Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh gì? Triệu chứng, Cách điều trị

Thiểu năng tuần hoàn não là một trong những căn bệnh phổ biến của não bộ. Người mắc bệnh này thường gặp những khó khăn, trở ngại trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên nhiều người vẫn không thực sự hiểu biết về căn bệnh này.

Vậy cụ thể thiểu năng tuần hoàn não là bệnh gì? Hãy cùng tapchiyhocvietnam.com tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh gì?

Như chúng ta đã biết, não bộ là bộ phận quan trọng nhất của con người. Mọi tổn thương và sai sót nhỏ nhất của bộ não cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến cuộc sống và sinh hoạt của bạn. Đặc biệt khi não bộ thiếu oxy và chất dinh dưỡng, nó có thể bị tổn thương hoặc thậm chí là ngừng hoạt động vĩnh viễn. Điều này có thể gây ra nhiều tình trạng và khuyết tật liên quan đến chức năng thần kinh.

Lưu lượng máu trong não được gọi là tuần hoàn máu não. Nó quan trọng đối với chức năng và hoạt động bình thường của não khỏe mạnh. Máu lưu thông cung cấp cho não lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết để nó hoạt động tốt.

Thiểu năng tuần hoàn não có tên tiếng Anh là Cerebral circulatory insufficiency (CCCI) là một căn bệnh của não bộ, là tình trạng suy giảm lượng máu lên não, do đó làm giảm sự cung cấp oxy, glucose và các chất dinh dưỡng khác nuôi dưỡng và cung cấp năng lượng cho não, khiến cho tế bào thần kinh não thiếu năng lượng để hoạt động bình thường. Từ đó ảnh hưởng tới các hoạt động chức năng của não và dẫn đến ảnh hưởng thần kinh của các bộ phận khác thậm chí gây nên đột quỵ.

Căn bệnh này thường xảy ra ở các đối tượng hay lao động trí óc, đặc biệt hay xuất hiện ở người trung niên và người già, khoảng từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên, hiện nay, theo thống kê bệnh này đang dần “trẻ hóa”, nhiều người trẻ đã có những biểu hiện của bệnh này.

Biểu hiện của bệnh có thể ở mức nhẹ như chóng mặt, mất hết sức lực, suy giảm trí nhớ, kém tập trung, … hoặc mức nặng hơn như nói lắp, bị mất trí nhớ, tâm thần không ổn định, dễ nổi nóng và có khả năng bị đột quỵ dẫn đến tàn tật hoặc tử vong.

Xem thêm: Chứng mất trí nhớ tạm thời là bệnh gì? Nguyên nhân, Cách khắc phục

Nguyên nhân thiểu năng tuần hoàn não

Nguyên nhân thiểu năng tuần hoàn não
Nguyên nhân thiểu năng tuần hoàn não

Theo nghiên cứu có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thiểu năng tuần hoàn não, làm tăng tính nhạy cảm hoặc đẩy nhanh sự tiến triển của bệnh này. Các nguyên nhân chính có thể được tóm tắt như sau:

  • Những yếu tố trực tiếp gây thay đổi bệnh lý mạch máu não (co thắt mạch máu, hẹp hoặc tắc trong hệ thống động mạch đốt sống hoặc động mạch cảnh thứ phát): xơ vữa động mạch, bệnh mạch máu, bệnh Moyamoya và dị dạng động mạch.
  • Dị dạng mạch máu bẩm sinh, chấn thương, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, các bệnh u não, u tiểu não, u dây thần kinh số 8, … gây chèn ép mạch máu làm giảm lượng máu lưu thông lên não.
  • Các yếu tố tim mạch: tăng huyết áp kéo dài hoặc hạ huyết áp, và giảm tưới máu não do suy tim và rối loạn nhịp tim.
  • Các bệnh toàn thân: hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSAHS), rối loạn thông khí phổi tắc nghẽn mãn tính, thiếu máu, thành phần máu bất thường, ngộ độc Carbon Monoxide mãn tính, …

Ngoài ra còn do các nguyên nhân gián tiếp xuất phát từ chế độ ăn và sinh hoạt không hợp lý như ăn nhiều dầu mỡ, mỡ máu cao, tiểu đường, hút thuốc, béo phì, cường độ làm việc trí óc cao, áp lực cuộc sống, học tập, …

Triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não

Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não thường biểu hiện liên quan đến các rối loạn vận động hoặc cảm giác, suy giảm nhận thức và các bất thường về tâm thần hoặc cảm xúc gồm:

  • Nhức đầu: là triệu chứng xuất hiện sớm nhất, hay gặp, chiếm tới 90% ở bệnh nhân CCCI. Đau mang tính chất lan tỏa, co thắt hoặc khu trú vùng chẩm gáy – trán.
  • Nặng đầu, chóng mặt: thường xảy ra khi thay đổi tư thế đột ngột, bệnh nhân có cảm giác hoa mắt, tối sầm mặt lại.
  • Mệt mỏi, cảm thấy buồn ngủ cả ngày.
  • Khó chịu, thiếu tập trung, rối loạn giấc ngủ, lo lắng và trầm cảm.
  • Tê một bên mặt, bàn tay và bàn chân, chân tay yếu hoặc không linh hoạt, co thắt không kiểm soát được ở một bên hoặc một phần của chi.
  • Ngất xỉu hoặc lộn nhào không giải thích được.
  • Buồn nôn, nôn mửa và thay đổi huyết áp.
  • Mất thị lực đột ngột nhưng thoáng qua.
  • Thay đổi đột ngột về tính cách và tâm lý, rối loạn cảm xúc, dễ xúc động, cáu giận.
  • Mệt mỏi, suy giảm khả năng làm việc và trí nhớ, khó tiếp thu thông tin mới.

Hướng dẫn chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não

Hướng dẫn chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não
Hướng dẫn chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não được chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng và một số kết quả cận lâm sàng. Các công nghệ hiện đại cho phép đánh giá toàn vẹn đầy đủ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa và tưới máu não, tính toàn vẹn cấu trúc của nhu mô não, mức độ nghiêm trọng của tổn thương mạch máu và tình trạng phục hồi thần kinh theo thời gian. Các phương pháp có thể kể đến như sau.

Các phương pháp đánh giá huyết động não.

  • Lưu huyết não đồ.
  • Dùng siêu âm do hiệu ứng Doppler.
  • Chụp gamma mạch não.
  • Đo lưu lượng máu não bằng phóng xạ.

Các phương pháp đánh giá hiệu quả của việc tưới máu tại não.

  • Điện não đồ.
  • Ghi nhiệt độ ở mặt.
  • Đo phản ứng nhiệt qua da.
  • Nghiệm pháp tâm lý.
  • Các phương thức hình ảnh thần kinh bao gồm chụp cắt lớp phát xạ positron (PET), chụp cắt lớp vi tính phát xạ photon đơn (SPECT), chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI). Đây cũng là công cụ đầy hứa hẹn để đánh giá bán định lượng huyết động não.

Các phương pháp đánh giá tình trạng xơ vữa động mạch (yếu tố chiếm khoảng 80% nguyên nhân gây ra thiểu năng tuần hoàn máu não).

  • Chụp động mạch não.
  • Chụp X-quang.
  • Xét nghiệm sinh hóa: lipid máu, cholesterol máu.
  • Xét nghiệm huyết học: chức năng đông máu.

Phác đồ điều trị thiểu năng tuần hoàn não

Phác đồ điều trị thiểu năng tuần hoàn não
Phác đồ điều trị thiểu năng tuần hoàn não

Về cơ bản, hiện nay phác đồ điều trị thiểu năng tuần hoàn não vẫn còn nhiều tranh luận vì dữ liệu từ các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên với chất lượng cao vẫn còn thiếu. Việc điều trị bệnh này chủ yếu tập trung vào việc tăng cường tuần hoàn não và trao đổi chất.

Bệnh ở giai đoạn đầu có thể tự khỏi khi điều trị bằng cách thay đổi lối sống và ăn uống kịp thời như nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, ăn uống lành mạnh nhiều rau xanh, kiểm soát các yếu tố nguy cơ như xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, tăng lipid máu, …

Một số chú ý về vấn đề ăn uống bạn có thể tham khảo như sau.

  • Hạn chế ăn đồ dầu mỡ, thức ăn nhanh, những thực phẩm chứa nhiều cholesterol đặc biệt là mỡ và nội tạng động vật. Vì những chất này là nguyên nhân gây tích tụ chất béo trong lòng động mạch – lý do của bệnh xơ vữa động mạch, cản trở tuần hoàn máu và gây ra bệnh nền.
  • Ngoài ra nên giảm bớt khẩu phần tinh bột để hạn chế gây ra tiểu đường.

Khi bệnh có nguy cơ cao nặng thêm hoặc dễ dàng tái phát thì cần có sự can thiệp của Y khoa. Tùy theo mức độ bệnh và cơ chế bệnh sinh, bệnh nhân CCCI sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc bằng các phương pháp ngoại khoa.

Các phương pháp nội khoa được chỉ định như sau.

  • Sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu và thuốc chống đông máu, chẳng hạn như Aspirin và / hoặc Clopidogrel.
  • Thuốc giãn mạch: được sử dụng phổ biến nhất là thuốc chẹn kênh canxi, chẳng hạn như Flunarizine và Nimodipine.
  • Các thuốc tăng cung cấp oxy não như Duxil hoặc tăng lưu thông mạch máu như Piracetam, …
  • Y học Trung Quốc: các chế phẩm từ lá bạch quả, đinh lăng, một số bài thuốc hoạt huyết dưỡng não, … được dùng để cải thiện vi tuần hoàn.

Các phương pháp ngoại khoa được chỉ định.

  • Cắt nội mạc động mạch cảnh hoặc đặt stent có thể được xem xét khi mức độ hẹp của động mạch nặng lên đến 70% trở lên.
  • Phẫu thuật lấy huyết khối, cắt bỏ các quai bất thường của động mạch đốt sống, khai thông động mạch, phương pháp bắc cầu.

Ngoài ra, thực tế cho thấy các phương pháp Đông Y như bấm huyệt, châm cứu cũng cho hiệu quả khá tích cực trong điều trị bệnh này.

Xem thêm: [Đánh giá] Migrin có tốt không? Tác dụng phụ, Cách dùng, Giá bán

Thiểu năng tuần hoàn não có nguy hiểm không?

Thiểu năng tuần hoàn não có nguy hiểm không?
Thiểu năng tuần hoàn não có nguy hiểm không?

Đây là căn bệnh có diễn biến kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng công việc và sinh hoạt của bệnh nhân. Tuy nhiên những biểu hiện ở bệnh nhân CCCI thường chỉ ở mức độ vừa phải, thoáng qua, đỡ hơn khi được nghỉ ngơi thư giãn. Chính vì vậy người bệnh thường chủ quan mà không biết nguy cơ biến chứng tiềm ẩn sau đó.

Giai đoạn đầu, cơ thể sẽ chỉ mệt mỏi, khó chịu, đôi khi đau đầu choáng váng đặc biệt khi đứng lên đột ngột. Các triệu chứng này sẽ dần trở nên thường xuyên, kém tập trung, khả năng ghi nhớ suy giảm, kém tư duy, rối loạn tính cách, … nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như teo não và đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong.

Biến chứng teo não

Teo não là tình trạng thoái hóa tự nhiên của não bộ, thường xuất hiện ở người già và sớm hơn ở những bệnh nhân CCCI.

Khi mắc thiểu năng tuần hoàn máu mạn tính, não bộ sẽ không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng thường xuyên, tế bào não và tế bào thần kinh không được nuôi dưỡng sẽ suy yếu và chết đi nhanh hơn quá trình sản sinh gây ra tình trạng teo não.

Teo não có thể gây ra một loạt các ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống như tình trạng suy giảm trí nhớ, lú lẫn, hay quên, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn nhân cách thậm chí là trầm cảm và mất trí nhớ hoàn toàn.

Biến chứng đột quỵ

Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh thiểu năng tuần hoàn não, là bệnh lý nguy hiểm nhất của hệ thần kinh. Bệnh đặc biệt hay xảy ra ở bệnh nhân CCCI có kèm theo bệnh lý nền như tăng lipid máu, tiểu đường, …

Bệnh nhân bị đột quỵ thường có các cơn đau đầu vô cùng dữ dội đến đột ngột, ngất xỉu ngay sau đó. Nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong lên tới 50%.

Những bệnh nhân còn sống sót qua cơn đột quỵ thường để lại di chứng vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến phần đời về sau như liệt chi, liệt mặt, liệt nửa người, nói ngọng, nói lắp, suy giảm thị lực, … việc phục hồi những di chứng này khá khó khăn, tốn nhiều thời gian, tiền bạc, công sức, tạo ra gánh nặng với chính bản thân người bệnh và người thân trong gia đình họ. Thậm chí việc hồi phục là không hoàn toàn, có khoảng 10% số bệnh nhân đột quỵ bị bại liệt vĩnh viễn và mất khả năng phục hồi.

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não có chữa khỏi được không?

Khả năng chữa khỏi của bệnh phụ thuộc vào thời gian phát hiện bệnh và xác định căn nguyên gây bệnh. Trong đó, thời gian phát hiện bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong điều trị và giảm thiểu khả năng gây biến chứng.

Nếu phát hiện ở giai đoạn đầu của bệnh và tuân thủ phương pháp điều trị phù hợp thì bệnh nhân có cơ hội cao được điều trị khỏi hoàn toàn mà không gây ra bất kỳ biến chứng nào.

Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, bệnh kéo dài nhiều năm trở thành thiểu năng tuần hoàn máu mãn tính thì việc điều trị dứt điểm sẽ rất khó khăn và phải kết hợp với việc phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Trong trường hợp xác định được căn nguyên gây bệnh thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Triệt tiêu căn nguyên kết hợp với phục hồi sẽ nâng cao đáng kể hiệu quả điều trị bệnh.

Cách phòng bệnh

Cách phòng bệnh
Cách phòng bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não để lại những tác động nặng nề cho cơ thể và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Tuy nhiên không phải ai cũng sẽ mắc bệnh này. Thay đổi lối sống và sinh hoạt kém lành mạnh là biện pháp tốt nhất và hàng đầu được khuyến cáo trong phòng và điều trị bệnh. Cụ thể như sau.

  • Nghỉ ngơi thư giãn trí óc khoảng 10 phút sau khi làm việc liên tục 2 tiếng.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn, đi du lịch, áp dụng một số hoạt động văn hóa để thư giãn tinh thần, giảm thiểu stress, giữ tâm trạng luôn lạc quan, yêu đời.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, laptop, smartphone, … do sóng điện từ của các thiết bị này không có lợi cho thần kinh trí não.
  • Tạo thói quen ăn uống khoa học, chế độ ăn uống hợp lý: ăn nhiều rau củ, trái cây, chất xơ, hạn chế đồ ăn nhanh, thực phẩm giàu chất đạm, chất béo. Một số thực phẩm có khả năng cải thiện não bộ được chuyên gia khuyên dùng như cần tây, bắp cải, rau xanh, sô cô la, rượu vang đỏ, nho, táo, việt quất, bơ, trà xanh, các loại hạt, …
  • Tránh xúc động và mệt mỏi quá mức.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ra bệnh, phát hiện sớm tình trạng thiểu năng não, nếu cần có thể sử dụng thuốc cải thiện tuần hoàn não.

Hiện tượng thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ hiện nay

Hiện tượng thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ hiện nay
Hiện tượng thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ hiện nay

Ngày nay, tình trạng mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não không chỉ tập trung ở người trung niên và cao tuổi mà đang dần gia tăng và trẻ hóa ở người trẻ tuổi.

Ngoài các nguyên nhân do bệnh lý tim mạch, bệnh lý cột sống hay bệnh lý nền thường gặp ở người lớn tuổi gây nên bệnh thì nguyên nhân chính ở người trẻ tuổi CCCI lại do môi trường và chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc không lành mạnh.

  • Ăn uống không điều độ: chế độ ăn nhiều chất đường, chất béo, thức ăn nhanh, rượu bia, … gây tăng tích lũy các chất có hại, giảm hấp thu chất dinh dưỡng, tăng nguy cơ gây xơ vữa động mạch.
  • Áp lực trong công việc, học tập, cuộc sống, tình cảm; hoạt động não bộ quá mức, ít nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Lười vận động hoặc lao động quá sức: lười vận động hay gặp ở đại bộ phận giới trẻ hiện nay đặc biệt là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, gây nên trì trệ tuần hoàn máu. Một bộ phận khác thường xuyên lao động quá sức, lưu lượng máu cung cấp không đủ để hoạt động.
  • Thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi: do yếu tố công việc hoặc do giải trí mà giới trẻ có tần suất tiếp xúc và sử dụng thiết bị điện tử ở mức rất cao. Sóng điện từ phát ra từ các thiết bị này gây hại đến chức năng của não bộ. Ngoài ra việc sử dụng các thiết bị này cũng dẫn đến việc lười hoạt động ở giới trẻ.

Sự gia tăng nguy cơ mắc thiểu năng tuần hoàn não ở giới trẻ là một dấu hiệu xấu đối với cả thế hệ và quốc gia. Nếu không được phát hiện và cứu chữa kịp thời thì đây sẽ là gánh nặng kinh tế, văn hóa đối với gia đình và xã hội. Vì vậy việc phòng tránh thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ nói riêng và mọi lứa tuổi nói chung sao cho hiệu quả nhất là vô cùng cần thiết.

Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não, đặc biệt bệnh nhân ở giai đoạn nặng và / hoặc đã xuất hiện biến chứng thì thường khả năng tự chăm sóc bản thân sẽ giảm sút, xuất hiện nhiều vấn đề về thần kinh như hay quên, rối loạn tâm thần, giảm khả năng vận động, … vì vậy sự quan tâm, chăm sóc từ người thân, bạn bè là vô cùng cần thiết. Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não an toàn và khoa học nhất như sau.

  • Nắm vững yếu tố gây bệnh của người bệnh: Đây không phải việc của riêng bác sĩ mà cả người chăm sóc cũng nên biết. Căn nguyên của bệnh có ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Nắm được các yếu tố này sẽ chủ động trong quá trình chăm sóc, phòng ngừa và xử trí khi chăm sóc cho bệnh nhân an toàn nhất.
  • Chú ý tới các chỉ dẫn điều trị của bác sĩ: Như chúng ta đã biết, người bị thiểu năng tuần hoàn não có biểu hiện điển hình nhất là hay quên. Do đó việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị sẽ khó thực hiện được. Vì vậy người chăm sóc cần nắm rõ các chỉ dẫn của bác sĩ để người bệnh được uống đúng liều, đúng giờ, đảm bảo hiệu quả điều trị.

Trên đây là một số thông tin về bệnh thiểu năng tuần hoàn não các bạn có thể tham khảo để phòng tránh và hạn chế rủi ro bệnh ở mức cao nhất. Hy vọng bài viết cung cấp được những thông tin cần thiết giúp bạn và người thân được khỏe mạnh hơn.

Kim Chi Nguyễn Thị

Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.