epicondylitis. Clin Rheumatol. 2012;31(5):807–12.
12. Rompe JD, Segal NA, Cacchio A, Furia JP, Morral A, Maffulli N. Home training, local corticosteroid injection, or radial shock wave therapy for greater trochanter pain syndrome. Am J Sports Med. 2009 October; 37(10):1981–90.
13. Sultan J, Lovell ME. Extracorporeal shockwave therapy for refractory greater trochanteric pain syndrome. MOJ Orthop Rheumatol. 2015; 2(3):00050.
14. Cacchio A, Rompe JD, Furia JP, Susi P, Santilli V, De Paulis F. Shockwave therapy for the treatment of chronic proximal hamstring tendinopathy in professional athletes. Am J Sports Med. 2011 January; 39(1):146–53.
15. Hsu RW-W, Hsu W-H, Tai C-L, Lee K-F. Effect of shock-wave therapy on patellar tendinopathy in a rabbit model. J Orthop Res. 2004; 22(1):221– 7.
16. Furia JP, Rompe JD, Cacchio A, Del Buono A, Maffulli N. A single ap- plication of low-energy radial extracorporeal shock wave therapy is ef- fective for the management of chronic patellar tendinopathy. Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc. 2013; 21(2):346–50.
17. van der Worp H, Zwerver J, Hamstra M, van den Akker-Scheek I, Dierck RL. No difference in effectiveness between focused and radial shockwave therapy for treating patellar tendinopathy: A randomized controlled tri- al. Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc. 2014; 22(9):2026–32.
18. Peers KH, Lysens RJ, Brys P, Bellemans J. Cross-sectional outcome analysis of athletes with chronic patellar tendinopathy treated surgically and by extracorporeal shock wave therapy. Clin J Sport Med. 2003; 13(2):79–83.
19. Vetrano M, Castorina A, Vulpiani MC, Baldini R, Pavan A, Ferretti
A. Platelet-rich plasma versus focused shock waves in the treatment o jumper’s knee in athletes. Am J Sports Med. 2013; 41(4):795–803.
20. Larsson ME, Käll I, Nilsson-Helander K. Treatment of patellar ten- dinopathy – A systematic review of randomized controlled trials. Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc. 2012; 20(8):1632–46.
21. Zwerver J, Hartgens F, Verhagen E, van der Worp H, van den Akker- Scheek I, Diercks RL. No effect of extracorporeal shockwave therapy on patellar tendinopathy in jumping athletes during the competitive sea- son: A randomized clinical trial. Am J Sports Med. 2011; 39(6):1191–9.
22. Costa ML, Shepstone L, Donell ST, Thomas TL. Shock wave therapy for chronic Achilles tendon pain: A randomized placebo-controlled trial.Clin Orthop. 2005; 440:199–204.
23. Rasmussen S, Christensen M, Mathiesen I, Simonson O. Shockwave therapy for chronic Achilles tendinopathy: A double-blind, randomized clinical trial of efficacy. Acta Orthop. 2008; 79(2):249–56.
24. Rompe JD, Nafe B, Furia JP, Maffulli N. Eccentric loading, shock-wave treatment, or a wait-and-see policy for tendinopathy of the main bod of tendo Achillis. Am J Sports Med. 2007; 35(3):374–83.
25. Rompe JD, Furia J, Maffulli N. Eccentric loading versus eccentric load- ing plus shock-wave treatment for midportion Achilles tendinopathy. Am J Sports Med. 2009; 37(3):463–70.
26. Saxena A, Ramdath S, O’Halloran P, Gerdesmeyer L, Gollwitzer H. Ex- tra-corporeal pulsed-activated therapy (‘EPAT’ sound wave) for Achilles tendinopathy: A prospective study. J Foot Ankle Surg. 2011; 50(3):315–9.
27. Fridman R, Cain JD, Weil L Jr, Weil L Sr. Extracorporeal shockwave therapy for the treatment of Achilles tendinopathies: A prospective study. J Am Podiatr Med Assoc. 2008; 98(6):466–8.
28. Malay DS et al. Extracorporeal shockwave therapy versus placebo for the treatment of chronic proximal plantar fasciitis: Results of a random- ized, placebo-controlled, double-blinded, multicenter intervention trial. J Foot Ankle Surg. 2006; 45(4):196–210.

 

Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.