Ngay cả 10 phút tập thể dục hàng ngày cũng có lợi sau khi cấy máy khử rung tim ICD.

Ngay cả 10 phút tập thể dục hàng ngày cũng có lợi sau khi cấy máy khử rung tim ICD.

Nghiên cứu mới thấy sự gia tăng nhỏ trong hoạt động thể chất hàng ngày có liên quan đến việc tăng thời gian sống thêm 1 năm với những bệnh nhân có suy tim và bệnh mạch vành được cấy máy khử rung tim (ICD).

Nghiên cứu xem xét mức độ tập thể dục cần thiết giúp có kết quả tốt hơn trên những bệnh nhân được cấy ICD trước đó và cứ mỗi 10 phút tập thể dục, khả năng tử vong hoặc nhập viện giảm 1%, điều này có tác động khá sâu sắc đến kết quả chỉ với 1 lượng nhỏ hoạt động thể chất bổ sung mỗi ngày, theo tác giả chính Brett Atwater, MD.

Những cải tiến này đạt được bên ngoài chương trình phục hồi chức năng tim chính thức, lợi ích của việc tăng cường hoạt động thể chất trong các chương trình phục hồi chức năng tim cũng có thể đạt được tại nhà.

Các chương trình phục hồi chức năng tim (CR) được chứng minh là cải thiện kết quả ngắn hạn và dài hạn với bệnh nhân suy tim (HF) nhưng vẫn tiếp tục được sử dụng ít, đặc biệt là phụ nữ, người già và dân tộc thiểu số.

Báo cáo trong Circulation Cardiovascular Quality and Outcomes, nghiên cứu liên quan đến 41.731 người thụ hưởng Medicare (tuổi trung bình, 73,5 tuổi) nhận ICD từ năm 2014 đến năm 2016.

Các phép đo cảm biến hoạt động và nhịp tim ICD được sử dụng thiết lập ngưỡng hoạt động thể chất (PA) được cá nhân hóa đối với mỗi bệnh nhân trong 3 tuần đầu tiên sau khi cấy ICD. Sau đó, ICD ghi lại PA khi vượt quá ngưỡng PA được cá nhân hóa. Mức PA cơ bản trung bình là 128,9 phút / ngày.

Sau 3 năm theo dõi, 1/4 số bệnh nhân tử vong và 1/2 bệnh nhân phải nhập viện vì HF. Trong tổng dân số, chỉ có 3,2% có CR.

So với những người không có CR, những người CR có nhiều khả năng là người da trắng (91,0% so với 87,3%), nam giới (75,5% so với 72,2%) và có bệnh tiểu đường (48,8% so với 44,1%), bệnh tim thiếu máu cục bộ (91,4% so với 82,1%), hoặc suy tim sung huyết (90,4% so với 83,4%).

Những người có CR dự trung bình 24 phiên, trong đó PA hàng ngày tăng trung bình 9,7 phút mỗi ngày.
Đồng thời, PA giảm trung bình 1,0 phút mỗi ngày ở những người không CR (P <0,001).

Mức PA vẫn tương đối không đổi trong 36 tháng đầu theo dõi ở những người CR trước khi thấy sự sụt giảm mạnh, trong khi mức độ giảm dần trong suốt quá trình theo dõi ở những người không CR, với mức thay đổi trung bình hàng năm là –4,5 phút / ngày.

Trong phân tích điều chỉnh, cứ mỗi 10 phút PA tăng hàng ngày có liên quan đến giảm 1,1% nguy cơ tử vong (tỷ lệ nguy cơ [HR], 0,989; KTC 95%, 0,979 – 0,996) và giảm 1% nguy cơ nhập viện do HF (HR, 0,99; KTC 95%, 0,986 – 0,995) khi theo dõi 1 năm (P <0,001).

Sau khi điểm số xu hướng được sử dụng so sánh những người CR với những người không theo đặc điểm nhân khẩu học, bệnh kèm theo và mức PA cơ bản, những người CR có nguy cơ tử vong thấp hơn đáng kể sau 1 năm (HR, 0,76; KTC 95%, 0,69 – 0,85).
Sự khác biệt nguy cơ này vẫn duy trì ở các lần theo dõi 2 và 3 năm.

Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu điều chỉnh thêm về sự thay đổi PA trong CR hoặc cùng khoảng thời gian sau khi cấy thiết bị, không có sự khác biệt tỷ lệ tử vong giữa những người có CR và những người không CR sau 1 năm (HR, 1,00; KTC 95%, 0,82 – 1,21) hoặc 2 hoặc 3 năm.

Nguy cơ nhập viện HF không khác nhau giữa 2 nhóm trong cả 2 mô hình điểm xu hướng.

Không giống như các thiết đeo được, các thiết bị cấy ghép không cung cấp loại phản hồi đó tới bệnh nhân mức PA, chỉ cho các nhà cung cấp. Việc cung cấp phản hồi tới bệnh nhân có thể thúc đẩy họ hoạt động thể chất nhiều hơn.

Nhóm nghiên cứu hiện đang ghi danh bệnh nhân vào 1 thử nghiệm tiếp theo, trong đó bệnh nhân sẽ được cung cấp phản hồi từ ICD của họ, chuyển những số liệu này từ 1 quan sát thú vị sang 1 thứ có thể thúc đẩy kết quả.

Chỉ có khoảng 3% bệnh nhân đáng lẽ đủ tiêu chuẩn phục hồi chức năng tim thực sự tham dự, điều này thật đáng ngạc nhiên khi nó có bằng chứng cấp 1A ủng hộ việc sử dụng nó.

Một trong những lý do khiến phụ nữ, người thiểu số và bệnh nhân lớn tuổi không đi phục hồi chức năng tim là họ phải đến đó, dựa vào ai đó chở họ hoặc họ có những trách nhiệm khác đặc biệt là phụ nữ, những người thường là người chăm sóc chính. Đối với phụ nữ và nam giới, áp lực trở lại làm việc và hỗ trợ gia đình có nghĩa là họ không có đủ điều kiện có phục hồi chức năng tim.

Tên bài:
Even 10 Minutes of Daily Exercise Beneficial After ICD Implantation
Batya Swift Yasgur MA, LSW
July 29, 2021
Medscape.com

Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.