Hội chứng cổ vai cánh tay: Triệu chứng, Cách điều trị và Phòng ngừa

Hội chứng cổ vai cánh tay là gì?

Hội chứng cổ vai cánh tay (Cervical scapulohumeral syndrome), tên gọi khác là hội chứng vai cánh tay (scapulohumeral syndrome) hay bệnh lý rễ tủy cổ (cervical radiculopathy), là bệnh lý liên quan đến rối loạn chức năng của các dây thần kinh ở cột sống cổ hay tủy cổ.

Cột sống cổ ở người bao gồm bảy đốt sống đầu tiên kể từ trên xuống , cột sống bao bọc và che chắn cho tủy sống, nâng đỡ và kết nối hộp sọ.

Ảnh minh họa Hội chứng cổ vai cánh tay
Ảnh minh họa Hội chứng cổ vai cánh tay

Cấu trúc của cột sống cổ ngoài 7 đốt sống còn chứa nhiều thành phần giải phẫu khác nhau như cơ, các dây chằng và các khớp giữa 2 đốt sống. Chúng phối hợp với nhau thực hiện chức năng sống, giúp cơ thể vận động linh hoạt và cảm nhận được sự vật xung quanh được là nhờ có các đầu dây thần kinh truyền tín hiệu.

Các dây thần kinh bị thương tổn do cột sống cổ bị chấn thương, gây ra hội chứng cổ vai cánh tay. Bệnh lý này làm hạn chế khả năng vận động ở cổ, vai, cánh tay cho bệnh nhân, khiến họ cảm thấy đau đớn, khó chịu, tê bì, mất cảm giác mặc dù không phải bệnh lý viêm.

Triệu chứng của hội chứng cổ vai cánh tay

Triệu chứng của mọi bệnh nhân mắc hội chứng cổ vai cánh tay đó là đau, tê, khó chịu và suy nhược cơ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh, thời gian mắc bệnh và tiến triển của bệnh mà bệnh nhân có các dấu hiệu cụ thể như:

  • Hội chứng cột sống cổ: Bệnh nhân có cảm giác đau nhiều ở cổ vai gáy, cơn đau âm ỉ, kéo dài, có thể chầm chậm lan xuống bả vai rồi đến cánh tay. Bệnh nhân thường  gặp nhiều hạn chế khi cử động cột sống cổ, một vài trường hợp bị vẹo cổ.
  • Hội chứng rễ thần kinh: Cơn đau bắt đầu từ vùng vai gáy lan lên vùng xương chẩm hoặc xuống vai và cánh tay, bàn tay, ngón tay. Mức độ đau tăng lên mỗi khi bệnh nhân có bất kì cử động nào ở cổ như xoay nhẹ, gật đầu,… Bệnh nhân cũng gặp nhiều vấn đề liên quan đến rối loạn vận động: vùng vai, cánh tay, bàn tay, các ngón tay có cảm giác rát bỏng, tê bì như có kiến bò trên da, yếu cơ, cánh tay, bàn tay có cảm giác không đủ sức để nhấc lên hay cầm nắm đồ vật.
  • Hội chứng tủy cổ: Cảm giác tê bì tăng lên, cử động của tay dù nhỏ cũng rất khó khăn, tay không còn cảm giác, mất đi sự dẻo dai. Nhược cơ (teo cơ). Bệnh lý kéo dài có thể khiến bệnh nhân liệt tứ chi, gặp khó khăn trong cả vấn đề bài tiết phân và nước tiểu.
  • Ngoài ra, có thể xuất hiện một vài triệu chứng toàn thân như sốt, cơ thể luôn có cảm giác lạnh, run,  ra nhiều mồ hôi vào ban đêm, sụt cân nhanh.
  • Biến chứng khi bệnh kéo dài là gây rối loạn thần kinh thực vật: Rối loạn thính giác, lãng tai, ù tai, rối loạn thị lực, rối loạn vận mạch.

Nguyên nhân gây ra hội chứng cổ vai cánh tay

Một số bệnh lý và hội chứng mà bệnh nhân mắc trước đó gây ảnh hưởng đến cột sống cổ, cụ thể hơn là gây chèn ép rễ/dây thần kinh cột sống cổ, không cho phép dòng điện di chuyển và truyền tín hiệu được, có thể dẫn đến cái chết của sợi thần kinh.

Nguyên nhân gây ra hội chứng cổ vai cánh tay
Nguyên nhân gây ra hội chứng cổ vai cánh tay
  • Bệnh lý phổ biến nhất gây hội chứng cổ vai cánh tay là thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa các khớp liên đốt và liên mỏm bên.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (chiếm tỉ lệ ít hơn 20-25%). Một vài bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đơn thuần hoặc kết hợp luôn với thoái hóa cột sống cổ.
  • Viêm khớp dạng thấp: Những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp ở cột sống cổ có thể bị suy giảm thần kinh dẫn đến đau tăng lên ở vùng chẩm.
  • Bệnh mạch máu não: Bệnh mạch máu não là một loại rối loạn cột sống cổ có thể gây liệt tứ chi.
  • Cột sống cổ dưới trục.
  • Một số nguyên nhân khác như: chấn thương sau tai nạn, va chạm mạnh, người vận động với cường độ cao, vận động sai tư thế, loãng xương hay các bệnh lý viêm cột sống cũng có thể dẫn đến hội chứng cổ vai cánh tay.

Đối tượng chủ yếu thường mắc hội chứng đau cổ tay vai gáy

  • Người cao tuổi: Khi già đi, các đĩa đệm cột sống chịu bất kỳ loại chấn động nào sẽ bị mòn làm tăng nguy cơ thoái hóa ở cột sống cổ.
  • Tính chất công việc phải ngồi nhiều liên tục ở người làm văn phòng, lái xe hoặc vận động tay, vai nhiều ở người lao động nặng cũng là yếu tố gia tăng khả năng mắc hội chứng đau cổ tay vai gáy.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến đốt sống cổ.
  • Người mắc dị tật bẩm sinh vùng cổ.

Chẩn đoán hội chứng cổ vai cánh tay bằng cách nào?

Bệnh nhân mắc hội chứng đau cổ tay vai gáy được các bác sĩ chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng.

Dấu hiệu lâm sàng: Các biểu hiện ở bệnh nhân mắc hội chứng đau cổ tay vai gáy khác nhau ở mỗi bệnh nhân tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Chẩn đoán hội chứng cổ vai cánh tay
Chẩn đoán hội chứng cổ vai cánh tay

Hội chứng cột sống cổ:

  • Bệnh nhân có cảm giác đau  ở vùng cổ gáy, cơn đau có thể khởi phát cấp tính ngay sau một va chạm mạnh hoặc ngay khi bệnh nhân thực hiện một động tác vận động cổ quá mức, sai tư thế vận động hoặc tự phát sau khi ngủ dậy. Cơn đau có thể xuất hiện từ từ, âm ỉ, kéo dài dai dẳng.
  • Bệnh nhân gặp hạn chế vận động cột sống cổ, vẹo cổ.
  • Khi ấn vào các gai sau, cạnh cột sống cổ tương ứng các rễ thần kinh thì bệnh nhân có cảm giác đau.

Hội chứng rễ thần kinh:

  • Bệnh nhân có cảm giác đau bắt đầu từ vùng gáy, rồi lan lên vùng chẩm và xuống vai, cánh tay, bàn tay. Cơn đau âm ỉ, nhưng tăng dần lên khi bệnh nhân có các cử động vùng cổ như xoay đầu, gật đầu.
  • Rối loạn vận động, cảm giác kiểu rễ: Bệnh nhân có cảm giác bỏng rát, khó chịu như có kiến bò bên trong, tê bì nhiều ở vùng vai, cánh tay, bàn tay và các ngón tay. Mất cảm giác, vận động khó khăn ở tay do nhược cơ.

Để đánh giá mức độ tổn thương rễ thần kinh cổ, các bác sĩ có thể để cho bệnh nhân thực hiện 1 trong các nghiệm pháp sau:

  • Dấu hiệu chuông bấm: Khi ấn điểm cạnh sống tương ứng với lỗ tiếp hợp, nếu bệnh nhân có rối loạn vận động, cảm giác kiểu rễ thì sẽ có cảm giác đau xuất hiện từ cổ lan xuống vai và cánh tay.
  • Nghiệm pháp Spurling: Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân ngồi hoặc nằm nghiêng đầu về bên đau, sau đó dùng tay mình ép lên đỉnh đầu bệnh nhân, nếu bệnh nhân có rối loạn vận động, cảm giác kiểu rễ thì sẽ có cảm giác đau xuất hiện, và mức độ đau tăng lên dần dần.
  • Nghiệm pháp dạng vai: Cảm giác đau, tê bì giảm dần khi bệnh nhân ngồi xuống và cho cánh tay bên đau đưa lên trên đầu và ra sau.
  • Nghiệm pháp kéo giãn cổ: Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân nằm ngửa, dùng tay giữ chẩm và cằm bệnh nhân kéo từ từ theo trục dọc, các triệu chứng đau cũng giảm nhanh.

Hội chứng tủy cổ tiến triển trong một thời gian dài.

  • Biểu hiện sớm: Cánh tay, bàn tay có cảm giác tê bì, suy nhược cơ, hai tay dần mất đi cảm giác, hạn chế vận động, đi lại khó khăn, nhanh mệt.
  • Biến chứng ở giai đoạn muộn tùy vị trí tổn thương: Có bệnh nhân liệt cả tay và chân, nhưng cũng có bệnh nhân chỉ liệt 2 tay, khó khăn khi đi đại, tiểu tiện.

Các dấu hiệu lâm sàng khác như:

  • Bệnh nhân có các dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật (đau đầu vùng chẩm, chóng mặt, lãng tai, ù tai, mờ mắt, mất thăng bằng khi đứng lên, mệt mỏi, đau nhức).
  • Nếu bệnh nhân có các dấu hiệu toàn thân như sốt cao, rét run, vã mồ hôi vào ban đêm, sụt cân,… cần phải đặc biệt lưu ý, chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý ác tính khác, nhiễm trùng.

Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng giúp bác sĩ chẩn đoán phân biệt hội chứng cổ vai cánh tay với các bệnh lý khác như viêm khớp vai, bệnh lý liên quan đến tủy sống, viêm màng não.

Xét nghiệm máu: Ít có giá trị chẩn đoán. Tuy nhiên thực hiện xét nghiệm công thức máu giúp các bác sĩ loại trừ được nguyên nhân gây đau ở bệnh nhân do nhiễm trùng, viêm, khối u.

  • Chụp X quang: Dựa vào hình ảnh chụp X- quang, bác sĩ có thể phát hiện những tổn thương cột sống cổ do nguyên nhân nào.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI thường được các bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân đau kéo dài (>4-6 tuần),  mức độ đau ngày càng tăng, bệnh tiến triển xấu, xuất hiện biến chứng ảnh hưởng đến khả năng vận động lâu dài, có dấu hiệu bệnh lý liên quan đến tủy sống hay nhiễm trùng, khối u.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan).
  • Điện cơ: Giúp bác sĩ phát hiện ra liệu các tín hiệu điện có được gửi đến từng cơ từ các dây thần kinh tương quan hay không, từ đó chẩn đoán phân biệt bệnh lý tủy cổ với bệnh lý rễ và dây thần kinh ngoại biên.

Phương pháp điều trị cho bệnh nhân mắc hội chứng cổ vai cánh tay

Lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân mắc hội chứng cổ vai cánh tay dựa trên các nguyên tắc sau:

  • Điều trị triệu chứng bệnh kết hợp với giải quyết nguyên nhân nếu có thể.
  • Nếu bệnh nhân có các triệu chứng ở mức độ nhẹ, các phương pháp điều trị như xoa bóp , tập thể dục và tránh căng thẳng sẽ đủ để giảm đau và áp lực, nhưng những bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng hơn phải kết hợp điều trị thuốc với các biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và các biện biện pháp không dùng thuốc khác dựa trên tình trạng chính xác của họ.
  • Chỉ định điều trị ngoại khoa khi cần thiết.
Điều trị hội chứng cổ vai cánh tay
Điều trị hội chứng cổ vai cánh tay

Các biện pháp không dùng thuốc

  • Bệnh nhân nên thay đổi thói quen sinh hoạt, không nên làm việc liên tục trong thời gian dài trong 1 tư thế cố định, luân phiên làm việc nghỉ ngơi hợp lý (tư thế ngồi làm việc đúng, không ngồi sử dụng máy tính liên tục, thỉnh thoảng đứng lên giải lao trong vài phút, …).
  • Nếu bệnh nhân có cảm giác đau ngay sau khi gặp chấn thương, va chạm, mức độ đau tăng lên, bệnh nhân nên hạn hạn chế cử động đốt sống cổ bằng cách dùng đai, nẹp cố định.
  • Tập thể dục, vận động cột sống cổ, vai, cánh tay, ngón tay với các bài tập thích hợp, cường độ nhẹ nhàng, chú ý giữ tư thế chuẩn.
  • Vật lý trị liệu: Sử dụng nhiệt lượng từ tia hồng ngoại hay các kích thích bằng xung điện, sóng siêu âm, kích thích cơ học như xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, giãn cơ tại các cơ sở điều trị vật lý và phục hồi chức năng giúp bệnh nhân giảm triệu chứng đi đáng kể.

Các phương pháp điều trị thuốc

Thuốc giảm đau: Paracetamol, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID

Thuốc giãn cơ: Eperisone, tolperisone .

  • Thuốc giảm đau thần kinh: Gabapentin, pregabalin
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Amitriptylin.
  • Vitamin nhóm B: Viên 3B tổng hợp (B1, B6, B12) hoặc dẫn chất B12 mecobalamin
  • Corticosteroid: Corticosteroid đường uống như prednisolone hay methylprednisolone.

Điều trị ngoại khoa

Nếu mức độ đau của bệnh nhân tăng mạnh, đã được điều trị nội khoa bằng thuốc và các liệu pháp vật lý trị liệu khác nhưng kết quả không mấy khả quan, xuất hiện biến chứng, bệnh tiến triển gây tổn thương thần kinh nặng, có dấu hiệu hiệu chèn ép tủy sống, bác sĩ có thể cân nhắc để bệnh nhân thực hiện các biện pháp sau:

  • Phẫu thuật chỉnh sửa cột sống để giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép tại các lỗ tiếp hợp bị hẹp, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm.
  • Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng.
  • Phong bế rễ thần kinh chọn lọc.
  • Đốt thần kinh cạnh hạch giao cảm cổ bằng sóng cao tần.

Phòng ngừa hội chứng đau cổ vai cánh tay

  • Xây dựng cho bản thân một lối sống khoa học.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng bằng các bài tập phù hợp. Tránh vận động quá mức gây chấn thương, va chạm.
  • Làm việc kết hợp nghỉ ngơi hợp lý, đứng lên thư giãn vùng cổ, xoay người, xoay tay, cánh tay, ngón tay, xoa bóp nhẹ vùng vai gáy nếu ngồi làm việc trong một khoảng thời gian dài.
  • Ngồi đúng tư thế, thẳng lưng, tránh cúi gập cổ trong thời gian dài.
  • Chế độ ăn uống đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều canxi, chất khoáng, các loại vitamin D, Kali cần thiết cho sự hấp thụ canxi.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời nếu có và tránh tình trạng tái phát bệnh, tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau khi chưa có sự sự đồng ý của bác sĩ.

Xem thêm:

Bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới: Triệu chứng, Phác đồ điều trị

Bệnh xơ vữa động mạch: Nguyên nhân, Cách điều trị và Phòng ngừa

Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.