Tìm hiểu về tiêm khớp cổ tay và tiêm khớp bàn tay

Bài viết Tìm hiểu về tiêm khớp cổ tay và tiêm khớp bàn tay được dịch từ sách “KỸ THUẬT TIÊM CƠ XƯƠNG KHỚP” của tác giả SUNIL GARG.

1. DẪN NHẬP

Các bất thường ở bàn tay và cổ tay như viêm khớp cổ bàn tay ngón cái, viêm bao gân De Quervain, hội chứng ống cổ tay và ngón tay bật thường thấy ở các cơ sở chăm sóc ban đầu, tại các khoa vật lý trị liệu, phòng khám thấp khớp và chỉnh hình. Hầu hết các tình trạng này có thể được chẩn đoán bằng khai thác tiền sử và thăm khám lâm sàng đơn thuần mà không cần tới các CLS bổ trợ. Chẩn đoán sớm và điều trị cơ bản gồm thay đổi lối sống, vật lý trị liệu, tiêm khớp và mô mềm quanh khớp tổn thương sẽ giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng hiệu quả.

Tiêm khớp là một liệu pháp đã được áp dụng trong thực hành từ rất sớm, gắn liền với thực hành lâm sàng tiêu chuẩn trong nhiều năm. CHƯƠNG này nhằm mục đích cung cấp phương pháp tiếp cận hiện đại, dựa trên bằng chứng đối với tiêm vào mô mềm và khớp, đồng thời mô tả các kỹ thuật đơn giản nhưng hiệu quả trong việc quản lý các bất thường hay gặp ở cổ tay và bàn tay.

Kỹ thuật tiêm mô mềm và khớp được thảo luận trong CHƯƠNG này có thể được thực hiện bởi các bác sĩ đa khoa / gia đình, chỉnh hình, Bs điều trị đau, thấp khớp, xạ trị và vật lý trị liệu. Điều này chứng tỏ không cần tới kiến thức giải phẫu lâm sàng quá chuyên sâu hoặc kỹ năng thực hiện thủ thuật của chuyên gia, chúng ta vẫn hoàn toàn có thể thực hiện các mũi tiêm này dưới hướng dẫn hình ảnh (Hộp 3.1).

2. HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY

Hội chứng ống cổ tay (CTS) là một bệnh lý thần kinh do chèn ép dây thần kinh giữa khi nó đi qua ống cổ tay (Hình 3.1). Đây là bệnh lý chèn ép dây thần kinh phổ biến nhất. Các triệu chứng ban đầu của CTS bao gồm tê bì, ngứa ran và đau (tăng lên vào ban đêm) ở ngón tay cái, ngón 2 và 3, và nửa bên (xương) quay của ngón 4. Bệnh nhân đôi khi cũng phàn nàn về tình trạng nóng ran ở cổ – bàn tay, các hoạt động cũng không được linh hoạt như trước. Trong giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường xuất hiện vào ban đêm khi nằm xuống và thuyên giảm vào ban ngày. Bệnh nhân để ý thấy mỗi khi xuất hiện triệu chứng, đập nhẹ vào tay và cổ tay thì lập tức thấy đỡ. Khi bệnh tiến triển thêm một thời gian, các triệu chứng cũng có thể xuất hiện bào ban ngày, đặc biệt là với một số hoạt động như vẽ, đánh máy hoặc chơi trò chơi điện tử. Ở mức độ nặng, triệu chứng xuất hiện thường xuyên bất kể ngày đêm.

Hình 3.1 Đánh dấu vị trí xuất chiếu của ống cổ tay và thần kinh giữa.
Hình 3.1 Đánh dấu vị trí xuất chiếu của ống cổ tay và thần kinh giữa.

 

HỘP 3.1 Hướng dẫn chuẩn bị tiêm khớp cổ tay / bàn tay
Vị trí Chăm sóc ban đầu?a Hướng dẫn hình ảnh? TAHP?a
CTS Có thể cần
De Quervain’s Có thể cần
1st CMCJ Màn huỳnh quang tăng sáng
Ngón tay bật Không
Chú thích: TAHP. Chuyên gia y tế được đào tạo bài bản; CMCJ, Khớp cổ bàn tay; USG, Hướng dẫn siêu âm.

a Những mũi tiêm này nên được thực hiện bởi những Bs chuyên ngành sâu, được đào tạo bài bản để thực hiện tiêm khớp.

3. NGUYÊN NHÂN

CTS hình thành do nhiều yếu tố. Nguyên nhân cụ thể vẫn chưa được biết, nhưng rất có thể là các bất thường làm tăng áp lực trong ống cổ tay, dẫn đến cản trở tuần hoàn về. Điều này dẫn tới tình trạng phù nề, co thắt và thiếu máu cục bộ cho dây thần kinh giữa, làm ảnh hưởng tới chức năng axon. Hơn nữa, trong số 9 gân cơ gấp đi qua ống cổ tay, tất cả đều có khả năng bị viêm và chèn ép dây thần kinh giữa. Bệnh nhân CTS có thể do bệnh nghề nghiệp, bao gồm những người sử dụng máy tính trong thời gian dài, công nhân xây dựng (đặc biệt là những người sử dụng thiết bị có rung động) và bất kỳ nghề nghiệp nào khác đòi hỏi phải vận động thường xuyên, lặp đi lặp lại các khớp cổ tay.

Chẩn đoán CTS dựa trên bệnh sử, khám lâm sàng, và đo dẫn truyền thần kinh. Không có tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán CTS. Chèn ép trực tiếp dây thần kinh giữa, test Phalen và dấu Tinel là những chỉ điểm lâm sàng phổ biến nhất được các bác sĩ trên toàn thế giới sử dụng. Độ nhạy và độ đặc hiệu của các xét nghiệm này có thể thay đổi. Lợi ích và giá trị của điện chẩn trong CTS cũng được đưa ra cân nhắc. Bằng chứng tốt nhất hiện tại cho thấy rằng sự kết hợp giữa chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán điện đối với CTS có thể xác định chẩn đoán tốt hơn so với các nghiệm pháp đơn lẻ. Mặt khác, việc đo dẫn truyền thần kinh ở tất cả các bệnh nhân nghi ngờ mắc CTS có thể làm chậm trễ công tác điều trị, kéo theo chi phí bổ sung đáng kể. Do đó, tác giả dành những nghiên cứu về dẫn truyền thần kinh cho những trường hợp cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác.

4. CÁCH ĐIỀU TRỊ

Phương pháp điều trị triệt để duy nhất cho CTS là phẫu thuật giải ép, giải phóng dây thần kinh giữa. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu, chúng ta vẫn có thể áp dụng những phương pháp không phẫu thuật để làm chậm tiến triển bệnh.

Điều trị bảo tồn bao gồm sử dụng nẹp cố định, thay đổi lối sống, vật lý trị liệu, sử dụng thuốc chống viêm và tiêm steroid tại chỗ.

Cơ chế hoạt động của corticosteroid là giảm viêm và sưng tấy trong ống cổ tay. Bằng chứng từ bài báo tổng quan trên Cochrane cho thấy có sự cải thiện ngắn hạn các triệu chứng sau khi tiêm steroid điều trị CTS. Tác dụng sau khoảng thời gian này vẫn chưa được chứng minh.

5. KỸ THUẬT TIÊM STEROID ĐIỀU TRỊ CTS

Nên cung cấp cho bệnh nhân một tờ thông tin trước khi tiêm ste- roid (Video 3.1). Đặt bàn tay và cổ tay của bệnh nhân trên một bề mặt cứng chẳng hạn như bàn khám bệnh. Hình 3.1 là hình chiếu của ống cổ tay và dây thần kinh giữa trên bề mặt da. Xác định các mốc giải phẫu mặt gan bàn tay, bao gồm gân cơ gan tay dài và đầu gần nếp gấp cổ tay. Có thể dễ dàng xác định vị trí của gân cơ gan tay dài bằng cách yêu cầu bệnh nhân làm động tác đối chiếu ngón cái để lộ ra đầu gân ngay dưới da (Hình 3.2). Điểm đưa kim là vị trí giao thoa của gân cơ gan bàn tay dài với đầu gần nếp gấp cổ tay ở phía trụ (Hình 3.3). Một số bệnh nhân không có cơ gan tay dài, và nếu trường hợp này xảy ra, vị trí tiêm là ngay phía trụ của đường dọc giữa cổ tay, hoặc về phía trụ của gân gấp cổ tay quay. Xác định vùng cần tiêm, điểm vào và hướng đi của kim. Làm sạch da bằng chất sát trùng và để khô. Dùng ống tiêm thể tích 5ml. Các thành phần tiêm được pha trộn: 1 mL (40 mg) steroid (Kenalog) và 2 mL thuốc tê cục bộ (ligno- caine 1%). Tổng thể tích có thể thay đổi nhưng cố gắng không tiêm quá 5 mL. Đặt đầu kim ở phía trụ của gân cơ gan tay dài, ngang với đầu gần nếp gấp cổ tay (vị trí ngay miệng ống cổ tay). Đưa kim vào sâu khoảng 5 mm-8 mm (tùy thuộc vào lớp mỡ dưới da) theo hướng của ống cổ tay. Luôn hút dịch trước khi tiêm. Không tiếp tục đẩy pittong nếu cảm nhận thấy kháng lực. Nếu bị đau dữ dội khi tiêm, hãy định vị lại vị trí kim. Sau khi tiêm, rút kim và xoa bóp nhẹ nhàng chỗ tiêm để dung dịch phân bố đều và băng vô trùng lại. Nên dùng kim màu xanh dương hoặc cam (kích cỡ kim). Bệnh nhân nên được theo dõi sau tiêm 30 phút trong phòng thủ thuật hoặc được ra ngoài nhưng phải có người lớn đi kèm để theo dõi những bất thường sau tiêm. Hầu hết bệnh nhân cho biết các triệu chứng được cải thiện trong vòng 2 tuần sau khi tiêm.

Hình 3.1 Đánh dấu vị trí xuất chiếu của ống cổ tay và thần kinh giữa.
Hình 3.1 Đánh dấu vị trí xuất chiếu của ống cổ tay và thần kinh giữa.
Hình 3.2 Cách xác định gân cơ gan tay dài.
Hình 3.2 Cách xác định gân cơ gan tay dài.
Hình 3.3 Vị trí đưa kim (dấu chấm) để tiêm corticoid điều trị CTS.
Hình 3.3 Vị trí đưa kim (dấu chấm) để tiêm corticoid điều trị CTS.

6. BIẾN CHỨNG TIÊM CORTICOID

Bệnh nhân có thể bị đỏ, sưng và đau sau khi tiêm, nhưng thường tự hết sau 2 đến 3 tuần. Đã có những trường hợp tiêm làm tổn thương gân và mạch máu. Do đó, nắm kiến thức tốt về giải phẫu vùng là rất quan trọng để tránh rủi ro. Cách đặt kim có tầm quan trọng đặc biệt vì nếu tiêm vào trong dây thần kinh thì lập tức sẽ xuất hiện phản ứng viêm ở bao dây thần kinh giữa. Điều này sẽ làm các triệu chứng tồn tại dai dẳng và dẫn tới tổn thương đáng kể của dây thần kinh giữa. Các nghiên cứu mô học và nghiên cứu vi tuần hoàn thần kinh đã chỉ ra rằng steroid có thể gây độc cho thần kinh.

7. VIÊM HẸP BAO GÂN DE QUERVAIN

Viêm hẹp bao gân De Quervain là một tình trạng đau nhức ở gốc ngón tay cái và cổ tay được đặc trưng bởi sự dày lên của lớp vỏ bọc của gân dạng dài ngón cái (APL) và gân duỗi ngắn ngón cái (EPB). Những đường gân này bắt chéo dưới mạc giữ gân cơ duỗi ở khoang đầu tiên ở mặt lưng của cổ tay. Bệnh lý này được đặt theo tên của bác sĩ Thụy Sĩ De Quervain, người đầu tiên mô tả một loạt trường hợp 5 bệnh nhân vào năm 1895. Các yếu tố nguy cơ bao gồm lao động chân tay sử dụng bàn tay nhiều hoặc làm việc nặng và mang thai. Bệnh nhân thường vào viện vì triệu chứng đau ở mỏm trâm quay khi vận động cổ tay và ngón tay cái. Khi khám lâm sàng, có biểu hiện đau ở mặt ngoài của cổ tay và thử test Finkelstein dương tính (nghiêng cổ tay sang bên trụ trong khi đang nắm ngón tay cái thì xuất hiện đau).

8. ĐIỀU TRỊ VIÊM BAO GÂN DE QUERVAIN

Điều trị không phẫu thuật bao gồm nghỉ ngơi, nẹp và vật lý trị liệu. Tiêm corticosteroid là phương pháp điều trị chính cho những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nói trên. Các phương pháp điều trị khác bao gồm châm cứu, tiêm acid hyaluronic, phẫu thuật mở gân qua da có hướng dẫn siêu âm, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu và liệu pháp prolotherapy. Phẫu thuật giải phóng khoang gân duỗi được chỉ định khi các phương pháp trước đó không có hiệu quả, được coi là biện pháp điều trị cuối cùng. Một số thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã chỉ ra rằng tiêm corticosteroid giúp cải thiện các triệu chứng, giảm đau và phục hồi chức năng khi điều trị bệnh De Quervain so với các biện pháp không phẫu thuật khác.

9. KỸ THUẬT TIÊM CORTICOID

 Việc tiêm steroid có thể được thực hiện có hoặc không có hướng dẫn của siêu âm (Video 3.2). Tuy nhiên sử dụng siêu âm sẽ làm tăng độ chính xác của vị trí tiêm. Phương pháp tiêm steroid ‘mù’ không cần sử dụng siêu âm cũng rất hiệu quả (tới 70% bệnh nhân giảm đau sau một đến hai lần tiêm).

Có thể tiêm ngay tại phòng thủ thuật ở các phòng khám. Mục đích của việc tiêm là đưa steroid vào bao gân của APL và EPB trong khoang gân duỗi đầu tiên dưới mạc giữ gân cơ duỗi.

Đặt mặt trụ của tay xuống bàn, lực trọng trường sẽ kéo cổ tay về phía trụ, để lộ ra mặt quay của cổ tay và hõm lào rõ ràng hơn.

Xác định các mốc giải phẫu quan trọng: đầu của mỏm trâm quay, và các gân EPB và APL (Hình 3.4). Xác định khu vực được tiêm, điểm đặt kim và hướng đi của kim (từ ngoại vi về trung tâm). Làm sạch vùng hõm lào bằng chất sát trùng và để khô. Nạp vào ống tiêm steroid và thuốc gây tê cục bộ, tổng thể tích khoảng 3 mL (thể tích có thể thay đổi nhưng không tiêm quá 5 mL).

Hình 3.4 Đánh dấu các mốc giải phẫu: APL, EPB, mỏm trâm quay và EPL (gân duỗi dài ngón cái)
Hình 3.4 Đánh dấu các mốc giải phẫu: APL, EPB, mỏm trâm quay và EPL (gân duỗi dài ngón cái)

Điểm đặt kim cách mỏm trâm quay khoảng 1cm về phía trung tâm, đi hướng về vị trí của bao gân EPB và APL, hướng đi song song với gân. Dùng kim xanh đi vào sâu đoạn 1-2 cm, nhưng đầu kim vẫn ở nông, ngay dưới bề mặt da (Hình 3.5). Hút và tiêm 3 mL dung dịch trên một diện tròn bán kính khoảng 1 cm. Rút kim tiêm và xoa bóp nhẹ nhàng chỗ tiêm để dung dịch phân bố đều rồi băng bó vô trùng.

Hình 3.5 Kỹ thuật tiêm điều trị viêm bao gân De Quervain’s.
Hình 3.5 Kỹ thuật tiêm điều trị viêm bao gân De Quervain’s.

Hầu hết bệnh nhân cho biết triệu chứng thuyên giảm trong vòng 10 ngày sau khi tiêm. Khả năng thất bại khi tiêm cao hơn ở những bệnh nhân béo phì và những bệnh nhân có giải phẫu bất thường. Theo nguyên tắc chung, nếu mũi tiêm đầu tiên không có tác dụng rõ rệt, bệnh nhân nên được chuyển đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tư vấn. Cũng nên xem xét chẩn đoán phân biệt là viêm khớp cổ bàn tay ngón cái và hội chứng intersection trước khi tiêm mũi thứ hai. Nên tránh tiêm nhiều lần. Nếu hai lần tiêm steroid thất bại và chắc chắn bệnh nhân được chẩn đoán De Quervain, thì nên phẫu thuật.

10. THOÁI HÓA KHỚP CỔ BÀN TAY NGÓN CÁI

Viêm khớp cổ bàn ngón 1 là tình trạng đau nhức phổ biến của tuổi già, phổ biến hơn ở phụ nữ trong độ tuổi từ 50 đến 70. Các triệu chứng chính của thoái hóa khớp cổ bàn ngón 1 (1st CMCJ OA) là tình trạng đau và cứng gốc ngón cái. Đây là ngón đóng vai trò rất quan trọng, tạo điều kiện cho các cử động cầm nắm và véo.

Các dấu hiệu khi thăm khám bao gồm đau khi ấn CMCJ, hạn chế biên độ vận động, tiếng lạo xạo khớp, hình thành các chồi xương, mỏ xương và ngón tay cái nghiêng về phía xương quay do sai khớp cổ bàn ngón tay. Những thay đổi trên ảnh chụp X quang của 1st CMCJ OA chủ yếu là hẹp ổ khớp ở các mức độ nặng khác nhau và xơ xương quanh khớp bị tổn thương. Dựa trên hình ảnh Xquang có thể chia thoái hóa 1st CMCJ OA thành 4 cấp độ khác nhau.

11. NGUYÊN NHÂN

Căn nguyên dẫn tới 1st CMCJ OA rất phức tạp. Nhưng chủ yếu xuất phát từ sự lỏng lẻo của các dây chằng quanh khớp cổ bàn ngón tay dẫn tới sự mất ổn định của khớp và hậu quả là bán trật/trật khớp. Theo thời gian, chúng gây nên tình trạng thoái hóa khớp.

12. ĐIỀU TRỊ

Điều trị 1st CMCJ OA có thể áp dụng các phương pháp phẫu thuật và không phẫu thuật. Có nhiều phương pháp phẫu thuật đã được sử dụng trong những năm qua, nhưng phương pháp chính là phẫu thuật cắt bỏ xương thang có hoặc không kèm theo tái tạo dây chằng liên quan, mặc dù tái tạo chúng có thể không đem lại quá nhiều lợi ích. Các phẫu thuật khác có thể lựa chọn là thay khớp hoặc đóng cứng khớp. Điều trị cơ bản bao gồm điều chỉnh vận động ngón cái, thuốc giảm đau và chống viêm đường uống, vật lý trị liệu, châm cứu và nẹp cố định ngón tay cái. Khi các phương pháp điều trị đầu tay này không còn kiểm soát được các triệu chứng, có thể xem xét tiêm nội khớp. Chỉ với một lần tiêm corticosteroid có thể giúp cái thiện đáng kể tình trạng đau và chức năng bàn tay. Thời gian cải thiện triệu chứng có thể thay đổi đáng kể, và mức độ cải thiện đạt được không liên quan đến giai đoạn trên phim X quang. Một số bác sĩ phẫu thuật thích sử dụng axit hyaluronic thay vì steroid.

13. KỸ THUẬT TIÊM

Đặt phần trụ của cánh tay tay nằm trên bề mặt cứng, bộc lộ phần nền ngón cái và các mốc giải phẫu chính (Video 3.3). Xác định phần gốc ngón tay cái bằng cách sờ dọc từ đầu xa tới đầu gần ngón cái cho tới khi cảm thấy một cấu trúc mềm hơn xương, đó là 1st CMCJ (Hình 3.6). Khử trùng da bằng thuốc sát trùng và để khô. Nạp vào ống tiêm 5 mL 40 mg Kenalog (1 mL) steroid và 2 mL thuốc tê (lignocaine 1%).

Hình 3.6 Mốc giải phẫu: MC: gốc ngón cái và RS: mỏm trâm quay.
Hình 3.6 Mốc giải phẫu: MC: gốc ngón cái và RS: mỏm trâm quay.

Xác định lại vị trí khớp. Đưa kim hướng về phía gốc ngón cái từ vị trí ngay trên mỏm trâm quay như Hình 3.7. Đưa kim sâu khoảng 5mm tới 1cm. Hút và bơm thuốc tiêm, chú ý nếu đầu kim nằm trong khớp thì sẽ không cảm giác có sức cản khi tiêm.

Hình 3.7 Điểm đặt kim và hướng kim để tiêm khớp cổ - bàn tay ngón 1.
Hình 3.7 Điểm đặt kim và hướng kim để tiêm khớp cổ – bàn tay ngón 1.

 

14. NGÓN TAY BẬT

Ngón tay bật là một bệnh lý thông thường của ngón tay, do viêm dẫn tới thu hẹp ròng rọc A1, gây đau, nhói, kẹt và thậm chí mất vận động của ngón tay bị ảnh hưởng.

15. NGUYÊN NHÂN

Mặc dù nó có thể xảy ra ở bất cứ ai, ngón tay bật thường gặp ở người tiểu đường và ở phụ nữ, thường là trong độ tuổi 50 – 60. Triệu chứng ban đầu của bệnh lý này thường là hiện tượng bật nhẹ không đau (thay vì gấp duỗi bình thường thì đột ngột gấp và duỗi) khi vận động ngón tay. Khi tình trạng viêm kéo dài, hiện tượng bật ngày càng xuất hiện thường xuyên và gây đau cả khi gập và duỗi, và có thể xảy ra ở vị trí khớp bàn ngón (MCP) hoặc khớp liên đốt gần. Nếu viêm tiến triển, có thể sờ thấy một nốt gồ lên trên ở khớp MCP trong lòng bàn tay do tình trạng phù nề tổ chức. Bệnh nhân có thể thấy tại vị trí khớp MCP xuất hiện tình trạng cứng hoặc sưng vào buổi sáng, hoặc thậm chí khi thức dậy không thể vận động ngón tay, nhưng dần dần sẽ vận động được. Bệnh nhân cũng có thể có yếu tố nguy cơ là chấn thương mới xảy ra tại vị trí khớp ảnh hưởng. Bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể bị gấp ngón tay hoàn toàn mà không thể duỗi lại ra được. Có thể hiểu được điều này vì các cơ gấp ngón đủ sức chống lại tình trạng viêm và hẹp của ròng rọc A1, trong khi các cơ duỗi thì không. Chẩn đoán thường khá đơn giản, nhưng các bệnh lý khác như gãy xương, khối u hoặc chấn thương mô mềm khác phải được loại trừ.

16. ĐIỀU TRỊ

Phương thức điều trị bao gồm nẹp, tiêm corticosteroid hoặc phẫu thuật. Tiêm corticosteroid ở đáy ròng rọc A1 thường là phương pháp điều trị đầu tiên ở hầu hết các bệnh nhân, và đã cho thấy hiệu quả rõ rệt. Bệnh nhân chỉ được chỉ định nẹp nếu từ chối tiêm corticoid.

17. LIỆU CORTICOID CÓ HIỆU QUẢ?

Rủi ro sau khi tiêm là khá thấp. Biến chứng chính là tình trạng đau tại vị trí tiêm, tuy nhiên chúng sẽ tự hết. Các biến chứng khác rất hiếm gặp, như teo da hoặc mô dưới da, giảm sắc tố da, nhiễm trùng bao gân gấp và đôi khi có thể đứt gân cơ gấp. Mức đường huyết sẽ thất thường trong tối đa 1 tuần sau khi tiêm ở bệnh nhân tiểu đường. Tiêm cortico- steroid với lidocain có hiệu quả hơn lidocain đơn thuần sau 4 tuần (nguy cơ tương đối = 3,15; khoảng tin cậy 95%, 1,34 đến 7,40) trong một vài nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng với 63 người tham gia (34 bệnh nhân được lựa chọn để tiêm corticosteroid và lidocain (Xylocaine), và 29 bệnh nhân chỉ được tiêm lidocain). Không có tác dụng phụ nào được ghi nhận.

18. KỸ THUẬT TIÊM

Tiêm corticosteroid tốt nhất là tiêm tại phòng thủ thuật (Video 3.4). Mục đích là đưa steroid vào khoảng không giữa ròng rọc A1 và gân cơ gấp, tránh tiêm vào gân. Sau khi giải thích chi tiết về quy trình, rủi ro và lợi ích của nó, hãy đặt bàn tay của bệnh nhân lên một bề mặt phẳn, bộc lộ bàn tay và gốc các ngón tay. Sờ các mốc giải phẫu của gân gấp dọc theo ròng rọc A1. Có thể sờ thấy nốt bật nằm bên trong gân cơ gấp. Xác định bề mặt của ròng rọc A1 (đánh dấu như trong Hình 3.8) và đầu gần của ròng rọc A1 (gần với nếp gấp lòng bàn tay – hình 3.8). Đây là điểm đưa kim. Làm sạch da bằng thuốc sát trùng và để khô. Nạp vào ống tiêm 2 mL với 1 mL steroid (Kenalog) và 1 mL thuốc gây tê cục bộ (lignocaine 1%). Dùng kim màu cam đâm mạnh vào da theo hướng đi gân cơ gấp từ vị trí đầu gần ròng rọc A1. Tiến kim sâu khoảng 5 mm để tránh đầu kim đi vào tổ chức gân (Hình 3.9). Nhưng xác định xem liệu kim đã vào tới bao gân chưa thì khá là khó. Lúc này có thể yêu cầu bệnh nhân gấp duỗi ngón tay, và kiểm tra xem kim có di chuyển theo ngón tay hay không. Rút dần kim ra cho đến khi kim ngừng di chuyển theo ngón tay, hút và tiêm steroid vào vùng ròng rọc A1. Cuối cùng, đắp một miếng băng vô trùng lên vết tiêm.

Hình 3.8 Vị trí của ròng rọc A1.
Hình 3.8 Vị trí của ròng rọc A1.
Hình 3.9 Hướng kim khi tiêm để điều trị ngón tay bật.
Hình 3.9 Hướng kim khi tiêm để điều trị ngón tay bật.

Hầu hết bệnh nhân cho biết triệu chứng sẽ thuyên giảm trong vòng 10 ngày sau khi tiêm. Nếu tái phát, cần được tiêm thêm một mũi nữa hoặc phẫu thuật giải phóng ròng rọc A1. Lần tiêm thứ hai thường có khả năng thành công bằng một nửa so với lần điều trị ban đầu. Mặt khác, phẫu thuật hầu như luôn thành công với tỷ lệ biến chứng thấp.

Phẫu thuật ngón tay cò súng đòi hỏi phải giải phóng ròng rọc A1 dưới gây tê cục bộ, và Bs thực hiện phải có chuyên môn tốt.

19. TỔNG KẾT

TỔNG KẾT
TỔNG KẾT

20. TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Atroshi I, Flondell M, Hofer M, Ranstam J. Methylprednisolone injec- tions for the carpal tunnel syndrome: A randomized, placebocontrolled Ann Intern Med. 2013; 159(5):309–17.
  2. Chen PC, Chuang CH, Tu YK, Bai CH, Chen CF, Liaw M. A Bayesian net- work meta-analysis: Comparing the clinical effectiveness of local corti- costeroid injections using different treatment strategies for carpal tun- nel BMC Musculoskelet Disord. 2015 November; 16:363.
  3. Burton C, Chesterton LS, Davenport Diagnosing and managing carpal tunnel syndrome in primary care. Br J Gen Pract. 2014 May; 64(622):262–3.
  4. Ashraf MO, Devadoss Systematic review and meta-analysis on ste- roid injection therapy for de Quervain’s tenosynovitis in adults. Eur J Or- thop Surg Traumatol. 2014 February; 24(2):149–57.
  5. Peters-Veluthamaningal C, van der Windt DA, Winters JC, Me boom-de Jong Corticosteroid injection for de Quervain’s tenosynovitis Cochrane Database Syst Rev. 2009 July; (3):CD005616.
  6. Cavaleri R, Schabrun SM, Te M, Chipchase Hand therapy versus cor- ticosteroid injections in the treatment of de Quervain’s disease: A sys- tematic review and meta-analysis. J Hand Ther. 2016 January–March; 29(1):3–11.
  7. Aebischer B, Elsig S, Taeymans Effectiveness of physical and occupa- tional therapy on pain, function and quality of life in patients with tra- peziometacarpal osteoarthritis – A systematic review and metaanalysis. Hand Ther. 2016 March; 21(1):5–15.
  8. Fowler A, Swindells MG, Burke Intra-articular corticosteroid injections to manage trapeziometacarpal osteoarthritis – A systematic re view. Hand (NY). 2015 December; 10(4):583–92.
  9. Hamasaki T, Lalonde L, Harris P, Bureau NJ, Gaudreault N, Ziegler D, Choinière M. Efficacy of treatments and pain management for tra- peziometacarpal (thumb base) osteoarthritis: Protocol for a systematic BMJ Open. 2015 October; 5(10).
  10. Ryzewicz M, Wolf JM. Trigger digits: Principles, management, and J Hand Surg Am. 2006 January; 31(1):135–46.
  11. Chambers RG Corticosteroid injections for trigger finger. Am Fam Physician. 2009 September; 80(5):454.
  12. Peters-Veluthamaningal C, van der Windt DA, Winters JC, Mey- boom-de Jong B. Corticosteroid injection for trigger finger in adults. Co- chrane Database Syst 2009 January; (1):CD005617.

Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề

Kim Chi Nguyễn Thị

Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.