Những người lớn tuổi được điều trị bệnh Graves bằng phương pháp cắt toàn bộ tuyến giáp ở Hoa Kỳ có nguy cơ phát triển suy tuyến cận giáp thấp, theo kết quả từ 1 nghiên cứu thuần tập dựa trên dân số lớn.
Nguy cơ suy tuyến cận giáp vĩnh viễn trên người lớn tuổi có bệnh Graves được điều trị bằng phẫu thuật cắt tuyến giáp là thấp và do đó, những lo ngại về biến chứng này sẽ không ngăn cản các bác sĩ lâm sàng và bệnh nhân tìm kiếm biện pháp xử trí phẫu thuật nếu đó là lựa chọn điều trị tốt nhất, theo tác giả Carolyn Seib, MD, Trường Y Đại học Stanford, California.
Tỷ lệ 2,3% suy tuyến cận giáp mà Seib cùng cộng sự phát hiện thấp hơn nhiều so với tỷ lệ được quan sát thấy trong các nghiên cứu gần đây khác, báo cáo tỷ lệ suy tuyến cận giáp vĩnh viễn sau khi cắt tuyến giáp cao từ 12,5% đến 15%. Tuy nhiên, các nghiên cứu từ số trung tâm chọn lọc có số lượng lớn thấy tỷ lệ tương tự như tỷ lệ được báo cáo trong nghiên cứu hiện tại.
Kết quả là rất quan trọng vì những lo ngại suy tuyến cận giáp sau khi cắt bỏ tuyến giáp là đủ nghiêm trọng thường hướng dẫn các quyết định điều trị.
Suy tuyến cận giáp là 1 trong những biến chứng chính mà bệnh nhân có thể gặp phải sau phẫu thuật cắt tuyến giáp, ngoài việc tổn thương dây thần kinh thanh quản tái phát và chảy máu gây tụ máu cổ, và lo ngại về biến chứng này có thể ảnh hưởng khá nhiều đến quyết định điều trị do suy tuyến cận giáp gây khó chịu đối với bệnh nhân.
Nếu tỷ lệ này cao tới 12% hoặc 15%, mà các nghiên cứu gần đây ghi nhận, thì đó chắc chắn sẽ là lý do tránh phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp đối với các tình trạng có các lựa chọn điều trị khác.
Mặc dù dùng thuốc là 1 lựa chọn được khuyến cáo đối với bệnh Graves, bệnh này được đặc trưng bởi cường giáp do các tự kháng thể lưu hành, nhưng cắt toàn bộ tuyến giáp đôi khi được ưu tiên hơn do hiệu quả và tỷ lệ tái phát thấp.
Tuy nhiên, với 1 số nghiên cứu thấy tăng nguy cơ phát triển suy tuyến cận giáp vĩnh viễn khi cắt tuyến giáp, có những lo ngại việc sử dụng phẫu thuật trên người lớn tuổi.
Rất ít nghiên cứu tập trung đặc biệt vào tỷ lệ suy tuyến cận giáp ở người lớn tuổi có bệnh Graves được điều trị bằng phương pháp cắt bỏ tuyến giáp, điều này hạn chế khả năng của bệnh nhân và bác sĩ của họ trong việc đặt những kỳ vọng thích hợp với rủi ro của phẫu thuật.
Seib cungd các đồng nghiệp đánh giá số liệu từ các báo cáo của Medicare từ năm 2007 đến năm 2017.
Nghiên cứu loại trừ những người có ung thư tuyến giáp trước phẫu thuật hoặc những người được kê đơn calcitriol trước phẫu thuật hoặc hormone tuyến cận giáp tái tổ hợp.
Trong số 4629 bệnh nhân được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp vì bệnh Graves trong thời gian nghiên cứu (tuổi trung bình, 72,8 tuổi), 105 (2,3%) phát triển suy tuyến cận giáp vĩnh viễn, được xác định bằng hồ sơ việc sử dụng dai dẳng calcitriol hoặc hormone tuyến cận giáp tái tổ hợp (1-84) 6 đến 12 tháng sau khi cắt bỏ tuyến giáp.
So với những người không phát triển suy tuyến cận giáp vĩnh viễn, những người đã lớn tuổi hơn, với tuổi trung bình là 74,2 so với 72,8 tuổi.
Sau khi điều chỉnh đa biến, tuổi già vẫn là đặc điểm duy nhất liên quan độc lập với suy tuyến cận giáp vĩnh viễn (OR, 1,78; tuổi ≥ 76 tuổi so với 66-75 tuổi).
Nguy cơ cao hơn có thể là kết quả của bệnh lý tồi tệ hơn ở những bệnh nhân lớn tuổi đó.
Do những bệnh nhân lớn tuổi có bệnh Graves nói chung ít có khả năng được điều trị bằng phẫu thuật cắt tuyến giáp hơn so với thuốc kháng giáp hoặc iốt phóng xạ, nguy cơ suy tuyến cận giáp tăng lên ở nhóm này có thể liên quan đến bệnh lý nặng hơn.
Các nghiên cứu nêu lên nguy cơ suy tuyến cận giáp cao hơn khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp được thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật ít kinh nghiệm, khối lượng thấp.
Tỷ lệ bệnh là thấp ở Hoa Kỳ, ngay cả khi xem xét các ca phẫu thuật được thực hiện bởi 1 nhóm bác sĩ phẫu thuật không đồng nhất.
Tên bài:
Hypoparathyroidism Rates Low After Thyroidectomy for Graves Disease
Nancy A. Melville
October 14, 2021
Medscape.com
Link: http://www.medscape.com/viewarticle/960909